TÓM TẮT

Nhận biết gà bị khò khè như thế nào?Gà bị khò khè xổ mũi lâu ngày là do đâu?Cách chữa gà bị khò khè lên đờm chưa khỏiGà bị khò khè nấm họng lên đờm lâu ngày phòng bệnh thế nào?

Gà bị khò khè lên đờm sẽ dẫn tới sổ mũi và khó thở. Chúng ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt và thể chất của gà. Tích tụ lâu ngày sẽ suy nhược toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Dẫn tới sụt cân, gầy gò, ốm yếu. Đặc biệt nếu là gà chọi thì bị tụt lực, yếu chân, mất gân và rất khó để có thể tiếp tục tham gia những trận chiến đỉnh cao. Vào mùa hè thì khò khè còn đi kèm với nóng bức sẽ khiến gà nhanh mất sức hơn.

Bạn đang xem: Cách chữa đờm cho gà chọi

Nhận biết gà bị khò khè như thế nào?

Tất nhiên cần phải kiểm tra những vấn đề liên quan tới hô hấp như mắt, mũi, miệng. Đây là 3 bộ phận quan trọng nhất mà chủ có thể nhận ra bằng mắt thường của mình. Đặc biệt với các chiến kê thì chúng thực sự rất quan trọng ảnh hưởng tới cả tương lai của chúng.

*
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm mãn tính như thế nào?

Khó thở khò khè

Chắc chắn triệu chứng đầu tiên là phải khó thở và khò khè. Có thể nghe rõ âm thanh này phát ra từ miệng của gà. Chúng thường xuyên phải há mồm ra để có thể tăng thêm lượng không khí hít vào cơ thể. Do cổ họng, mũi bị bịt kín bởi đờm, dãi nên việc thở gần như chỉ bằng 2/3 so với lúc bình thường.

*
Gà bị khò khè thường mở cả mồm ra để thở.

Có đờm dãi trong mũi cổ họng

Nếu vạch mồm ra có thể thấy chúng xuất hiện nhiều đờm, dãi tron mũi, cổ họng. Đây là nguyên nhân chính khiến gà khó thở mà ai cũng biết. Hơn nữa những đờm dãi này còn có mùi hôi thối khá khó chịu đặc trưng.

Gà ủ rũ sụt cân xơ xác

Tất cả gần như các bộ phận của gà đều bị ảnh hưởng do hoạt động hô hấp không khỏe mạnh. Kéo theo việc hấp thu thức ăn, sức đề kháng, vận động cũng tương tự như vậy. Kéo dài lâu ngày dẫn tới gà không ăn uống được. Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng bắt đầu gầy và sụt cân. Hệ thống lông lá cũng từ đó mà xơ xác hơn.

*
Gà ủ rũ sụt cân nhìn xanh xao chỉ muốn thịt.

Đi ngoài phân xanh trắng

Một số nguyên nhân khiến gà bị khò khè còn có thể đi ngoài kèm phân xanh trắng hoặc khớp bị viêm, không đi đứng lại được bình thường. Nên nhớ rằng mỗi một triệu chứng có thể do một nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhé.

*
Gà đi ỉa phân xanh trắng có thể là nguyên nhân gà bị khò khè do bệnh Newcastle

Gà bị khò khè xổ mũi lâu ngày là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu do bị hen lâu ngày không khỏi dẫn tới khò khè. Từ nguyên nhân gà bị hen lại có những mầm bệnh khác nữa.

Gà bị hen lâu ngày

Việc gà bị hen khẹc có đờm là nguyên nhân chính dẫn tới việc gà bị khò khè. Chúng sinh ra đờm, dãi nhiều trong mũi và họng nên khiến cho gà khó thở. Ở trẻ nhỏ cần phải tiến hành lấy hết đờm dãi ra. Các ông bà bố mẹ ngày xưa áp dụng cách phổ biến là lấy mồm hút.

Nguyên nhân gà bị hen có thể do như :

Do bệnh CRD trên gà nên có sủi bọt trắng ở mắt, sau có thể gây mù. Gà bị viêm phế quản, viêm thanh quản lâu ngày triệu chứng đi kèm với khò khè là thận sưng, đờm có màu hồng ở miệng và mũi. Viêm đa khoang ORT vừa khò khè khó thở lại hay ngớp ngáp. Do bệnh Newcastle với triệu chứng ăn không tiêu, vón cục. ….

Thay đổi thời tiết

Việc thay đổi thời tiết đột ngột dẫn tới gà bị nhiễm lạnh. Khi đó chúng xuất hiện đờm, dãi trong khoang miệng cũng là một cơ chế thông báo của cơ thể gà. Khi đó chủ nhân cần có các biện pháp chống lạnh và chữa trị cho gà một cách hiệu quả nhất. Ngay cả trên người khi thay đổi thời tiết cũng hắt hơi, xổ mũi liên tùng tục.

