Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm Pa

admin

Với hơn 1.5 triệu dân sinh sống tại khu vực miền Trung Việt Nam hiện nay, người Chăm là một trong những dân tộc có văn minh phát triển và lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Cơ sở hình thành và phát triển của văn minh Chăm Pa xuất phát từ những yếu tố nào. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm Pa? Cùng Hoc365 khám phá ngay nhé.

Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa

Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa?

A. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ.
B. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh,
C. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa.
D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.

Đáp án: D. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.

Giải thích: Văn Minh Chăm Pa có nguồn gốc từ văn hóa Sa Huỳnh, hình thành từ việc lưu giữ và phát huy văn hóa bản địa. Đồng thời còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn minh Ấn Độ. Do đó, nội dung không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Chăm Pa đó là chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa.

Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa

Tham khảo thêm bài viếtvăn hóa bản địa của cư dân Chăm Pa trước khi tiếp nhận nền văn hóa từ bên ngoài nhé.

Chi tiết: Cơ sở hình thành văn minh Chăm Pa

Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa không phải là nội dung của cơ sở hình thành văn minh Chăm Pa. Dưới đây là chi tiết về cơ sở hình thành của nền vền minh này.

Điều kiện tự nhiên

  • Văn minh Chăm pa được hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn thuộc các tỉnh miền Trung và một phần của cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay.
  • Với sông Thu Bồn đổ phù sa, tạo ra đồng bằng màu mỡ, đây là điều kiện thuận lợi cho cư dân định cư và canh tác nông nghiệp.
  • Đường bờ biển dài đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển và trở thành nơi giao thoa văn hóa. Qua việc tiếp nhận các luồng di cư từ bên ngoài và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Cơ sở hình thành văn minh Chăm Pa

Cơ sở xã hội:

  • Khoảng thế kỉ V TCN, cư dân thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa.
  • Cơ cấu xã hội Sa Huỳnh là xã hội lãnh địa hay liên minh cụm làng, với thủ lĩnh tối cao đứng đầu.

Ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ:

  • Từ thời văn hóa Sa Huỳnh, cư dân Chăm Pa đã tiếp xúc với văn minh Ấn Độ, thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết, tôn giáo, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước.
  • Việc tiếp thu và ứng dụng thành tựu văn minh Ấn Độ đã góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển và trở nên rực rỡ.

Cơ sở hình thành văn minh Chăm Pa

Trắc nghiệm liên quan

Câu 1: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa?

A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiều, màu mỡ.
B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.

Câu 2: Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn minh nào sau đây?

A. Văn minh Ai Cập.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Hy Lạp.
D. Văn minh Trung Hoa.

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.
D. Buôn bán bằng đường biển.

Câu 4: Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Ấn Độ.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Đông Sơn.
D. Văn hóa Văn Lang.

Câu 5: Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa là gì?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hindu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

Cơ sở hình thành văn minh Chăm Pa

Hoc365 vừa cùng bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh câu hỏi nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm Pa? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên thường xuyên truy cập Hoc365 để cập nhật kiến thức mới nhé.