Hầu hết (chắc chắn) chúng ta đều đã từng bịnghẹt mũi một lần trong đờivà mặc dù vấn đề này không có gì quá nghiêm trọng nhưng khi khi nghẹt mũi kéo dài cảm giác thật sựrất là khó chịu, gây nhiều phiền toáicho cuộc sống của chúng ta.

Bạn đang xem: Cách chữa sổ mũi nhanh

Có rất nhiều cách đểtrị nghẹt mũitừ những cách đơn giản tự nhiên đến việc dùng thuốc,rất có thể bạn đã thử một vài cách và nghẹt mũi…vẫn như cũ.

…Và thực sựkhông có nhiềutài liệu nào tổng hợp đầy đủ những cách này… Bạn băn khoăn muốn dứt nghẹt mũi thì làm gì bây giờ?…

Bởi vậy hôm nay ATZ sẽ giải thích nhanh bệnh nghẹt mũi và trình bày19 cách trị nghẹt mũi hiệu quả nhấtđi kèm với cách sinh hoạt để phòng tránh nghẹt mũi như thế nào. (còn có cả mẹo dành cho em bé sơ sinh nữa đấy)

Tiếp tục đọc nhé!

Nghẹt mũi là gì?

Hiện tượng nghẹt mũi xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, sẽ có một lượng chất nhầy xuất hiện ngăn cản sự lưu thông không khí và khiến người bệnh không thể thở được bình thường.

Dù hiếm khi nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới tình trạng xoang mũi cấp tính mà không thể chữa trị được.

Ngoài ra, nghẹt mũi còn có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, nước mũi chảy thường xuyên, nghẹt mũi một bên.

5 Nguyên nhân chính gây nghẹt mũi thường thấy


*

Tại sao lại nghẹt mũi chắc là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc.

Nghẹt mũi là một triệu chứng xuất hiện rất nhiều ở các loại bệnh và cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nghẹt mũi.

1. Khi người bệnh bị cảm lạnh

Tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện kèm theo những biểu hiện như liên tục bị hắt hơi, đau họng, có nhiều cơn ho hoặc bị sốt.

Nếu xuất hiện những trình trạng trên thì khả năng cao là bạn đang bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi hoặc cơ thể không thích ứng được với môi trường sống hiện tại.

2. Chất lượng không khí

Một trong những lý do khách quan khiến việc bạn bị nghẹt mũi liên tục đó là do bụi bẩn tích tụ quá nhiều ở môi trường sống hiện tại.

Ngoài ra, không khí quá ẩm hoặc quá khô cũng khiến cho những cơn dị ứng đột nhiên xuất hiện khiến tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng hơn.

3. Người bị dị ứng hoặc thay đổi môi trường sống

Với một số trường hợp nhất định khi tiếp xúc với đồ vật hoặc vật phẩm (đôi lúc là thuốc) bị dị ứng thì người bệnh có thể gặp phải tình trạng bị nghẹt mũi, khó chịu và thậm chí là khó thở nếu dị ứng nặng thêm.

Khi cơ thể đã dần quen với một nhiệt độ nhất định thì khi thay đổi địa điểm sinh sống hay chỉ đơn giản là đổi mùa thì cũng sẽ diễn ra tình trạng cơ thể bắt đầu khó chịu và xảy ra triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi nặng.

4. Bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Viêm nhiễm đường hô hấp bao gồm viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm Amidan và viêm xoang. Tất cả những căn bệnh này đều có triệu chứng nghẹt mũi nhẹ và nặng tùy mức độ.

Viêm xoang là phổ biến nhất. Đây là một chứng bệnh thường gặp ở những người trưởng thành, đi kèm với nó là triệu chứng bị nghẹt mũi thường xuyên.

Ngoài ra, khi bị viêm xoang thì ngoài nghẹt mũi ra, bạn có thể cảm thấy khứu giác và hàm của mình cũng sẽ bị đau do ảnh hưởng của căn bệnh.

