Nhiều người đã nghe đến bệnh chốc mép nhưng không phải ai cũng biết được những thông tin cơ bản về nó. Chốc mép là bệnh gì, có nguy hiểm không, điều trị như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang xem: Cách chữa chốc mép dân gian
Chốc mép là bệnh gì?
Chốc mép còn được gọi là lở mép, là tình trạng da ở một hoặc ở cả hai bên mép bị nứt, đau do viêm. Bệnh lý này có thể hết sau vài ngày hoặc kéo dài thành mãn tính, có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Chốc mép không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh do xuất hiện ở trên mặt. Vì thế, ai cũng mong muốn chữa khỏi bệnh thật nhanh. Đặc biệt, chốc mép là bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên mọi người cần hết sức lưu ý.
Chốc mép xảy ra quanh mép không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ
Triệu chứng của bệnh chốc mép
Khi bị bệnh chốc mép, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
Màu da quanh mép tấy đỏ, sau đó xuất hiện vết nứt.Mụn nước li ti xuất hiện nhiều, có thể mọc thành từng mảng quanh mép.Khóe miệng nóng rát khó chịu.Đau khi há miệng hoặc cười to, nhất là khi ăn đồ nóng, cay, có tính axit cao thì mức độ đau càng cao hơn.Trẻ sơ sinh bị chốc mép sẽ thấy xuất hiện lớp vảy màu vàng quanh mép, lưỡi bé hơi bóng, môi khô.Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các dấu hiệu khác như vị giác thay đổi, gặp khó khăn trong ăn uống dẫn đến sụt cân, môi khô nứt nẻ…
Nguyên nhân gây chốc mép
Chốc mép có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có 2 nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm virus và nhiễm nấm. Virus gây chốc mép là virus herpes.
Thông thường, khi nước bọt đọng lại ở mép lâu sẽ khiến khu vực này ẩm ướt. Khi nước bọt bay hơi, vùng da quanh miệng bị khô và dễ kích ứng. Nhiều người thường có thói quen liếm môi để bớt khô và đây là nguyên nhân khiến tình trạng chốc lở nặng hơn.
Tác nhân gây bệnh thứ hai là nấm Candida albicans. Chúng có mặt ở khắp nơi. Khi sức đề kháng giảm sút, chúng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ và gây viêm, chốc quanh miệng, mép. Ngoài ra, tụ cầu khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.
Ngoài virus, vi khuẩn, sự thiếu hụt vitamin B cũng là nguyên nhân gây chốc mép. Sự thiếu hụt vitamin B thường do bạn không ăn đủ rau xanh, trái cây, thực phẩm nguyên cám.
Thói quen liếm môi là một trong những nguyên nhân gây chốc mép
Con đường lây truyền bệnh chốc mép
Chốc mép là bệnh có khả năng lây nhiễm. Con đường lây truyền là do tiếp xúc trực tiếp với các tế bào tổn thương của người bệnh hoặc dùng đồ nhiễm bẩn, chứa tác nhân gây bệnh mà trước đó bệnh nhân đã chạm vào như đồ chơi, quần áo, chăn gối…
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị chốc mép
Ai cũng có thể bị chốc mép nhưng nếu nằm trong các trường hợp này thì bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người bình thường.
Tuổi tác: Đối tượng có tỷ lệ cao bị chốc mép là trẻ em từ 2 – 5 tuổi.Người lớn mắc các bệnh như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cũng rất dễ bị chốc mép.Thường xuyên sống trong môi trường đông đúc khiến bệnh dễ lây lan, nhất là khu vực chăm sóc trẻ như nhà trẻ, khoa Nhi…Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh chốc mép dễ hình thành.Có sẵn tổn thương da quanh mép khiến cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.Những người thường xuyên tham gia một số môn thể thao có tiếp xúc da kề da như bóng đá có nguy cơ cao bị bệnh.Chốc mép có nguy hiểm không?
Chốc mép có thể tự khỏi nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan vì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm, nhiễm nấm, nhiễm trùng khác.
Ngoài ra, những bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường khi bị chốc mép cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.
Phương pháp điều trị bệnh chốc mép
Chốc mép có thể tự khỏi, cũng có thể tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp dân gian. Có thể tham khảo một số cách đơn giản sau:
Sử dụng dầu dừa có thể giúp cải thiện tình trạng chốc mép
Sử dụng dưa leo, nha đam: Dưa leo và nha đam chứa hàm lượng nước cao, giúp cấp ẩm, làm mát da. Đặc biệt, chúng còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nên bạn có thể sử dụng trực tiếp để đắp lên vùng da bị chốc mép sẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Sử dụng dầu dừa, dầu olive: Hai loại dầu này cung cấp ẩm, giúp sát khuẩn, làm làng vết thương và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Ngoài hai cách trên, bạn có thể rửa vùng tổn thương bằng nước ấm rồi bôi kem dưỡng ẩm Vaseline vào vết nứt sẽ giúp nhanh lành. Nếu áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả thì tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ dẫn cách điều trị tốt nhất, giúp loại bỏ nhanh những triệu chứng khó chịu và đặc biệt là rất an toàn.
Phòng ngừa chốc mép như thế nào?
Chốc mép tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Vì thế, phòng ngừa ngay từ khi bệnh chưa xuất hiện là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình. Hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:
Giữ vùng da quanh mép luôn sạch sẽ, khô thoáng. Nhất là khi có vết thương, bị côn trùng đốt tại vùng này thì cần vệ sinh thật tốt.Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để da luôn được bảo vệ.Khi bị chốc mép, nên rửa sạch vùng tổn thương, không tiếp xúc da kề da với người khác để tránh lây nhiễm.Quần áo, khăn… của người bệnh cần được giặt riêng.Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.Rửa tay thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mặt.Với trẻ nhỏ thì nên cắt móng tay của bé để tránh cào xước da.**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Xem thêm: Cách Chữa Mụn Trắng Ở Môi Hiệu Quả, An Toàn, Môi Bị Nổi Hạt Màu Trắng Li Ty
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.