Gà không được vỗ dãi

Sau các trận chiến, tập luyện vần hơi vần đòn mà không được vỗ dãi sẽ lâu dần sinh ra hen khẹc khò khè. Do chúng nuốt phải lông hoặc da của gà đối thủ. Vô tình những thứ này cũng đã có mầm bệnh sẵn. Đó là lý do vì sao mà nhiều sư kê vẫn phải vỗ dãi thường xuyên cho gà để tránh chúng bị hen khẹc khò khè.

*
Gà không vỗ dãi thường xuyên sau khi đá cũng có thể khiến gà bị khò khè.

Cách chữa gà bị khò khè lên đờm chưa khỏi

Nên xử lý ngay khi chúng mới có triệu chứng đầu tiên. Càng để lâu càng khó chữa và trở thành mãn tính và gây ra những hậu quả nặng nề cho gà của mình. Nhất là với gà chọi thì lại càng cẩn trọng vì chúng sẽ khiến gà yếu không đá được. Có thể sử dụng cách chữa gà bị khò khè bằng thuốc tây hoặc tham khảo các cách chữa dân gian an toàn hơn.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Đây là lựa chọn đầu tiên của người nuôi khi gặp tình trạng gà đá bị khò khè lâu ngày. Chúng có thể do các mầm bệnh hen bên trên gây ra. Kháng sinh sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các chất cần thiết để giảm và đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Nhất là những con gà bị lâu ngày thì gần như bị mãn tính cần dùng kháng sinh mạnh và liều cao hơn. Nhược điểm khi chữa gà bị khò khè bằng kháng sinh sẽ khiến gà mệt, có thể bị chột mất một khoảng thời gian. Tuy nhiên cũng sẽ nhanh khỏi hơn do dùng thuốc tây.

Những loại kháng sinh có thể sử dụng và cách dùng bên dưới nhé.

CRD-Pharm, Corymax-pharm, D.T.C Vit trộn trực tiếp vào thức ăn tùy theo nặng nhẹ mà điều chỉnh liều lượng. Ery sử dụng 1 ngày 1 viên chia 2 vào buổi sáng và tối. Ngày thứ 3 dùng hẳn 1 viên và đánh giá xem gà bị khò khè nữa hay không? Sử dụng hen đỏ cho gà uống sau 5-6 tiếng sẽ đỡ và sau khoảng 3-5 ngày hết hẳn.
*
Thuốc hen đỏ trị khò khè cho gà. Đây là thuốc tới từ Thái Lan có thể tìm bằng từ khóa Extra Plus cho gà.

Sử dụng tỏi

Tỏi được cho là 1 loại kháng sinh tự nhiên khá an toàn. Chúng có nhiều công dụng trong việc trị hen, đờm, khò khè và nâng cao sức khỏe cho gà. Ưu điểm an toàn, dễ kiếm và dễ sử dụng. Còn có thể sử dụng cho cả người nếu đã mất công ngâm với mật ong hoặc rượu.

Cho ăn trực tiếp tỏi tươi bằng cách đập dập và trộn với cơm. Mỗi lần 1 nhánh nhỏ cho ăn vào sáng tối trước khi đi ngủ. Cho uống nước đập tỏi tươi dập với liều lượng 2-4 tép tỏi đập dập tương ứng 1-2 lít nước. Cho uống hàng ngày trong khoảng 4-6 ngày dừng lại kiểm tra kết quả. Ngâm tỏi tươi với mật ong hoặc rượu xong cho gà uống trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng. Mỗi lần 0,5cc-1cc áp dụng với gà chọi. Còn nếu gà nuôi lấy thịt số lượng lớn thì pha với nước là phù hợp.
*
Sử dụng tỏi ngâm mật ong có thể chữa gà chọi bị khò khè không cần dùng thuốc.

Sử dụng trầu không ngâm muối

Lấy lá trầu không đập dập nát xong trộn với muối trắng hạt to và cho gà uống. Chúng sẽ giảm tiêu đờm hiệu quả và từ từ chữa bệnh gà bị hen khẹc cho gà. Chúng vừa tiêm đờm vừa sát khuẩn mà lại khá an toàn, dễ tìm kiếm và sử dụng.

Sử dụng các loại thuốc hen chuyên dụng

Có thể dùng các loại thuốc hen bán ngoài các cửa hàng thú y nếu là gà thịt số lượng lớn. Còn những ai nuôi gà đá, gà đòn có thể dùng thuốc chuyên dụng từ Thái Lan. Với chất lượng tốt đã được kiểm chứng kỹ càng giúp gà đạt hiệu quả tốt nhất có thể. Các loại thuốc hen của Thái Lan như Hen đỏ… sẽ là những ưu tiên số một.

Gà bị khò khè nấm họng lên đờm lâu ngày phòng bệnh thế nào?