5. Thay đổi nội tiết tố khi đang mang thai

Phụ nữ mang thai dễ bị nghẹt mũi. Khi bước vào chu kỳ mang thai quan trọng, sẽ có nhiều triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở sản phụ như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi,…

Những tình trạng này không thể có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn mà có thể sử dụng một vài phương pháp tự nhiên giúp giảm thiểu các tình trạng trên mà ATZ sẽ trình bày ở phần tiếp theo..

Những yếu tố có thể làm nguy cơ nghẹt mũi ngày càng trầm trọng hơn

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề bên dưới hãy nhanh chóng thay đổi hoặc chấm dứt nó ngay:

Thường xuyên phải hít những chất độc hại vào cơ thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.Tiếp xúc liên tục với các chất hoặc tác nhân gây dị ứng nghẹt mũi.Không uống nhiều nước và bổ sung đủ loại vitamin cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.Không vệ sinh mũi thường xuyên khiến tình trạng chất nhầy trong mũi vẫn bị tắc.Ăn những thực phẩm không có nhiều dinh dưỡng hoặc có hại cho cơ thể (đồ ăn vặt, trà sữa, chè,…).

19 cách trị nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả nhất (đã kiểm chứng)

Có rất nhiều phương pháp giúp chữa trị nghẹt mũi tức thì, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay.

Và cách tốt nhất để dùng những phương pháp được đề cập trong bài viết này là kết hợp chúng với nhau, càng nhiều càng tốt. Với tiêu chí hạn chế tối đa việc dùng thuốc, đây là 19 cách mà bạn nên thử khi nghẹt mũi.

1. Tăng độ ẩm không khí trong phòng bằng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương


*

Không khí bị khô và cơ thể bị thiếu nước là những tác nhân gây nghẹt mũi. Khi bạn nằm máy điều hòa quá lâu không khí trong phòng cũng rất khô. Có một máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp giảm nghẹt mũi, đau xoang và họng sau khi thức dậy vào buổi sáng nếu phòng có sử dụng điều hòa.

Hít thở không khí ẩm có thể làm dịu các mô bị kích thích và các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang của bạn. Máy tạo độ ẩm cũng làm loãng chất nhầy trong xoang của bạn.

Lưu ý: Nhớ lau chùi vệ sinh thường xuyên và giữ cho máy sạch sẽ vì độ ẩm cũng sẽ rất dễ phát triển vi khuẩn gây nấm mốc, ảnh hưởng ngược đến sức khỏe của chúng ta.

2. Ăn thứ gì đó cay một chút (không dành cho những ai đau dạ dày)

Capsaicin là một hợp chất hóa học có trong ớt. Nó có tác dụng làm loãng chất nhầy. Thực phẩm có chứa capsaicin có thể tạm thời giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, capsaicin cũng kích thích tiết ra chất nhầy và có thể làm cho bạn chảy nước mũi.

Nước sốt nóng và bột cà ri thường chứa capsaicin. Bạn nên tránh thức ăn cay nếu bạn đang bị đau bụng hoặc đau dạ dày.

3. Sử dụng viên ngậm có tinh chất bạc hà

Các tinh thể bạc hà khi được kích hoạt trong mũi sẽ tạo cảm giác không khí có thể dễ dàng đi qua (người ta hay quảng cáo the mát bạc hà là như vậy). Mặc dù tinh chất bạc hà không thực sự làm giảm nghẹt mũi, nhưng nó có thể làm hơi thở của bạn trở nên dễ chịu hơn.

Bạc hà có thể giúpgiảm các triệu chứng cảm lạnhkhác, chẳng hạn như ho hoặc đau họng. Viên ngậm bạc hà có sẵn ở các quầy thuốc và có ít tác dụng phụ.

Lưu ý: Sử dụng viên ngậm có tinh chất bạc hà chứ không phải là “có hương bạc hà” nhé, bạn nhớ hỏi kỹ các nhà thuốc, dược sĩ thành phần trước khi mua.

4. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để xông hơi


*

Bạn có thể sử dụng tinh dầu để xông hơi, giúp làm hết nghẹt mũi nhanh. Cách xông nước nóng được thực hiện như sau:

Lấy một cái khăn to trùm kín đầu để hơi nước trong thau bốc lên. Tiến hành xông trong khoảng 10 phút.Lặp lại 2 – 3 lần/ngày để điều trị nghẹt mũi.

Với thành phần là Citral và các hoạt chất tương tự Myrcene trong tinh dầu, sẽ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm cực kỳ mạnh, giúp giải độc cơ thể và tái tạo năng lượng, giúp làm sạch không khí từ đó hỗ trợ ngăn chặn cho tình trạng nghẹt mũi tái diễn.

Nếu nhà bạn có máy xông mặt, hoặc máy xông tinh dầu bạn cũng có thể sử dụng nó nhé.

Một điều cần lưu ý khi áp dụng cách chữa nghẹt mũi này là bạn cần giữ khoảng cách an toàn giữa mặt và thau nước nóng để không bị phỏng.

*

5. Sử dụng bình rửa mũi neti


*

Có thể bạn chưa quen (hoặc chưa biết) bình rửa mũi này. Nó thường được sử dụng trong yoga và khi bạn đi detox cơ thể.

Theo cácnhà nghiên cứu của trường đại học Michigan Mỹ, họ đã nghiên cứu những người trưởng thành có vấn đề về mũi và xoang mãn tính, phát hiện ra rằng những người được điều trị bằng phương pháp rửa mũi có cải thiện triệu chứng sau hơn hai tháng so với những người được điều trị bằng thuốc, chai xịt nước muối.

Và điều tuyệt vời là bạn có thể rửa mũi mỗi ngày.

Điều quan trọng nhất khi sử dụng bình là bạn phải sử dụng nguồn nước sạch và an toàn. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), những loại nước dưới đây được chấp thuận khi sử dụng bình neti:

Nước cất hoặc nước vô trùng (các loại nước đóng chai đã được khử trùng).Nước sạch đun sôi ít nhất 3 – 5 phút và sau đó để nguội.Nước đã đun sôi được bảo quản trong chai, lọ kín và sạch sẽ trong vòng 24 giờ.

Clip dưới đây hướng dẫn cách bạn sử dụng loại bình này, dù là tiếng Anh nhưng bạn chỉ cần nhìn họ làm là sẽ biết cách.


Lưu ý: Nhớ rửa sạch vệ sinh bình kỹ trước và sau mỗi lần sử dụng nhé

6. Uống trà gừng nóng với mật ong


*

Từ lâu, gừng đã được xem như một phương thuốc điều trị các bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi rất hiệu quả.

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm viêm. Đồng thời, nó cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp phòng tránh tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi.

Cách sử dụng gừng chữa nghẹt mũi nhanh và đơn giản nhất là uống trà gừng mật ong. Cách thực hiện như sau:

Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước nóngĐợi khoảng 15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển màu vàng (khoảng 15 phút)

Lưu ý sử dụng loại mật ong tốt, có nguồn gốc rõ ràng để đạt kết quả tốt nhất.

7. Uống nước tía tô nóng

Tía tô là một loại lá có các hoạt chất chống viêm tự nhiên, chống dị ứng, giải cảm, đẹp da, tăng sức đề kháng và cực kỳ tốt, nó xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc đông y.

Đối với tía tô bạn chỉ cần:

Lá tía tô rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng tầm 5 phút.Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi cho lá tía tô vào. Đậy kín nắp, để hỗn hợp sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội.Cho 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.

Lưu ý: Nước tía tô sẽ có mùi hơi khó uống một chút cho người mới lần đầu uống, có thể phải tập làm quen sau vài lần uống.

Mặc dù tía tô cực kỳ tốt và tự nhiên nhưng nếu bạn có triệu chứng dị ứng hãy dừng sử dụng ngay nhé.

8. Hít hơi từ tỏi hoặc ăn tỏi

Trong tỏi có chứa hàm lượng cao các chất allicin và scordinin có thể ngăn ngừa ung thư, chống viêm, chống khuẩn.

Ngoài ra tỏi còn rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao và huyết áp cao, theo một phân tích tổng hợp được công bố vào tháng 8 năm 2019 trêntạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng.

