Chân vòng kiềng là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Đa số các trường hợp là sinh lý phát triển bình thường của xương nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu bị chân vòng kiềng thì khi nào cần đi khám bác sĩ? Nguyên nhân của chân vòng kiềng là gì? Có thể điều trị hay phòng ngừa chân vòng kiềng hay không? Để trả lời các câu hỏi trên, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của BS.CKI Lâm Thị Xuân Nguyệt.

Bạn đang xem: Điều trị chân vòng kiềng ở người lớn


Chân vòng kiềng là gì?

Định nghĩa

Chân vòng kiềng (bow legs) là tình trạng một hoặc hai chân bị cong vòng ra ngoài. Khi hai bàn chân khép sát, hai mắt cá bên trong chạm vào nhau, trục hai chi dưới sẽ tạo thành hình dạng một vòng tròn nên gọi là vòng kiềng. Tình trạng này đôi khi còn được gọi là chân chữ O. Khi đó, sẽ có một khoảng trống rộng giữa hai gối trong tư thế đứng thẳng và cả khi chúng ta đi lại.1

*
*
*
*
*
*
*
*
Hình ảnh tập luyện với bóng Bosu

Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, hãy đến khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ phục hồi chức năng và nhà vật lý trị liệu. Họ có thể hỗ trợ để đảm bảo các bài tập của bạn là an toàn khi bạn thực hiện.

Lưu ý khi tập các bài tập giảm tình trạng chân vòng kiềng

Chọn hoạt động và môn thể thao an toàn4

Các môn thể thao có tác động thấp hơn hoặc không có tác động sẽ bảo vệ sức khỏe khớp gối tốt hơn, vì chúng hạn chế lực tác động qua khớp gối và ngăn ngừa các vấn đề mài mòn sụn khớp. Trường hợp đã bị đau chân, bạn có thể tìm các bài tập không tác động để thực hiện hoặc có thể chọn đạp xe hoặc bơi lội như một hình thức tập thể dục thay thế. Các bài tập thăng bằng và linh hoạt, chẳng hạn như yoga, thái cực quyền và Pilates cũng có thể có lợi. Hạn chế những bài tập tác động mạnh như: chạy bộ, đá bóng, tập aerobic, bóng rổ, tennis, bóng chuyền.

Các lời khuyên cho việc giữ an toàn4

Để đảm bảo an toàn khi vận động, người bị chân vòng kiềng có thể tham khảo một số tip sau đây:

Khi chạy, bạn hãy đảm bảo rằng đầu gối vẫn ở ngay trên các ngón chân mỗi khi bàn chân tiếp đất.Khi ngồi xổm, bạn không nên ngồi xổm sâu đến mức hông xuống dưới thấp hơn vị trí đầu gối. Giữ gối của bạn trên các ngón chân.Nên mang giày có sự hỗ trợ, chêm lót thích hợp.Tham khảo ý kiến của chuyên gia về giày dép hoặc bác sĩ chuyên khoa bàn chân để xác định loại giày hoặc miếng lót nào sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho bàn chân.

Chân vòng kiềng có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên khác với trẻ em diễn tiến thường là tự nhiên và tự hồi phục, còn ở người lớn thì biến dạng này thường là vấn đề bệnh lý và cần được điều trị. Nếu trẻ em sau 2 tuổi vẫn còn chân vòng kiềng, nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị sớm. Ở người lớn bị chân vòng kiềng thì nguyên nhân thường gặp là thoái hóa khớp gối và có thể đi kèm tình trạng béo phì. Để chỉnh sửa chân vòng kiềng cho người lớn thường phải áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Xem thêm: Việt Giải Trí

Chân vòng kiềng không chỉ làm ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn cả chức năng vận động. Tuy nhiên, nếu tập vận động đúng cách sẽ giúp phòng ngừa tác động xấu do chân vòng kiềng, cũng như là duy trì chức năng của hệ cơ xương khớp.