Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng thích tham gia các trò chơi vận động, song có những lúc bạn vô tình gặp phải tai nạn ngoài ý muốn. Một trong những tình trạng bạn có thể gặp phải đó là bong gân cổ chân. Vậy biểu hiện khi bạn gặp phải tình trạng này là gì và cách xử lý ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tình trạng bong gân cổ chân

Một trong những vị trí rất dễ bị bong gân đó là cổ chân, bạn có thể gặp phải tai nạn này trong khi tham gia các trò chơi vận động hoặc vô tình bị ngã cầu thang, trẹo chân khi đi giày cao gót.

Bạn đang xem: Cách chữa trẹo cổ chân

*

Khi bị bong gân cổ chân, các dây chằng có thể bị đứt.

Hiện tượng bong gân cổ chân xảy ra khi các dây chằng nằm xung quanh khớp cổ chân bị chấn thương làm giãn hơn so với mức bình thường. Nghiêm trọng hơn, sau khi dây chằng khớp cổ chân bị giãn quá mức, chúng có thể bị rách. Tùy vào mức độ của vết thương, dây chằng có thể bị rách một phần hoặc toàn bộ.

Chúng ta thường khá chủ quan đối với những tai nạn như vậy, tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc cẩn thận thì vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và rất khó điều trị.

2. Ai dễ gặp phải chấn thương này

Khi bị bong gân ở cổ chân, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển, vận động. Chính vì thế, không một ai mong muốn gặp phải tình trạng kể trên. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ gặp chấn thương này cao nhất?

Bên cạnh những tai nạn đã kể trên, người đã từng bị bong gân rất dễ gặp phải tình trạng này thêm lần nữa nếu không cẩn thận. Ngoài ra, trong khi chơi thể thao bạn hãy đi giày ôm, vừa với chân và mềm mại để tránh nguy cơ gặp phải tai nạn. Khi đi bộ, chạy bạn hãy chọn những cung đường bằng phẳng. Đặc biệt, chúng ta hãy chú ý khi chơi các môn thể thao nhé!

*

Rất nhiều người bị bong gân khi chơi thể thao.

3. Những dấu hiệu thường gặp khi bị bong gân cổ chân

Chắc hẳn rất nhiều người chưa nắm được triệu chứng bong gân cổ chân là gì, chính vì thế, họ chủ quan và không biết cách chăm sóc mình.

Đầu tiên, khi bắt đầu bị bong gân, bạn sẽ cảm nhận được dây chằng bị rách hoặc có tiếng động báo hiệu trật chân. Ngay sau đó, bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau đớn do dây chằng ở cổ chân bị rách. Nếu càng để lâu, tình trạng sẽ càng trở nên nghiêm trọng và bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi cử động, di chuyển.

Bên cạnh những dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cũng sẽ thấy cổ chân của mình dần trở nên sưng to và không thể co, gập lại được. Đặc biệt, xung quanh cổ chân, những vết bầm tím xuất hiện và rất khó mất đi.

Nếu bạn không biết cách chăm sóc, tình trạng trở nên nặng hơn, bệnh nhân phải trải qua cơn đau liên tục. Rất nhiều người do chủ quan nên đã bị tê chân, thậm chí họ còn bị liệt chân. Nguyên nhân là do các dây thần kinh hoặc là mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng.

4. Cách điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân bị bong gân

Như đã phân tích ở trên, người bị bong gân cổ chân không nên chủ quan, họ cần được điều trị đúng cách để vết thương mau chóng hồi phục. Đối với những bệnh nhân bị nhẹ, họ có thể tự điều trị tại nhà và sơ cứu đúng cách.

4.1. Tự sơ cứu và điều trị tại nhà

*

Bạn nên chườm đá để sơ cứu sau khi bị chấn thương.

Việc đầu tiên chúng ta cần làm khi phát hiện cổ chân mình bị bong gân đó là chườm đá. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được tình trạng sưng, bầm tím ở cổ chân. Một trong những điều bạn cần lưu ý đó là tuyệt đối không được chườm nóng. Nếu không vết thương sẽ càng sưng to, gây khó khăn trong việc cử động.

Đặc biệt, trong khi bị bong gân, người bệnh nên hạn chế không vận động quá nhiều để tránh làm tổn thương. Tốt nhất, các bạn không di chuyển, đi lại khi không thực sự cần thiết. Một vài bí quyết bạn có thể áp dụng để cổ định phần cổ chân bị thương đó là sử dụng thanh nẹp, bó cổ chân lại.

Để việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, bệnh nhân bị bong gân cổ chân được khuyến khích nên sử dụng nạng, đây là cách hỗ trợ đi lại rất tốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong khi đi ngủ, các bạn cũng cần nhớ nâng cao cổ chân lên nhé!

4.2. Điều trị tại các cơ sở y tế

Đối với những người bị bong gân nghiêm trọng, chúng ta hãy đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách và hiệu quả nhất. Trong đó, để xác định mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được đi chụp X - quang và siêu âm hoặc là chụp cộng hưởng từ.

Trong thời gian bị chấn thương, việc áp dụng điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu thường được ưu tiên. Bởi vì, phương pháp này góp phần giúp các tổn thương mau chóng phục hồi. Bạn sẽ cảm thấy các cơ khỏe khoắn hơn so với khi vừa bị chấn thương. Ngoài ra, trong khi điều trị vật lý trị liệu, người bệnh sẽ hạn chế tối đa các tổn thương ngoài ý muốn mà họ có thể gặp phải.

Nếu bạn muốn giảm tình trạng sưng và đau nhức, bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc kháng viêm và chúng là các loại không kê toa. Khi sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn và cách chỉ định nhé!

*

Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để xác định mức độ chấn thương và cách điều trị.

5. Chăm sóc bệnh nhân bong gân cổ chân

Bên cạnh những phương pháp sơ cứu và điều trị kể trên, những người bị bong gân cổ chân cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để chấn thương mau lành. Đồng thời, việc hình thành những thói quen lành mạnh cũng hạn chế được các tai nạn không đáng có xảy ra.

Các bạn hãy cố gắng tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ như uống thuốc và dùng nạng hỗ trợ đi lại. Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp cổ chấn thương mau chóng phục hồi. Các bí quyết bạn cần nhớ đó là thường xuyên chườm đá và nâng cao chân.

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta nên chủ động bảo vệ mình, tránh những tai nạn đáng tiếc. Khi tham gia các trò chơi thể thao, bạn nên sử dụng đồ dùng có tác dụng bảo vệ cổ chân. Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì cũng nên lên kế hoạch giảm cân. Nhờ vậy, cổ chân của chúng ta sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực.

*

Tốt nhất chúng ta nên chọn loại giày phù hợp khi tham gia các trò chơi vận động.

Nếu sau vài ngày điều trị, các chấn thương do tình trạng bong gân cổ chân gây ra không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đi tái khám để bác sĩ kiểm tra và tìm phương hướng giải quyết phù hợp.

Xem thêm: Tin Tức Thừa Thiên Huế 24/7, Tin Tức Mới Nhất Về Thừa Thiên Huế

Có thể nói, chúng ta không thể tránh khỏi những tai nạn trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên bạn vẫn cần chủ động bảo vệ mình, đi lại cẩn thận. Nếu không may bị bong gân cổ chân, chúng ta hãy đi kiểm tra và thực hiện theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Như vậy, các chấn thương sẽ mau chóng lành lại và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.