Chúng ta ưu tiên phòng bệnh trước rồi mới tới chữa bệnh. Bởi đây là một bệnh dai dẳng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Không xác định đúng nguyên nhân sẽ rất khó để xử lý dứt điểm. Nhất là những con gà đá bị khò khè lâu ngày dần mãn tính gần như tỉ lệ chữa khỏi không được cao lắm.

Giữ gà luôn khỏe mạnh

Có sức khỏe là có tất cả thế nên việc gà khỏe mạnh không chỉ giúp cho chống được bệnh hen, bệnh khò khè mà nhiều bệnh khác nữa. Cơ thể khỏe mạnh tới ừ chế độ ăn uống và sinh hoạt, tập luyện kỹ càng. Chủ cần đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống bằng các loại thức ăn như thịt, cá, rau tươi, thóc, lúa đối với gà đá. Với những con gà nuôi lấy thịt thì những loại cám tăng trọng, cám cò, bổ xung thêm rau củ quả ăn tránh xót ruột.

*
Giữ gà luôn khỏe mạnh để tránh bị hen nhờ sức đề kháng tốt.

Có khu vực vận động rộng rãi cho gà bay nhảy. Nếu có thêm bồn tắm cát thì quá đẹp khi chúng thể hiện bản năng của mình. Những chú gà chọi cần phải vần hơi, vần đòn thường xuyên. Một tuần khoảng 1-2 lần với những trận hồ đòn, hơi cơ bản trong 10-12 phút là tốt nhất. Khi được vận động, phơi nắng đầy đủ thì tự khắc sức khỏe sẽ được tăng cường đảm bảo.

Tiêm phòng từ nhỏ

Nuôi gà chọi hay gà thịt không thể thiếu được việc tiêm phòng. Chúng sẽ giúp gà khỏe mạnh hơn và hạn chế bị các bệnh cơ bản thông thường. Những bệnh thường gặp như Newcastle, gà rủ, phân xanh phân trắng, Gumboro…. Có thể gây ra bệnh hen khẹc khò khè và vô số bệnh khác nữa. Việc tiêm vắc xin cũng sẽ giúp chống chịu với mầm bệnh tốt hơn khi bị nhiễm mầm bệnh từ những con gà khác.

*
Tiêm vắc xin gà từ nhỏ để tránh bị khò khè, hen khẹc.

Môi trường chuồng trại thông thoáng sạch sẽ

Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm quả đúng không sai. Khi chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ cũng sẽ giảm thiểu các yếu tố gây bệnh. Nên chú ý vệ sinh làm sạch nên chuồng định kỳ vài ngày hoặc một tuần. Thay mới chất độn chuồng bằng vỏ trấu hoặc cát để tránh mầm bệnh lây lan. Đối với các chất dọn chuồng xong cần phải rắc vôi bột khử trùng hợp lý.

Hệ thống không khí trong chuồng cần phải thông thoáng nhưng giữ nhiệt độ ổn định và tránh gió lùa. Tuy rằng đã có hệ thống lông vũ nhưng vẫn cần phải có cách để giữ ấm cơ thể. Vào mùa đông nên bổ xung hệ thống đèn sưởi giữ ấm cho gà chọi và gà nuôi lấy thịt.

Có khu cách ly nhiễm bệnh

VỚi những cá thể gà bị khò khè, bọt mắt, sưng mắt có đờm thì cần phát hiện sớm để tiến hành cách ly. Dù là mầm bệnh nào thì cũng cần phải cách ly để theo dõi và xử lý. Khu vực này nên cách xa khu nuôi nhốt chính và nguồn nước của gà. Khi đó xác định được mầm bệnh để có cách xử lý va cũng hạn chế được việc mầm bệnh lây lan ra cả đàn.

Xem thêm: Những Cách Điều Trị Mụn Dưới Da Được Bác Sĩ Khuyên Dùng, 9 Cách Đánh Bật Mụn Ẩn Ra Khỏi Làn Da Của Bạn

*
Chuồng trại nuôi gà sạch sẽ để tránh lây bệnh cho nhau.

Vỗ dãi khi vần hơi vần đòn

Việc vỗ dãi sau khi trận chiến sẽ giúp loại bỏ lông và các mầm bệnh. Hạn chế được đờm dãi trong cổ họng của gà sẽ tránh được các mầm bệnh cần thiết. Những đờm dãi có thể là nơi tập kết rất nhiều vi khuẩn mầm bệnh cho gà không chỉ riêng bệnh gà bị khò khè hen khẹc.

Với những chia sẻ của chúng tôi hy vọng rằng khách hàng đã biết được cách chữa gà bị khò khè lên đờm lâu ngày. Và biết được gà bị khò khè cho uống thuốc gì. Nếu cần thêm sự trợ giúp của bacsitructuyen.edu.vn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi nhé!