Tình trạng ra mồ hôi ở trẻ là vấn đề cực kỳ phổ biến, đặc biệt là mồ hôi đầu. Khi bé vui chơi hay thậm chí là đi ngủ mồ hôi đầu vẫn xuất hiện. Hầu hết, tình trạng mồ hôi tiết ra nhiều ở trẻ là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là điều vô cùng cần thiết.

Bạn đang xem: Cách chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh

1. Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em có gây nguy hiểm?

Việc mồ hôi xuất hiện nhiều trên cơ thể của trẻ là điều bình thường. Mồ hôi tiết ra đóng vai trò giúp làm mát và điều hòa thân nhiệt của trẻ. Giúp cho trẻ luôn giữ được mức nhiệt độ cơ thể ổn định nhất.

*

Không phải bố mẹ nào cũng biết cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả

Mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều khi trẻ vui đùa, chạy nhảy hoặc vận động và xuất hiện ít hơn khi trẻ nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ. Vì hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa hoàn thiện cho nên việc mồ hôi đầu tiết ra nhiều hơn vẫn là một trong những hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mồ hôi đầu của trẻ tiết ra quá nhiều. Thậm chí là trong lúc bé nằm nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát nhưng mồ hôi đầu vẫn không ngừng tiết ra. Đây có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể trẻ xuất hiện vấn đề về sức khỏe.

Một số những nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải kể đến là thiếu Canxi, thiếu Vitamin D, còi xương, suy dinh dưỡng. Những vấn đề này đều có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, khi thấy dấu hiệu bất thường về tuyến mồ hôi, các bậc phụ huynh cần quan tâm và chú ý đến trẻ nhiều hơn. Trong những trường hợp mắc bệnh, tìm kiếm cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là điều vô cùng cần thiết.

*

Mồ hôi đầu tiết ra giúp điều hòa nhiệt độ, làm mát cơ thể trẻ

2. Nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Việc đổ mồ hôi đầu ở trẻ là điều cần thiết giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể của bé đã có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau thì mồ hôi đầu của trẻ sẽ tự mất đi. Những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em lúc này không còn cần thiết. Tuy nhiên, để hiểu rõ việc mồ hôi đầu của trẻ tiết ra là yếu tố bình thường hay do vấn đề bệnh lý thì việc tìm hiểu nguyên nhân là điều rất cần thiết.

2.1. Nguyên nhân do nội sinh

Thông thường, tuyến mồ hôi trên đầu của trẻ sẽ tiết ra rất nhiều trong những năm đầu đời. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bắt nguồn từ cơ thể của trẻ.

2.1.1. Hệ thần kinh của trẻ chưa thực sự hoàn thiện

Như các bạn đã biết, hệ thống dây thần kinh trong cơ thể người là một mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn. Chúng trải dài khắp cơ thể với nhiệm vụ là mang thông tin, mệnh lệnh từ não và tủy sống đến với các bộ phận trên cơ thể. Hệ thống dây thần kinh này cần một khoảng thời gian để có thể hoàn thiện một cách hoàn chỉnh.

Chính vì vậy, đối với người trưởng thành khi hệ thống thần kinh đã hoàn thiện, cơ thể đã có thể thực hiện được toàn bộ những chức năng cần thiết. Trong đó bao gồm cả việc điều hòa nhiệt độ và làm mát, cân bằng thân nhiệt trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh vẫn chưa thể tự mình điều hòa thân nhiệt của cơ thể. Bởi vậy gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em.

2.1.2. Do tuyến mồ hôi trên cơ thể trẻ

Tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể của người trưởng thành đã hoạt động hoàn toàn. Mồ hôi trên cơ thể có thể được tiết ra trên toàn bộ khắp các bộ phận. Khác với người trưởng thành, tuyến mồ hôi của trẻ em vẫn chưa hoàn thiện. Ở một số bộ phận như nách mồ hôi vẫn chưa thể hoạt động. Bởi vậy, tuyến mồ hôi ở đầu là vị trí hoạt động nhiều nhất. Điều này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ.

*

Do tuyến mồ hôi của trẻ ở vùng đầu hoạt động mạnh nhất

2.2. Nguyên nhân ngoại sinh

Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh thì còn có những nguyên nhân ngoại sinh dẫn tới mồ hôi đầu của trẻ xuất hiện nhiều hơn. Trong đó, có hai nguyên nhân phổ biến nhất chính là do nhiệt độ môi trường xung quanh quá nóng và khi mẹ bé trẻ trong một thời gian dài.

2.2.1. Nguyên nhân do nhiệt độ môi trường

Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, đặc biệt là vào khoảng thời gian mùa hè, trẻ dễ đổ mồ hôi nhiều hơn. Đối với những không gian phòng bí bách, nhỏ hẹp việc mồ hôi đầu của trẻ xuất hiện nhiều hơn cũng là một vấn đề hoàn toàn bình thường.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi nhiệt độ thời tiết mát mẻ, các bà mẹ thường lo lắng con bị lạnh nên cố gắng mặc cho con những bộ quần áo dày dặn, che kín khắp cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở vị trí đầu của trẻ.

2.2.2. Mẹ bế trẻ trong thời gian dài

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc mẹ bế trên tay với cùng một tư thế trong khoảng thời gian dài là điều dễ gặp. Việc bế trẻ như vậy cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng. Bởi nhiệt độ cơ thể mẹ truyền sang cho bé cùng với nhiệt độ từ môi trường. Từ đó bé rất dễ bị đổ mồ hôi ở đầu.

3. Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả

Hiện nay, có khá nhiều cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em. Tuy nhiên, để có thể điều trị dứt điểm và hiệu quả, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Hiểu được nguyên nhân sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

3.1. Tạo không gian phòng thông thoáng, mát mẻ

Vào những ngày thời tiết nóng bức, việc tạo cho bé một không gian thông thoáng, mát mẻ là điều vô cùng cần thiết. Bởi để bé trong một không gian bí bách, nóng bức sẽ khiến bé cảm thấy rất khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ phòng quá cao sẽ dễ khiến cho trẻ bị ốm. Chính vì vậy, một không gian thông thoáng, sạch sẽ không chỉ giúp bé hạn chế đổ mồ hôi đầu mà còn hỗ trợ rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe cho bé.

*

Tạo không gian thông thoáng, mát mẻ dành cho trẻ

3.2. Lên thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ

Thay đổi thực đơn ào những ngày nắng nóng là một trong những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả. Thay vì để trẻ ăn những món mang tính chất nóng, mẹ nên lựa chọn cho trẻ những thực phẩm thanh mát, giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi. Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết trong một ngày. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng trong những khoảng thời gian thích hợp vào buổi sáng.

*

Lựa chọn thực phẩm thanh mát, chứa nhiều nước cho trẻ

3.3. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu đổ mồ hôi đầu bất thường. Bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi như đã đề cập ở trên, trong một số trường hợp trẻ đổ mồ hôi đầu bất thường có thể là triệu chứng của các bệnh lý. Việc thăm khám và phát hiện kịp thời sẽ giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. Tránh để bệnh trở thành biến chứng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Cách Chữa Mồ Hôi Trộm Cho Bé, 6 Cách Giúp Các Mẹ Trị Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ Hiệu Quả

Như vậy, trên đây là những thông tin về cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em. Khi trẻ xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi đầu, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi vì đây là tình trạng thông thường hay gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ có thêm một vài triệu chứng bất thường khác, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời.