Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa là một loại bệnh phổ biến thuộc nhóm các bệnh thường gặp ở lợn sau cai sữa. Hậu quả của tiêu chảy là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều ion điện tích và ngộ độc do độc tố của vi khuẩn gây tiêu chảy sản sinh ra làm con vật suy nhược rất nhanh chóng, gây giảm năng suất chăn nuôi. Vậy bệnh tiêu chảy ở con sau cai sữa do nguyên nhân gì gây ra và cách chữa trị như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa

Như đã nói ở trên, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa là một loại bệnh phổ biến thuộc nhóm các bệnh thường gặp ở lợn sau cai sữa. Tuy đều gây tiêu chảy nhưng bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa lại do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp phải:

Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do thức ăn nước uống 

Thức ăn nước uống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa. Bởi thức ăn thay thế sữa mẹ có thể khó tiêu hóa hơn sữa làm heo con giảm khả năng tiêu hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men nên giảm hấp thu nước ở đường ruột. Hậu quả là gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa.

Bạn đang xem: Cách chữa lợn con bị tiêu chảy

*

Mặt khác, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa cũng có thể do khẩu phần có quá nhiều chất xơ khiến cơ thể heo con không tiêu hóa được. Đồng thời, chất xơ lại kích thích tăng nhu động ruột và hấp thu nhiều nước làm phân trở nên lỏng hơn, gây tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, thức ăn kém phẩm chất như bị lên men, khó tiêu, hoặc lẫn các chất kích thích, các chất độc như thuốc sát trùng, thức ăn quá mặn, tỷ lệ đạm quá cao hay nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, nhiễm bẩn, có nhiều NH3 + , NO3 -, SO4 2- và các vi sinh vật có hại đều là nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa.

Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do chăm sóc và môi trường

Một nguyên nhân khác dẫn tới bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa là do chăm sóc và môi trường chăn nuôi không đảm bảo. Vì sau cai sữa là giai đoạn heo con có sức đề kháng rất kém, lại phải chịu hàng loạt yếu tố bất lợi như: tách mẹ, chuyển đàn, nhập đàn, thay đổi thức ăn…nên heo con dễ bị stress càng làm cơ thể suy yếu và sức đề kháng giảm. 

*

Đồng thời, trong quá trình nuôi, heo con không được làm quen với thức ăn sớm nên sau khi cai sữa phải ăn các thức ăn khác ngay làm bộ máy tiêu hóa bị rối loạn dẫn tới bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa.

Ngoài ra, nếu điều kiện môi trường thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hay từ nắng chuyển qua mưa cũng sẽ dẫn tới bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa. Vì như vậy, heo con cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để cơ thể thích nghi với môi trường, trong khi đó, cơ thể heo lại chống lạnh bằng cách oxy hóa glycogen tạo ra năng lượng nên nếu lạnh kéo dài thì lượng đường trong máu giảm thấp sẽ gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa.

Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do vi sinh vật

*

Có thể nói vi sinh vật là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa. Bình thường trong đường tiêu hóa của heo con, hệ vi sinh vật cộng sinh có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa, tuy nhiên khi gặp điều kiện bất lợi thì một số vi sinh vật trở thành gây bệnh. Có 3 nhóm chính:

– Nhóm 1 – Vi khuẩn: Nhóm này lại được chia ra thành hai nhóm chính, đó là nhóm vi khuẩn thường trú trong ống tiêu hóa như E. coli, Samonella spp., Klesbsiella spp., Proteus spp… và nhóm vi khuẩn tạp nhiễm đồng hành với thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa như Staphylococcus spp., Streptococcus spp., Clostridium spp…Trong đó, 2 loại vi khuẩn là E. coli, Samonella là 2 loại thường gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa nhất.

– Nhóm 2 – Virus: Nhóm này cũng được chứng minh là một tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa, thường thấy là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus…Tuy nhiên, tác nhân này lại không quá phổ biến trong thực tế.

