*

Đối với gà chọi, cặp chân được ví như một loại vũ khí để hạ gục đối phương khi giao đấu, là bộ phận quan trọng giúp gà di chuyển một thuận tiện. Nhưng nếu chân gà bị đau mà bạn lại không biết 3 cách chữa gà bị đau chân ở dưới đây thì chân gà rất có thể sẽ để lại tật. Ảnh hưởng đến việc tham gia thi đấu của chiến kê. Vậy cùng tìm hiểu cách chữa và biện pháp phòng tránh tác động xấu đến chân gà.

Bạn đang xem: Cách chữa gà chọi bị đau chân

Nguyên nhân khiến cho gà bị đau chân

Gà bị đau chân không phải là các triệu chứng hiếm gặp, đặc biệt là đối với gà đá. Một số bệnh khiến cho gà bị đau chân thường là gà bị bong gân, sưng cụm bàn chân, bệnh lậu đề…Nguyên nhân gây ra đến từ:

Do các kỳ vần hơi, vần đòn quá sứcDo sau khi đi đá về mà không được ngâm chânDo gà nhảy từ độ cao xuống đất mà tiếp đất không chuẩnDo chân bị trầy xước nhưng không được xử lý dẫn đến nhiễm trùng
*
Nguyên nhân khiến gà bị đau chân

Tất cả các nguyên nhân trên thì bất kỳ gà chiến nào cũng đều có khả năng gặp phải khi các sư kê mới chơi. Không chú ý quá nhiều đến việc xử lý chân gà sau khi đi đá về hoặc luyện tập. Môi trường cũng là những nguyên nhân gây đau chân ở gà mà ít người chơi chú ý nhất. Vậy gà bị đau chân có cách nào để chữa nhanh khỏi nhất hay không?

Cách chữa gà chọi bị đau chân – công thức 1

Công thức 1 sẽ mang đến cách chữa gà bị bong gân. Hoặc căng cứng sau các kỳ vần hoặc sau khi đi đá về… Cách này khá đơn giản chỉ cần thực hiện một vài thao tác nhỏ. Phù hợp cho cả người bận đi làm cả ngày hoặc những ai có nhiều thời gian rảnh.

Cách 1: Dùng miếng cao dán hạ sốt mua ngoài cửa hàng thuốc. Quấn quanh chân và và dùng băng dính hoặc vải mỏng quấn quanh. Để tránh bụi bẩn bám vào miếng cao dán. Cứ 12 giờ lại thay cao 1 lần sử dụng liên tục trong 2 – 3 ngày.

*
Chữa gà bị đau chân bằng cao dán

Cách 2: Rửa chân gà cho thật sạch sau đó dùng vải cotton thấm nước và bọc quanh chân gà (lưu ý buộc vừa phải để tránh gà bị tức chân). Mỗi ngày tưới nước mát vào chân cho gà từ 6 – 10 lần, thực hiện trong 3 – 4 ngày thì tình trạng gà bị đau chân sẽ giảm hẳn

Cách 3: Đối với gà bị sưng ống chân, sờ hơi nóng và sưng mềm. Thì trường hợp này có thể do gân, thịt bị đau gây nên. Cách chữa đau chân đơn giản nhất là dung nước ngâm chân gà chọi, với thành phần là nước ấm pha với muối hạt. Kết hợp với việc cho uống thêm anpha trong 2 ngày sáng 1 viên, tối 1 viên. Khi nào thấy chân xanh do bầm tím thì xoa bóp bằng dầu gió. Sau khoảng 4 ngày – 1 tuần thì cách trị đau chân này sẽ có hiệu quả. Lưu ý ở giai đoạn này chỉ nên cho ăn cơm nóng hoặc cơm trộn với một ít thóc. Thả gà trong chuồng rộng cho gà đi lại tự do và nhanh khỏi hơn.

Cách chữa bệnh gà bị đau chân – công thức 2

Công thức 2 sẽ chia sẻ biện pháp xử lý gà bị đau chân do xuất hiện bệnh lậu đế ở chân. Đối với cách chữa gà bị lậu đế nhẹ thì có thể gà ngâm chân với nước ấm + phèn chua + muối trong 30 – 60 phút thì bóc dần bã lậu đế dần dần vài ngày 1 lần.

