Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần nói mơ trong khi ngủ. Đặc điểm chung của các câu nói đó là thường ngắn gọn, vô nghĩa, kéo dài trong 1 hoặc 2 giây và không có dấu hiệu của sự suy nghĩ. Qua bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ mách bạn 7 mẹo chữa trị tật nói mơ khi ngủ mà bạn cần biết!


*

Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần nói mơ trong khi ngủ. Đặc điểm chung của các câu nói đó là thường ngắn gọn, vô nghĩa, kéo dài trong 1 hoặc 2 giây và không có dấu hiệu của sự suy nghĩ. Qua bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ mách bạn 7 mẹo chữa trị tật nói mơ khi ngủ mà bạn cần biết!

*

Nói mơ khi ngủ là gì?

Nói mơ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, không phải là một loại bệnh và hoàn toàn không nguy hiểm.

Bạn đang xem: Cách chữa tật nói mơ khi ngủ

Hiện tượng này thường gặp nhất ở trẻ em. Ở người trưởng thành, nói mơ thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng thần kinh, ví dụ như khi bị sốt cao, stress, thiếu ngủ... Khi căng thẳng mệt mỏi, nhịp thở của chúng ta thường nhanh lên, các cơ luôn bị căng thẳng và không ngừng cử động, hoạt động của vỏ não tăng, giấc mơ xuất hiện, có người nói mơ thành tiếng, có người không. Những người nói mơ không hề ý thức được việc mình đang nói chuyện và khi tỉnh dậy cũng không nhớ gì về việc ấy.

Nội dung nói mơ thường liên quan đến các sự kiện ban ngày hoặc những sự kiện đã qua gây ấn tượng mạnh đối với người nói mơ.

Vì sao khi ngủ lại nói mơ?

Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần nói mơ trong khi ngủ. Hiện tượng này có thể xảy ra trong cả giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh) lẫn Non-REM (giai đoạn không có chuyển động mắt nhanh).

*

Trong giấc ngủ REM (giai đoạn mơ), nó được tạo ra bởi “bước đột phá” của lời nói giấc mơ: vài từ ngữ đặc trưng trong giấc mơ sẽ nhanh chóng được chuyển về miệng và dây thanh, từ đó phát ra thành tiếng. Nói mê cũng có thể xuất hiện trong quá trình “thức tạm thời”, lúc người ta đang ở tình trạng nửa tỉnh nửa mê và khi có dấu hiệu của sự tỉnh táo xen vào thời gian ngủ, cho phép chúng ta nói chuyện (nhưng là những câu chuyện vô nghĩa).

Các nghiên cứu cho thấy, nói mơ khi ngủ xảy ra ở hơn một nửa số trẻ em và giảm dần khi chúng ta già. Ở người trưởng thành, đây được coi là một loại rối loạn giấc ngủ, có thể là kết quả của sự căng thẳng và nhiều yếu tố khác.

Vì hiện tượng nói mơ khi ngủ xảy ra trong thời điểm chồng chéo các trạng thái ý thức, nên nó thường chỉ kéo dài chỉ một hoặc hai giây.

Nói mơ - tự nhiên hay là bệnh?

Nói mơ khi đang ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một bệnh. Trong giấc ngủ, cơ thể bạn có thể có những biến đổi như nhịp thở nhanh lên, hoạt động của vỏ não tăng, cơ mắt cử động nhanh, giãn cơ... Khi cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng... vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, giấc mơ mới xuất hiện, có người khi mơ nói ra thành tiếng, gọi là mơ nói.

Mơ nói, còn gọi là somniloquy, một rối loạn giấc ngủ. Một người có thể nói chuyện khi đang ngủ nhưng lại không nhận thức được mình đang nói chuyện. Người nói mơ khi ngủ thường nói những câu không đầy đủ, lộn xộn, sai ngữ pháp hoặc thậm chí có khi còn lẩm bẩm.

*

Tật này ở từng người cũng khác nhau, có người khi được hỏi sẽ nói tiếp, có người chỉ nói một câu rồi thôi... Điều này tùy thuộc vào sự thay đổi sinh lý và tâm lý.

Chưa thấy tài liệu nào khẳng định nói mơ khi ngủ là một dạng bệnh lý tâm thần, tuy nhiên tật này có thể gây nên những bất tiện, như làm mất giấc ngủ của người khác hoặc nói điều gì đó không hay.

7 mẹo chữa trị tật nói mơ khi ngủ mà bạn cần biết!

Bạn không cần phải lo lắng về chứng nói mơ khi ngủ nhưng nếu muốn, bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng này bằng những cách sau:

Duy trì thói quen ngủ đúng giờ

Hãy tự tạo cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ và sắp xếp lịch ngủ cũng như thời gian ngủ một cách cố định kể cả trong những ngày cuối tuần và ngày nghỉ.

Ngủ đủ giấc

Hãy cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày của bạn để đảm bảo bạn có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nếu được nghỉ ngơi tốt, bạn sẽ giảm dần hiện tượng nói mơ khi ngủ.

Hoạt động nhiều vào ban ngày

Thay vì ngồi một chỗ ở văn phòng, bạn hãy tham gia một số hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cơ thể để có một giấc ngủ thật ngon và ban đêm.

Tránh thức dậy lúc nửa đêm

Nếu bạn có thói quen thức dậy lúc nửa đêm để làm việc, học tập hay đơn giản là đi vệ sinh thì nên tập để bỏ thói quen đó.

Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

Bạn nên ăn trước khi đi ngủ tối thiểu từ 2 - 3 tiếng và chỉ nên ăn nhẹ. Bạn cũng không nên uống thức uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ.

Xem thêm: Cách Chữa Bệnh Chín Mé Ngón Tay Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả, Xử Trí Khi Bị Chín Mé

Sắp xếp lại phòng ngủ

Có thể bạn không biết nhưng phòng ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc bạn có một giấc ngủ ngon hay không. Hãy sắp xếp để cho ban ngày, ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào phòng và buổi tối bạn cũng có thể để đèn mờ khi ngủ

*

Đảm bảo rằng bạn cảm thấy thoải mái khi ngủ

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá nóng để có một giấc ngủ thoải mái

Nói mơ khi ngủ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường mà không phải là bệnh. Hi vọng 7 mẹo nhỏ đơn giản trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này và có một giấc ngủ thật trọn vẹn.