Chỉ một vết xước nhẹ trên ngón tay, bạn có thể đối mặt với nguy cơ tàn tật. Đó là khi bạn bị chín mé - một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở ngón tay.
Bạn đang xem: Điều trị chín mé ngón tay
Y học gọi chín mé là bệnh Panaris, một bệnh rất hay gặp trong các nhiễm khuẩn ở đầu ngón tay. Tác nhân gây bệnh thường là tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu gây mủ, đi vào cơ thể người bằng cách xâm nhập qua vết xước, vết châm, vết thương nhỏ. Đặc biệt, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở dễ dàng ở những người bị ra mồ hôi nhiều khiến cho bụi bặm bám vào da. Thường thì khi bị một vết xước, người bệnh rất chủ quan cho rằng đó chỉ là “chuyện nhỏ”, vết thương “qua loa”, sớm muộn gì thì cũng sẽ tự lành, không cần phải điều trị gì. Do đó, hầu như chẳng người bệnh nào chữa chín mé khi đang ở giai đoạn nhẹ. Chỉ đến khi bệnh quá nặng thì họ mới cuống cuồng đi khám, và việc điều trị lúc này đã trở nên khó khăn và rất tốn kém. Đó là chưa kể có nhiều di chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách, làm mất đi chức năng của bàn tay. Với những người lao động cần đến sự khéo léo, tinh vi của đôi bàn tay thì đó là một thiệt thòi rất lớn. Tùy theo tổn thương nông hay sâu mà người ta chia ra 3 loại chính: Chín mé nông, chín mé dưới da và chín mé sâu.
1. Chín mé nông: Những người bị chín mé nhẹ, ở thể nông thì tại chỗ tổn thương, mặt da chỉ đỏ ửng, hơi sưng, đau nhẹ. Lúc này, việc điều trị rất đơn giản, chỉ cần chườm nóng, bôi cồn, hay các thuốc sát khuẩn, vài ngày sẽ khỏi. Chín mé có thể thành nốt phỏng có mủ, đau ít tại đầu ngón tay, chỉ cần dùng kéo vô khuẩn cắt lớp da ở mụn phỏng, sát khuẩn, băng vô khuẩn. Loại chín mé cả vùng móng tay, phát triển rộng hơn, thường ở kẽ móng tay, do dằm, gai, kim, mảnh thủy tinh hoặc vết xước sau khi sửa móng tay gọi là “xước măng rô”. Bên kẽ móng tay sưng tấy, sau có thể có một chấm mủ, nếu không chữa, viêm phát triển lan ra xung quanh móng. Nếu mới bị, chỉ cần ngâm tay vào nước muối đặc, nước sát trùng vài lần, uống thuốc kháng sinh là khỏi. Để muộn, mủ sẽ lan ra quanh móng tay, lúc đó phải trích, rạch, dẫn lưu, có khi phải tháo móng. Sau khi khỏi, móng tay có thể mọc trở lại, nhưng xấu hoặc méo mó. Để hồi phục hoàn toàn có khi phải mất 2, 3 tháng.
Xem thêm: Tin Nhanh Bạc Liêu Hôm Nay, Tin Tức Mới Nhất Về Bạc Liêu
2. Chín mé dưới da: Đây là hình thái của chín mé chính danh, với xu hướng tiến triển vào sâu. Chín mé có thể chỉ bị ở đầu ngón tay. Bất cứ ngón nào cũng có thể bị, nhưng thường gặp nhất là ở ngón cái và ngón trỏ. Tình trạng nhiễm khuẩn ăn sâu vào các mô mỡ ở dưới da, làm căng mọng ngón tay. Vì vậy người bệnh cảm thấy rất đau, đến nỗi mất ăn, mất ngủ, đôi khi thấy đau giật. Dần dần chỗ viêm nhiễm thành mủ. Lúc này, các loại thuốc hầu như không giải quyết được triệt để “vấn đề” nữa, mà phải phẫu thuật (tiểu phẫu) để rạch rộng dẫn lưu mủ.
3. Chín mé sâu: Chín mé sâu thường là biến chứng của chín mé dưới da không được điều trị hoặc rạch không đủ sâu để dẫn lưu mủ, gây viêm xương, viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân gấp. Thường thì xương ở ngón cuối hay bị viêm, làm cho đốt cuối của ngón tay sưng to, đau, da tím đỏ, nếu để lâu sẽ tạo thành lỗ rò trên vết rạch cũ do viêm xương. Lúc này, nếu nhìn phim X quang sẽ thấy có hình ảnh viêm xương và có mảnh xương rời ra. Các bác sĩ sẽ phải rạch theo lỗ rò vào xương để tìm mảnh xương chết, sau đó mở rộng để lấy mảnh xương này ra. Thời gian điều trị chín mé sâu thường rất lâu, có khi phải mổ đi, mổ lại nhiều lần. Có khi phải cắt cả một đốt xương, nhưng cố gắng phải giữ lại phần gân, cơ và da