– Nhóm 3 – Ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Đây là nhóm gây bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa qua việc tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ, tiết độc tố, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các tác nhân khác tấn công. Thường thấy là Isospora suis, Eimeria, Balantidium coli…

Như vậy có thể thấy, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa thường do 3 nhóm nguyên nhân chính là thức ăn nước uống, điều kiện chăm sóc và môi trường, các nhóm vi sinh vật gây ra. Vậy biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa theo từng nhóm nguyên nhân là gì, hãy cùng tìm hiểu tiếp ở phần dưới đây nhé!

Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa

Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do điều kiện chăm sóc, môi trường, thức ăn nước uống

Đối với nguyên nhân này, biểu hiện chủ yếu của heo con là đi ngoài phân lỏng, thối, heo con nôn mửa, biểu hiện đau, khó chịu,…Ngoài ra bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do các nguyên nhân này thường làm heo con gầy đi, yếu đi do mất nước quá nhiều nếu không có biện pháp chăm sóc kịp thời.

*

Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do vi khuẩn E.coli

Bệnh tiêu chảy ở lợn do vi khuẩn E. coli thường gây nhiều biểu hiện bệnh khác nhau tùy theo lứa tuổi. Tuy nhiên đối với he con sau cai sữa bệnh thường xảy ra với các triệu chứng như: heo ăn ít, tiêu chảy phân trắng, phân vàng nếu có kết hợp với virus, mất nước, xù lông, heo con gầy sút rất nhanh. Trong trường hợp nặng, heo con mất phản ứng với các kích thích, run cơ, co giật, có thể chết. 

*

Ngoài ra, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa khi mổ khám thì thấy các biểu hiện như: xác heo con gầy ốm, mất nước trầm trọng; ruột sưng to, xung huyết, phù nề, màng treo ruột xung huyết, dạ dày chứa thức ăn không tiêu, hạch ruột xung huyết; đặc biệt thủy thũng mô dưới da, ruột, dạ dày, phổi, thận, tim; não thủy thũng, nhũn não. 

Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do vi khuẩn Salmonella

Đôi với bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do vi khuẩn Salmonella (nhất là Salmonella cholerae suis) gây ra thường có các biểu hiện như: heo con thường sốt cao 40 – 41,5 0C, bỏ ăn, nằm tụm lại một chỗ. Heo ói mửa, tiêu chảy phân vàng hôi thối, đau vùng bụng, đỏ ở vùng da mỏng, viêm khớp, viêm gan, viêm phổi, đi đứng không vững, run rẩy. 

*

Bên cạnh những biểu hiện bên ngoài, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do vi khuẩn Salmonella gây ra còn gây ra các biểu hiện bệnh tích nghiêm trọng như: tích: hạch ruột tăng sinh, xuất huyết; huyết triển dưỡng; thành ruột dày, có nhiều chỗ hoại tử, đôi khi có vết lo ở van hồi manh tràng và thường xuất huyết, các vết loét liền với nhau mảng; gan sưng, đôi khi có đốm hoại tử,….

Như vậy có thể thấy, bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa ở từng nguyên nhân khác nhau sẽ cho những biểu hiện không giống nhau. Các biểu hiện sẽ đi từng nhẹ cho tới nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây chết làm tổn thất nặng nề. Vậy cách chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa như thế nào, cùng theo dõi ở phần tiếp theo nhé!

Cách chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa

Chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do điều kiện chăm sóc, dinh dưỡng, môi trường

*

Với trường hợp này, nếu sau cai sữa heo con bị thiếu sắt, thiếu dinh dưỡng mới bắt đầu tiêu chảy là do hệ tiêu hóa kém ta cần tiêm bổ sung sắt cho heo trong thời gian 3 ngày tuổi và 10 ngày tuổi để tránh heo bị tiêu chảy.

Với trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa vì chuyển thức ăn đột ngột ta chữa tiêu chảy cho heo bằng cách cho heo ăn kèm men kích thích tiêu hóa, thuốc hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh, giảm lượng thức ăn để hệ tiêu hóa heo con thích nghi với thức ăn mới. Đồng thời cho heo ăn thức ăn dễ tiêu.