*
Chữa gà bị lậu đế

Còn đối với gà bị lậu chân ở tình trạng nặng thì cách duy nhất thì chỉ có thể là mổ để lấy hết bã lậu đề. Cách chữa bệnh lậu đế ở gà chọi như sau:

Dùng dây chun quấn thắt chặt phần kheo không cho máu xuống1 người giữ gà, 1 người dùng kéo hoặc kìm bấm để cắt hết phần bã trong đế theo hình dấu “+”Dùng oxy già rửa sạch và khâu lại cũng theo hình dấu “+”Tiếp tục lấy thuốc cồn đỏ lâu sạch sẽ vết thương Dùng bông gòn lót vào và lấy băng dính quấn lại để giữ miếng bông va cuối cùng tháo chun ở kheo ra.Hàng ngày thay băng và sát trùng vết thương cho gà. Cho gà uống thêm 1 viên alpha choay + 1 viên long huyết PH + 1 viên nhộng lao + nửa viên cadicelox 200. Buổi trưa cho uống thêm 1 ống men tiêu hóa để cho gà đỡ bị khó tiêu

Sau khi thực hiện cách chữa bệnh đau chân khi mắc lậu đề thì cần cho gà vào chuồng khô ráo có trộn lớp độn lót bằng vôi bột. Che chắn cẩn thận để tránh gà đi lại nhiều ảnh hưởng đến chân mới mổ. Sau khi vết mổ liền thì dán miếng cao, thời gian tiếp theo thì cho ngâm chân với muối + phèn chua cho đến khi lành hẳn.

Cách chữa gà đá về bị đau chân – công thức 3

Gà đá về bị sưng đầu hoặc gà bị sưng khớp chân hoặc trường hợp gà bị sưng đế chân sau các kỳ vần thì không phải là điều mới. Thì ở công thức 3 là cách chữa gà đá bị đau chân thường gặp nhất là triệu chứng sưng cụm bàn chân ở gà. Bệnh này cũng có 2 cách để chữa trị như sau:

Cách 1: Sử dụng rượu thuốc để om bóp chân cho gà theo quy trình sau:

Rửa sạch chân cho gàThấm rượu thuốc vào khăn hoặc hoặc bôi trực tiếp lên tay dùng để om bóp chân gàThực hiện trong 2-3 ngày thì vết sưng cụm sẽ khỏi.

Đây là cách chữa gà bị sưng củ bàn ở mức độ nhẹ và mới xuất hiện bệnh sưng chân ở gà thì tỉ lệ khỏi mới lớn. Còn các trường hợp nặng hơn thì phải dùng phương pháp khác để chữa trị.

Cách 2: Sử dụng hỗn hợp gồm gừng tươi + thân và cây lá lốt + 2 thìa muối + cây lá Đinh + xuyên khung, long lão

Cho tất cả các hỗn hợp đã chuẩn bị vào đun cho thật kỹ để nguội. Rồi cho gà ngâm chân trong khoảng thời gian từ 30 – 40 phút. Nên cho gà ngâm 2 lần/ ngày là tốt nhất. Cứ 3-4 ngày thì lại thay nước ngâm 1 lần trong khoảng 10 ngày.

*
Lá lốt chữa gà bị sưng đế chân

Trong khoảng thời gian thực hiện cách chữa chân gà chọi bị đau bằng cách ngâm châm nên thả gà vào vị trí rộng có đất cát để bới. Để tiện theo dõi sự tiến triển của chân, xem gà có đi lại bình thường hay không. Sau khi chân gà hoàn toàn lành thì có thể cho vào luyện tập với các kỳ vần.

Một số loại bệnh lạ ở gà

Ngoài các triệu chứng liên quan đến chân gà thì còn có một số bệnh lạ khác. Ví dụ như: gà bị phồng hơi toàn thân (bệnh phồng hơi ở gà), thể trạng hoàn toàn bình thường thì loại này không gây chết ở gà mà cách chữa cũng không khó. Chỉ cần dùng vật nhọn chính một lỗ nhỏ ở da gà để đẩy khí ra bên ngoài là được.

Ngoài ra, thì còn có triệu chứng gà bị lạnh chân có thể do gà cảm lạnh hoặc nhiễm vi sinh vật gây ra. Vì thế mà người chăn nuôi gà đá, gà thịt cũng cần phải lưu ý.

Xem thêm: Top 12 Cách Chữa Tinh Trùng Loãng Tại Nhà Hiệu Quả, An Toàn, Tinh Trùng Loãng

Cách chữa gà bị đau chân sẽ trở lại hiệu quả hơn khi biết rõ nguyên nhân dẫn đến gà bị đau. Cần cho gà ngâm chân với nước lạnh ngay để chân gà được thư giãn tránh co cứng. Đồng thời khu vực nuôi gà cũng cần phải được sạch sẽ. Tránh chứa nhiều vật sắc nhọn khiến cho chân gà tổn thương. Có như vậy chân gà – vũ khí lợi hại nhất mới được đảm bảo một cách toàn diện nhất. Giúp cho sự sinh trưởng là tốt nhất cũng như phong độ lên sàn đấu đạt mức hoàn hảo.