Chín mé là căn bệnh ngoài da phổ biến có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Nếu như bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ tái phát nhiều lần và có nguy cơ bị tàn tật cao, nghiêm trọng nhất là tử vong. Vì vậy mọi người nên chú ý thường xuyên đến sức khỏe của bản thân mình để đề phòng căn bệnh nguy hiểm này.

Bạn đang xem: Cách chữa chín mé ở chân

Ngày nay, kem đánh răng không chỉ có công dụng trong việc làm sạch vệ sinh khoang miệng mà còn có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh chín mé. Chín mé thường xuất hiện phổ biến ở đầu ngón tay và ngón chân, đem lại cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cách chữa chín mé bằng kem đánh răng qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh chín mé là gì?

Chín mé là tình trạng đầu ngón tay hoặc ngón chân bị tích tụ vi khuẩn do tụ cầu khuẩn vàng hoặc herpes gây ra. Các yếu tố này sẽ xâm nhập qua vết xước, vết châm, vết thương,... gây ra mủ hoặc áp xe ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.


Chín mé xảy ra do thói quen không chịu vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày

Phân biệt các loại chín mé thường gặp

Chín mé nông

Chín mé nông xuất hiện ở lớp da của ngón tay với những trường hợp cụ thể sau:

Thể sưng, tấy đỏ: Đầu ngón tay có hiện tượng sưng nhẹ, không mưng mủ nhưng gây đau.

Thể phồng, chín mé trong da: Ngón tay bị sưng đỏ, mủ tích tụ trong lớp thượng bì tạo ra một nốt phỏng có mủ màu trắng đục.

Thể nhọt: Ngón tay xuất hiện mủ.

Chín mé quanh móng: Lúc đầu chín mé chỉ có ở một phần của góc móng, sau đó dần dần lay lan ra xung quanh, có thể lan vào gốc móng làm mủ xuất hiện.

Chín mé dưới móng: Xuất hiện do có vật nhọn đâm vào đầu ngón tay, thường bị đau nhức. Khi bóp đầu ngón tay sẽ thấy phần mủ màu trắng đục ở dưới móng.

Chín mé ngón tay dưới da

Chín mé ở đầu mút ngón tay: Người bệnh thường xuyên gặp thể này nhất, xuất hiện ở đốt thứ 3 của ngón tay với triệu chứng sưng tấy đỏ, đau nhức.

Chín mé ở đốt ngón tay: Thường gặp ở đốt thứ 2 với triệu chứng sưng, đau.

Chín mé ngón tay sâu

Thể xương: Chín mé gây ảnh hưởng đến phần xương bên trong, thường là đốt bàn tay hoặc đốt thứ ba của ngón tay. Trường hợp này xuất hiện do chín mé ở dưới da không được điều trị sớm gây biến chứng với triệu chứng là cả đốt ngón tay sưng to, phồng lên, có màu tím đỏ, gây đau nhức và khó chịu. Có thể xuất hiện thêm cả những lỗ rò chảy mủ mọc xung quanh.

Thể khớp: Chín mé ảnh hưởng đến khớp có thể là trường hợp nguyên phát hoặc thứ phát, với triệu chứng khớp sưng, tấy đỏ, gây khó khăn cho người bệnh đến vận động trong đời sống hàng ngày.

Thể gân: Chín mé gây ảnh hưởng sâu đến phần gân làm người bệnh cảm thấy đau nhức dọc theo đường gân, đặc biệt là vùng gấp ngón tay, làm cho ngón tay bị co lại và không thể duỗi ra được.

Triệu chứng của bệnh chín mé

Khi bị bệnh chín mé, người bệnh thường mắc những triệu chứng phổ biến sau:

Đầu ngón tay và ngón chân bắt đầu sưng phồng, tấy đỏ và ngứa ngáy. Sau đó là hiện tượng đau nhức, khó chịu và bị cứng ngón làm cho người bệnh khó cử động được. Triệu chứng này sẽ xảy ra từ 1-3 ngày sau khi mắc bệnh.

Trong khoảng ngày thứ 4-7 thì chín mé sẽ bắt đầu lan lay ra xung quanh cả ngón, làm cho người bệnh có cảm giác đau nhức nhối, ngón tay hoặc ngón chân căng tức, đau giật theo nhịp mạch đập và sốt nhẹ.

Xuất hiện mủ ở đầu ngón tay hoặc ngón chân.


Xuất hiện mủ là triệu chứng phổ biến nhất

Bệnh chín mé tưởng chừng chỉ là một căn bệnh ngoài da đơn giản nhưng nếu như bệnh nhân không được kịp thời chữa trị bệnh thì sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, viêm xương hoặc nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe của người bệnh.

Cách chữa chín mé bằng kem đánh răng hiệu quả ngay tại nhà

Nghe có vẻ hơi hoang mang khi sử dụng kem đánh răng để điều trị bệnh chín mé trong khi từ xưa, kem đánh răng chỉ có tác dụng để vệ sinh khoang miệng. Tuy nhiên, kem đánh răng lại có công dụng chữa bệnh chín mé vô cùng hiệu quả mà không phải ai cũng biết đến. Người bệnh chỉ cần thực hiện vài thao tác đơn giản thôi là bệnh chín mé có thể được chữa khỏi, bạn có thể tham khảo phương pháp bên dưới.


Sử dụng kem đánh răng để chữa bệnh chín mé là phương pháp an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Cách thực hiện như sau:

Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chín mé bằng nước ấm.

Sử dụng băng gạc rồi cho một ít lượng kem đánh răng lên, sau đó buộc kín lại vào vùng da bị thương.

Để nguyên qua đêm rồi rửa lại thật sạch bằng nước ấm.

Kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ tuần để bệnh chín mé nhanh chóng khỏi.

Lưu ý, phương pháp này chỉ phù hợp với những người mắc bệnh chín mé ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng nặng nề. Trường hợp bệnh đã lâu và có biểu hiện nặng thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp hơn so với tình trạng của người bệnh.

Biện pháp phòng tránh bệnh chín mé hiệu quả

Bệnh chín mé xuất hiện là do người bệnh không thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ. Vì vậy, để hạn chế bệnh chín mé xảy ra thì cần lưu ý một số điều sau:

Không nên ngâm tay chân trong nước trong một khoảng thời gian dài.

Hạn chế đi chân đất để tránh cho bụi bẩn dính vào kẽ chân.

Luôn giữ tay chân được khô ráo.

Khi cắt móng tay hoặc móng chân thì không nên cắt sát vào da và không tự ý lấy khóe. Nên cắt thẳng để đầu móng khi dài ra không đâm vào da.

Nếu bị trầy xước da thì nên bôi thuốc sát trùng và giữ hạch.

Xem thêm: Cách Chữa Vết Thương Mau Lành Từ Tự Nhiên Hiệu Quả Bất Ngờ, Cách Làm Vết Thương Hở Mau Lành Tại Nhà

Hy vọng rằng phương pháp chữa chín mé bằng kem đánh răng sẽ đem lại hiệu quả cho người bệnh. Chín mé là căn bệnh ngoài da phổ biến và nguy hiểm nên đòi hỏi người bệnh cần phải cẩn trọng và thường xuyên chú ý tới sức khỏe của bản thân. Nếu như sử dụng kem đánh răng để chữa bệnh mà mãi không khỏi, người bệnh nên đến các cơ sở bệnh viện để được xác định rõ nguyên nhân và có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhé.