Bị cảm khi mang thai khiến mẹ bầu gặp phải các tình trạng như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, thậm chí là ho, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Vậy bị cảm khi mang thai mẹ nên đi khám bác sĩ khi nào? Khi bị cảm mẹ bầu nên làm gì? Cùng tham khảo 7 bí quyết phòng ngừa cảm cúm hiệu quả dành cho mẹ nhé!

Nguyên nhân mẹ bầu thường bị cảm khi mang thai

Bị cảm gây hắt hơi nhiều, sổ mũi, viêm họng, ho… Với bà bầu, bị cảm khi mang thai không chỉ làm sức khỏe giảm sút mà còn khiến ảnh hưởng tới thai nhi nếu tình trạng này kéo dài.

Bạn đang xem: Cách chữa cảm cho bà bầu

Vì vậy, biết được nguyên nhân gây cảm sẽ giúp các mẹ chủ động phòng tránh bệnh hiệu quả. Nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm là do những yếu tố chủ quan và khách quan như sau:

Nguyên nhân chủ quan

Khi mang thai, nội tiết tố của chị em thay đổi dẫn đến hệ miễn dịch trở nên yếu hơn. Cơ thể của bà bầu trở nên nhạy cảm khi bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. 

Nguyên nhân khách quan

Do sự thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường sống xung quanh cũng khiến cho cơ thể mẹ dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, nếu như mẹ bầu tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm trong thời gian này thì cơ thể cũng có thể bị lây nhiễm chéo. Do virus gây cảm cúm từ nước bọt và đờm của người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác. 

Với những người bình thường hoàn toàn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt có thể chống lại những tác nhân lây truyền này. Tuy nhiên với cơ thể nhạy cảm, sức đề kháng kém của bà bầu thì rất dễ bị lây nhiễm.

*


Có thể bạn quan tâm:


Triệu chứng bị cảm khi mang thai thường gặp

Tìm hiểu được các triệu chứng cảm cúm khi mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu sớm phát hiện bệnh để đưa ra giải pháp chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của mẹ và bé.

Chị em bị cảm khi mang thai thường có triệu chứng đau họng kéo dài khoảng 1- 2 ngày. Đây chính là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất. Bên cạnh đó, bà bầu có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như ngạt mũi, hắt hơi liên tục. Một số mẹ bầu còn kèm theo triệu chứng sốt. Tuy nhiên, dấu hiệu này không mấy phổ biến và nếu có sốt thì thường chỉ sốt nhẹ.

Bị cảm khi mang thai khiến mẹ bầu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu và đau nhức người. Tình trạng mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của các mẹ.

Ngay thời điểm hiện tại, nếu như các mẹ bầu bị cảm sổ mũi, đau họng cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Hoặc có thể tham khảo ngay những phương án điều trị được gợi ý ở bài viết dưới đây.


*

Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng bị cảm khi mang thai khiến khó chịu


Bà bầu bị cảm nên làm gì?

Nên đi khám bác sĩ khi nào?

Nếu như mẹ bầu bị ho dai dẳng và có cảm giác mệt mỏi đến mức không thể nhấc nổi người hoặc bị sốt cao thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị. Một số bệnh nhân nếu bị thở dốc hoặc cảm thấy hoa mắt chóng mặt thì cũng nên đi khám ngay.

Không tự ý mua thuốc

Nhiều mẹ bầu thường cho rằng bị cảm cúm là căn bệnh thường xuyên rất hay gặp phải, không cần phải đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho các mẹ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. 

Bạn không nên tự ý mua thuốc khi chưa có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ. Bởi vì rất nhiều thành phần trong thuốc có thể gây nguy hại cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Các bác sĩ khuyên rằng, nếu các mẹ muốn giảm đau nhức, khó chịu do ho, cảm cúm thì có thể dùng thuốc trị cảm chuyên dùng cho bà bầu. 

Tuy nhiên, bạn nên tránh tuyệt đối aspirin vì loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ. Ibuprofen, codeine và các loại thuốc giảm đau khác, mẹ bầu cũng tuyệt đối không được sử dụng trong thời kỳ mang thai.


*

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc


Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu không nên tắm nước lạnh vì có thể khiến tình trạng cảm cúm nặng hơn. Thay vào đó, các mẹ nên dùng nước ấm để lau người, vệ sinh vùng kín. Mẹ có thể tắm nước ấm pha với vài giọt tinh dầu tràm và tắm nhanh rồi lau khô người.

Ngủ sớm và đủ giấc

Khi bị cảm, cơ thể mẹ bầu sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để mẹ bầu có thể lấy lại tinh thần và thể lực. Ngủ không đủ giấc và không được nghỉ ngơi sẽ khiến cho tình trạng bệnh của mẹ bầu ngày càng nặng nề hơn.

Dinh dưỡng đa dạng, đủ chất

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các loại trái cây họ cam, quýt để tăng sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn.

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

Khi bị cảm, mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể để tránh khiến cho triệu chứng cảm cúm trở nên tồi tệ hơn. Điều này càng cần thiết hơn khi trời lạnh.

Dùng khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài

Để bảo vệ sức khỏe và tránh lây nhiễm cúm trong quá trình mang thai, khi đi ra ngoài mẹ bầu nên đeo khẩu trang cẩm thận. Việc đeo khẩu trang còn giúp cho mẹ bầu hạn chế tình trạng gió, bụi, nước mưa tạt vào mặt khiến tình trạng cảm cúm ngày càng trở nên nặng nề hơn.