Còn với trường hợp tiêu chảy do cho heo mới cai sữa ăn thức ăn nhiều dầu như hạt thầu dầu, bã đậu, thức ăn nhiều chất xơ,…thì chữa tiêu chảy cho heo khá đơn giản, bà con ngưng cho ăn thức ăn chứa nhiều dầu, thức ăn nhuận trường là được.

Ngoài ra, cũng cần đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh sạch sẽ. Cho ăn thức ăn, nước uống sạch, hợp vệ sinh. Tránh thức ăn ôi thiu, ẩm mốc.

Chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa do vi khuẩn gây ra

Để chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa hiệu quả, trước tiên cần cách ly heo con bị bệnh khỏi đàn, đồng thời vệ sinh diệt khuẩn chuồng nuôi, tiêu độc chuồng trại bằng Bencid 200 hay Iodine 10% để tránh bệnh lây lan sang các con heo, đàn heo khác.

*

Sau đó, giảm khẩu phần ăn của heo con, cho ăn thức ăn nghèo đạm, nghèo dinh dưỡng đồng thời bù nước và chất điện giải cho heo qua đường ăn uống. Vì heo dễ chết do mất nước và kali nên khi bị bệnh cần được bổ sung nước và điện giải một cách hiệu quả để nâng cao tỉ lệ sống sót cho heo. Có thể sử dụng GLUCO K+C, Vitamin C hay B-complex

Tiếp theo đó là cho heo ăn kèm các chế phẩm vi sinh nhằm cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột heo, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch hoạt động. Chế phẩm vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn rất tốt cho quá trình điều trị bệnh đường ruột ở heo. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị tiêu chảy như:

-. BIOCID LIQUID : Giúp phòng ngừa, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa: cầu trùng, viêm ruột hoại tử, E.coli, Salmonella, lợn con ỉa phân vàng, phân trắng, nấm diều, nấm họng. Cách sử dụng: Pha nước uống theo liều 2ml/1 lít nước hoặc 1-2ml/ 5kg thể trọng, dùng liên tục 05 ngày, hết 05 ngày dùng cách nhật.

– LACTOCID :Giúp phòng ngừa, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa: cầu trùng, viêm ruột hoại tử, E.coli, Salmonella, lợn con ỉa phân vàng, phân trắng, nấm diều, nấm họng. Cách sử dụng: Pha nước uống theo liều 2ml/1 lít nước hoặc 1-2ml/ 5kg thể trọng, dùng liên tục 05 ngày, hết 05 ngày dùng cách nhật.

– COLI – 4800 W.S.P: Giúp trị nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn (E. coli, Haemophilus, Salmonella spp…..) nhạy cảm với Colistin gây ra lợn như viêm ruột, tiêu chảy phân trắng, phó thương hàn, trực khuẩn E.coli. Cách sử dụng: Hoà vào nước cho uống hoặc trộn thức ăn điều trị 5 – 7 ngày theo liều lượng 1g/ 10 kg thể trọng/ ngày hoặc 1g/ 2 lít nước uống.

Cuối cùng, ta cần có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh là cách tốt nhất để chữa bệnh. Để phòng tránh ta cần: 

– Đảm bảo thức ăn cho heo con phải đầy đủ và phù hợp dinh dưỡng, không bị ẩm mốc.

– Khi thay đổi khẩu phần thức ăn từ tập ăn theo mẹ sang thức ăn sau cai sữa phải thay từ từ cho heo con quen dần.

– Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại để diệt mầm bệnh bằng Bencid 200 hay Iodine 10% định kỳ 1-2 lần/tuần.

– Cho heo con ăn thức ăn vừa đủ. Thức ăn thừa phải bỏ đi.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ.

Xem thêm: Chín Mé Là Bệnh Gì? 3 Cách Chữa Chín Mé Ở Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp mọi người có thêm kiến thức và giải quyết được tình trạng gặp phải trong chăn nuôi.