Bởi vậy nó thường xuyên được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp và làm hết nghẹt mũi, khó thở. Một số mẹo chữa nghẹt mũi bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo gồm:

Chế biến món ăn với tỏi: Rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi, tỏi muối chua… hoặc ăn tỏi trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày là tốt nhất.Giã nhẹ 5-7 tép tỏi, sau đó dùng gạc gom tỏi bó lại và hít hơi từ tỏi; hoặc cho vào 2 lít nước, đem nấu sôi. Dùng nước này để xông mũi mỗi ngày 2 lần, trong đó có một lần nên thực hiện vào buổi tối để ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi vào ban đêm, giúp dễ ngủ hơn.

9. Tăng cường hệ miễn dịch với vitamin và thảo dược

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu khi bạn mắc bệnh.

Nếu bạn đang cảm lạnh nghẹt mũi, hãy sử dụng nhiều loại thực phẩm trái cây, rau củ quả, có chứanhiều vitamin Cnhư: ổi, ớt Đà Lạt, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, đu đủ…

Ăn nhiều súp gà/bò rau củ nóng, uống nhiều nước cam, chanh, rau củ quả ép để tăng cường thêm các vitamin khác.

Lưu ý: nếu tác nhân chính của bạn là dị ứng với một thứ gì đó thì cách này sẽ không hiệu quả mà nên giải quyết tác nhân đó nhé.

10. Chườm nóng cho các xoang bị tắc nghẽn

Một cách điều trị tự nhiên phổ biến khác cho nghẹt mũi là chườm túi chườm nóng qua sống mũi.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách giải tỏa tắc nghẽn nhanh chóng, đơn giản, bạn có thể tự tạo một gói chườm nóng bằng cách sử dụng các vật dụng có sẵn ở nhà bằng cách vắt khăn ướt và làm nóng nó trong lò vi sóng trong khoảng một phút.

Trước khi đặt nó trên khuôn mặt của bạn, hãy nhớ kiểm tra xem nó có quá nóng không.

Nếu bạn đang bị cảm hoặc sốt, bạn có thể sử dụngtúi chườm mắtcó hương thơm thảo dược, nó sẽ giúp bạn giảm sốt và dĩ nhiên triệu chứng nghẹt mũi cũng sẽ giảm phần nào.

*

11. Tắm nước nóng


Tắm nước nóng cũng có thể tạm thời giúp bạn giảm tắc nghẽn mũi bằng cách làm loãng chất nhầy (ít nhất là trong khoảng thời gian ngắn). Hãy để vòi sen ở một nhiệt độ nóng nhưng bạn vẫn cảm thấy thoải mái.

Hãy nhớ đóng cửa phòng tắm của bạn để hơi nước nóng có thể hỗ trợ bạn tốt hơn. Khi hơi nước nóng đủ nhiều, hãy hít thở sâu để làm sạch xoang.

Hoặc sử dụng bồn rửa mặt (lavabo) ở nhà bạn bằng cách:

Xả nước nóng trong bồn rửa lên đến một nhiệt độ phù hợp.Đặt một chiếc khăn trên đầu của bạn và đặt đầu của bạn trên bồn rửa. Cho hơi nước tích tụ, và hít thở sâu.Cẩn thận không làm bỏng mặt trên nước nóng hoặc hơi nước.

12. Cung cấp nhiều nước (đặc biệt là nước ấm) cho cơ thể

Uống đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng. 70% cơ thể chúng ta là nước bởi vậy dù cho bạn có cung cấp nhiều chất vitamin đến cỡ nào thì không có đủ nước cơ thể cũng không thể làm việc bình thường.

Hãy đặt hẹn lịch đồng hồ để uống nước sau mỗi 20-30p. Nhấp một vài ngụm thì tốt hơn là uống hết cả ly cùng một lúc nhé.

13. Chữa nghẹt mũi bằng bấm huyệt

Đây là cách đầu tiên sử dụng lực để tác động làm thông mũi.

Bước 1: Đẩy cong lưỡi chạm vào răng hàm trên trong vòng 1 giây rồi bỏ xuống.Bước 2: Ngay khi lưỡi vừa bỏ xuống, bạn lập tức lấy ngón tay trỏ và ngón tay giữa ấn nhẹ, day day vào phần giữa 2 lông mày (huyệt ấn đường).

Lặp lại các bước trên liên tục trong 20 giây. Phương pháp này mặc dù đơn giản nhưng có thể giúp khoang mũi thông suốt, chất dịch trong mũi lưu thông tốt hơn, từ đó mang lại hiệu quả chữa trị nghẹt mũi nhanh chóng.

Bạn có thể xem video clip hướng dẫn rất kỹ của bác sĩ cách bấm huyệt dưới đây để trị viêm mũi, viên xoang.


14. Trị nghẹt mũi bằng cách massage nhẹ

Các động tác massage có thể giúp bạn giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.

Bạn có thể thực hiện các động tác massage nhẹ theo hướng dẫn của chuyên gia trị liệu massage theo clip bên dưới, rất nhanh thôi vàbạn sẽ cần một cái gương để thực hành đấy:


15. Súc miệng bằng nước muối ấm

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không trực tiếp làm đỡ nghẹt mũi ngay mà sẽ hỗ trợ và giúp cho bệnh mà bạn đang có giảm đi. Cácbác sĩ khuyên nên súc miệng bằng nước muốiđể giảm đau họng. Mặc dù nó không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng nó có thể giúp loại bỏ virus.

Súc miệng nước muối không tốn kém và dễ làm. Đơn giản chỉ cần pha 1/4 đến 1/2 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm 500ml và súc miệng khi cần thiết.

16. Tạo điều kiện thuận lợi để ngủ dễ hơn

Như bất cứ ai bị nghẹt mũi có thể trải nghiệm: nghẹt mũi về đêm! Tắc nghẽn thường diễn ra tồi tệ hơn vào ban đêm.

Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn vì bạn cần nghỉ ngơi nhiều để vượt qua bệnh cảm lạnh hoặc cúm, nhưng lại khó thở vào ban đêm có thể khiến bạn mất ngủ. Giải pháp là tìm những cách giúp cơ thể bạn ít bị nghẹt mũi nhất có thể trong khi bạn ngủ.

Đối với người mới bắt đầu, khi chuẩn bị ngủ, hãy kê cao gối của mình hơn. Cách làm này tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả vì sẽ giúp phần mũi rút hết chất nhầy và ngăn chặn tình trạng bị ợ nóng thường xuyên.

Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn đủ độ ẩm, và chạy máy tạo độ ẩm trong khi bạn ngủ để làm loãng thêm chất nhầy trong mũi.

Nếu tình hình không khả quan hơn, hãy thử miếng dán thông mũi trước khi đi ngủ nhé.

17. Dùng thuốc thông mũi

Trong trường hợp những giải pháp trước không thành công bạn có thể xem xét đến các loại thuốc trị nghẹt mũi.

Thuốc thông mũi có thể giúp giảm sưng và giảm đau liên quan đến đường mũi bị kích thích. Nhiều loại thuốc thông mũi có sẵn mà không cần toa bác sĩ.

Thường chúng có hai dạng: thuốc xịt mũi và thuốc viên. Thuốc xịt mũi thông thường phổ biến bao gồm oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex). Thuốc viên thông thường bao gồm pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest).

Hãy lưu ý sử dụng tất cả các thuốc thông mũi một cách chính xác và an toàn. Tốt nhất làhỏi ý kiến bác sĩtrước khi sử dụng.

Bạn không nên dùng thuốc thông mũi quá ba ngày mà không có sự giám sát của bác sĩ. Sau ba ngày, thuốc thông mũi thực sự có thể khiến cho tình trạng nghẹt mũi của bạn trở nên tồi tệ hơn.

*

18. Dùng thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống dị ứng

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi, sổ mũi là do dị ứng, bạn có thể dùngthuốc kháng histaminhoặc thuốc chống dị ứng. Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng giảm sưng trong đường mũi, có thể trị nghẹt mũi tức thì.

Các loại thuốc kết hợp có chứa cả thành phần kháng histamin và thông mũi có thể làm giảm áp lực xoang và sưng do phản ứng dị ứng.

Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Điều này giúp tránh các tương tác và tác dụng phụ không mong muốn.

Cần lưu ý thêm rằng việc sử dụng thuốc kháng histamin có thể khiến bạn buồn ngủ. Do đó, bạn chỉ sử dụng loại thuốc này khi không làm việc hoặc lái xe… Chỉ nên sử dụng trước khi bạn đi ngủ.

19. Nghỉ ngơi

Trong những lúc đau bệnh nếu bạn quá cố làm việc, làm những việc nặng thì tình trạng có thể sẽ còn kéo dài rất lâu.

Nếu quá mệt bạn nên cân nhắc nghỉ ngơi tại nhà. Đừng tham công tiếc việc quá lúc bạn đang bệnh.

Hãy dành thời gian thư giãn và thả lỏng, tránh căng thẳng và stress bởi nó sẽ làm cho tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

SỬ DỤNG TINH DẦU LĂN CŨNG LÀ CÁCH ĐỂ TRỊ NGHẸT MŨI CỰC KÌ HIỆU QUẢ

Việc sử dụng tinh dầu lăn để trị nghẹt mũi sẽ giúp bạn tránh gặp phải những tác dụng phụ khi dùng thuốc tây. Tinh dầu lăn với sự kết hợp hoàn hảo giữa liệu pháp trị liệu từ tinh dầu và liệu pháp nhiệt không những giúp bạn sản khoái, thông mũi, mà còn đánh thức hệ thần kinh và tinh thần phấn chấn. Hơn nữa, thiết kế đầu lăn tiện lợi giúp dễ dàng day vào các huyệt và các vùng đau nhức, thiết kế nhỏ gọn giúp phù hợp mang theo bất cứ đâu. Bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm tinh dầu lăn có những yếu tố như:

Xuất xứ từ Ấn ĐộNguyên liệu thiên nhiên 100%Có kết quả ngay tức thì sau 14sCông thức bí truyền của Ấn Độ
*

Bạn có thể mua tinh dầu lăn ngay tại đây, hãy click vào đây.

Biết khi nào nên đến gặp bác sĩ

Mặc dù nghẹt mũi nói chung sẽ tự giảm, nhưng nghẹt mũi kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày thì bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay.

Một bệnh nhiễm virut thường tự biến mất trong vòng một tuần hoặc lâu hơn, nhưng nhiễm trùng kéo dài thường là vi khuẩn và có thể cần một loại thuốc kháng sinh.

Nếu bạn gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt cao, chảy máu mũi một bên, thở khò khè hoặc khó thở, đau mặt hoặc đau răng dai dẳng, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn

Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng cần có biện pháp chữa trị nghẹt mũi đúng cách và nhanh chóng nhất.

Bởi vì sức đề kháng cũng như độ nhạy cảm của trẻ sơ sinh, những phương pháp hỗ trợ ngăn chặn tình trạng này mà bạn cần biết là:

1. Trang bị máy lọc không khí và tạo độ ẩm

Môi trường là một yếu tố quyết định quan trọng và cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh, không phải chỉ riêng tình trạng nghẹt mũi.

Do vậy, trong phòng của trẻ sơ sinh nên cần được lắp đặt một máy tạo độ ẩm không khí và lọc không khí để môi trường xung quanh được sạch sẽ.

Việc hít thở không khí ẩm cũng giúp làm dịu các mô và các mạch máu bị sưng trong mũi, giúp chất dịch nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

2. Vỗ nhẹ lưng bé

Việc vỗ nhẹ lưng sẽ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy đỡ tức ngực và giúp làm lỏng các chất nhầy hơn, từ đó bé có thể sẽ hô hấp tốt hơn.

Tuy nhiên, cách làm này chỉ nên áp dụng một cách nhẹ nhàng và phải bảo đảm được tư thế vỗ lưng một cách chính xác như sau:

Cách 1: Đặt con nằm úp lên trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng của bé.

Xem thêm: Cách Điều Trị Viêm Da Demodex, Tìm Hiểu Bệnh Viêm Da Do Demodex

Cách 2: Đặt con ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 25 ~30° rồi vỗ nhẹ lưng bé.