Có thể bạn quan tâm:


7 bí quyết phòng tránh bị cảm khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu

Tiêm phòng vacxin cảm cúm trước khi mang thai

Để phòng tránh tình trạng bà bầu bị cảm lạnh thì việc tiêm phòng cúm là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Tiêm vắc xin sẽ giúp mẹ và bé khỏe hơn trong suốt thời kỳ mang thai.


*

Tiêm phòng trước khi mang thai giúp phòng tránh bệnh khi mang thai


Dùng dầu tràm

Dầu tràm là sản phẩm thiên nhiên, tốt cho sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu bị cảm lạnh. Sử dụng dầu tràm thoa dưới gót chân mỗi ngày trước khi đi ngủ. Thỉnh thoảng có thể sử dụng dầu tràm để pha với nước ấm tắm rất tốt cho sức khỏe.

Dùng lá hương nhu 

Mẹ bầu có thể nấu nước lá hương nhu và vài lát gừng để tắm. Cách làm này có tác dụng giải cảm rất tốt. Bên cạnh đó, hương thơm của lá hương nhu và gừng có tác dụng hiệu quả trong cải thiện tinh thần thoải mái cho mẹ bầu.

Súc miệng với nước muối

Cách trị cảm cúm cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản nhưng hiệu quả là sử dụng nước muối. Nước muối súc miệng giúp sát khuẩn họng để mẹ bầu nhanh khỏe hơn. Để tiết kiệm mẹ bầu có thể tự pha nước muối loãng tại nhà hoặc mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc.

Luôn mang áo mưa mỗi khi đi ra ngoài

Để tránh bị cảm khi mang thai mẹ bầu chú ý khi đi ra ngoài luôn mang áo mưa, tránh tình trạng gặp phải những cơn mưa bất chợt. Nước mưa ngấm vào cơ thể là nguyên nhân gây nên cảm lạnh.

Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung thêm vào chế độ ăn những thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, các loại hoa quả như cam, quýt, chanh. Những thực phẩm giàu vitamin C sẽ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, phòng tránh virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Ăn một quả chuối hàng ngày

Để phòng tránh bị cảm khi mang thai tháng đầu ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu nên xây dựng cho mình thói quen mỗi ngày ăn một quả chuối. Trong chuối chứa nhiều khoáng chất giúp duy trì năng lượng khỏe hơn cho cơ thể mẹ bầu.


*

Ăn đều đặn một quả chuối hàng ngày giúp mẹ bầu luôn khỏe


Những giải đáp hữu ích cho mẹ bầu khi bị cảm 

Bị cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Câu hỏi mà nhiều chị em luôn thắc mắc đó chính là bị cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi? Câu trả lời là có nếu như các mẹ không chữa trị bệnh kịp thời, đúng cách.

Cảm cúm có thể khiến cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật nhất là trong vòng 13 tuần đầu thai kỳ. Trường hợp sốt cao còn gây kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non vô cùng nguy hiểm.

Bị cảm khi mang thai nên ăn gì, uống gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu. Nếu đang gặp phải tình trạng cảm cúm khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm tốt cho sức khỏe như súp gà, cháo trứng, ăn nhiều những món ăn có tỏi, bổ sung thêm các loại quả giàu vitamin C, các loại rau màu xanh đậm (cải ngọt, súp lơ xanh, cải xoăn…)

Bị cảm khi mang thai kiêng ăn gì?

Nếu đang bị cảm khi mang thai chị em cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm như: thực phẩm lạnh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các loại đồ tanh, đồ quá mặn.

Bà bầu bị cảm lạnh phải làm gì?

Bà bầu bị cảm lạnh nên áp dụng một số phương pháp sau đây để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh:

Uống nhiều nước.Ăn nhiều rau quả.Ăn sữa chua giúp nâng cao miễn dịch.Giữ ấm cho cơ thể.Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể.Luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài.Ngủ đủ giấc.Hít thở không khí trong lành.
*

Bị cảm khi mang thai mẹ bầu không nên dùng thuốc


Bệnh viện Hồng Ngọc- Lựa chọn khám thai lý tưởng của các mẹ bầu

Nếu chị em đang cảm thấy lo lắng vì bị cảm khi mang thai và chưa biết điều trị cụ thể như thế nào thì có thể liên hệ tới bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả và an toàn.

Bên cạnh đó, để được chăm sóc thai kỳ một cách trọn vẹn nhất, các mẹ có thể tham khảo dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói của Hồng Ngọc. Đây là gói khám thai và sinh con được tư vấn bởi các bác sĩ sản khoa hàng đầu bệnh viện, cập nhật đầy đủ lịch khám thai định kỳ, siêu âm, xét nghiệm… cùng những quyền lợi hấp dẫn khác mà mẹ bầu được trải nghiệm trong thai kỳ.

Chính vì vậy, Bệnh viện Hồng Ngọc hiện đang là điểm đến được nhiều gia đình lựa chọn để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mẹ bầu. Vậy nên nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào mẹ bầu hãy kết nối tới bệnh viện theo thông tin liên hệ dưới đây để được giải đáp tận tâm và cập nhật nhiều kinh nghiệm hữu ích giúp chăm thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: 10+ Cách Chữa Hôi Nách Hiệu Quả Nhất Hiện Nay, Mẹo Dân Gian Chữa Hôi Nách

Đăng ký khám thai tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc