Chào anh em nghệ nhân, khi nhắc tới chào mào bị ngoái thì ai cũng biết rồi , chắc anh em nào cũng đã từng một lần tụt hứng vì chú chim mình thích bỗng ngoái, lộn, bu nóc. Thử nhiều cách nhưng đâu lại vào đấy và đã có rất nhiều anh em nản chí mà mất đi chú chào mào hay. Hôm nay Chào mào việt xin hướng dẫn anh em 1 số cách giúp chữa chào mào ngoái ngửa hiệu quả nhất.

Bạn đang xem: Cách chữa chào mào bị ngoái


Những nguyên nhân khiến chào mào bị ngoái ngửa

Là một loài chim hót hay lại dễ thuần, Chào mào luôn nằm trong danh sách những loài được giới chơi chim đặc biệt yêu thích. Sở hữu một chú chim đẹp, khỏe mạnh là điều mà bất kỳ người chơi chim nào cũng đều mong muốn. Tuy nhiên, sau một thời gian chăm sóc, rất nhiều người chơi chim nhận thấy hiện tượng chào mào bị ngoái xuất hiện. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

Nguyên nhân 1: Chào mào bổi mới bắt về dễ sinh ngoái ngửa

Thông thường chúng ta hay thấy chào mào bị ngoái cổ khi còn là chim bổi, chim bổi mới mua về dễ phát sinh hoảng loạn, khi hoảng loạn nên chim bám vành lồng và nóc lồng sinh ra ngoái.Thường con chim ngoái ngước, hay đâm đầu vào nan lồng chủ đích là tìm lối thoát vì nó là loài vật hoang dã và ưa sự tự do .Chúng ta bắt ép nó vào lồng thì phải biết cách thuần hóa, thuần hóa sai thì sinh lỗi mà thôi .Chào mào bổi thì rất nhát người, luôn muốn tìm lối thoát thân nhưng nhiều anh em gọt bổi không đúng cách, cho ở lồng quá nhỏ, để cầu thế sai, trùm áo lồng sai cách, dùng các cách lỗi thời như quấn băng keo lên đầu lồng, treo lồng quá cao hoặc quá thấp nên chú chim theo bản năng hết mình đi tìm chỗ trốn thoát và sinh ra ra lỗi ngoái ngửa

Nguyên nhân 2: Thay đổi hoàn cảnh sống đột ngột

Thay đổi lồng đột ngột, từ tròn sang vuông và từ vuông sang tròn, từ cao xuống thấp từ thấp lên cao. Vì khi ta thay đổi lồng tức là thay nhà mới, thay chỗ ở cho chim. Nên có những con chim cũng cứ đảo đầu thăm dò, nhiều con chim cũng từ thế mà khiến chào mào ngoái cổNhiều chú chim khi đã qua được giai đoạn nhát người , đã thuần hóa được trên 60% nhưng khi đổi chủ hoặc đổi địa điểm sinh sống lại tự dưng sinh tật ngoái ngửa .Đấy là do con chim bị sock , phải đột ngột thay đổi để phù hợp với môi trường mới chưa thích ứng kịp đâm ra hoảng sợ với mọi thứ xung quanh hoặc tạo thói quen mới để phù hợp với hoàn cảnh đâm ra làm cho chào mào bị ngoái.Thường anh em mua chim thuần nên mua lun lồng để tránh chim hoảng và cần thời gian thích ứng.Đặt lồng chim dưới bóng đèn quá lâu, một trong những sai lầm thường gặp của người ít kinh nghiệm chơi chim gây ra hiện tượng chào mào bị ngoái cổ đó là đặt lồng chim dưới ánh đèn vào lúc chiều tối.Bởi khi mặt trời lặn là lúc nên cho chào mào đi ngủ, nếu đặt lồng dưới ánh sáng đèn sẽ làm thu hút sự chú ý của chào mào. Khiến chào mào có xu hướng ngửa cổ hướng lên trời.

Nguyên nhân 3: Khi thay lông cũng có thể khiến chào mào bị ngoái ngửa

Sinh tật trong thời kỳ thay lông là điều không hiếm mấy, trong giai đoạn chào mào thay lông nó mất sức nhiều, đề kháng kém tâm sinh lý cũng không ổn định ( lửa lúc lên lúc xuống ).

Nguyên nhân 4: Lồng nuôi chào mào không phù hợp

Đây là nguyên nhân chủ yếu làm chào mào sinh ngoái ngữa nếu không nhận ra sớm thì tạo thành thói quen và tật.Lồng quá hẹp và nóc quá cong làm cho con chim có quán tính nhìn hướng ngước lên nóc để chuyền cầu, các anh em nuôi chim mồi mà bỏ miết trong lồng bẫy thì hỏi chim sinh tật là do ai.Cầu thế để sai, anh em chú ý thường con chim hay ngước khi đứng trên cầu ngang và sát nóc lồng ( tức là cầu tầng trên chứ nặng lắm mới đứng tầng dưới ngước ).Cầu để gần nóc và thế cầu cụt ngày xưa hay dùng cũng là nguyên nhân sinh ngoái ngửa. Anh em chơi lồng tròn thì nên đi cầu bán nguyệt .. sẽ hạn chế sinh tật hơnCó vật thể lạ trong lồng làm chim sợ, như cóng nước lạ, đế phân có tấp lót lòe loẹt làm chim sợ, sẽ khiến cho chào mào bị ngoái cổ

*

Cách phòng chống chào mào bị ngoái cổ

Cách 1: Đối với chim mộc ta không nên mở tung áo lồng, không nên ép vào chỗ đông người quá, mà ta đậy nửa lồng bên trên hoặc hé mở rồi dần dần theo dõi con chim này như nào rồi mới mở dần áo theo thời gian.Khi áo lồng đã được mở ra dần thì cũng là lúc mình có thể cho chim chào mào mộc tiếp xúc nơi đông người, treo quá đầu người rồi thấp dần thấp dần. ( đó để giúp chim hạn chế hoảng loạng thích nghi dần dần, nên sẽ phòng được bệnh ngoái từ ban đầu.Cách 2: Khi mặt trời lặn cũng là lúc cho chim đi ngủ, Không dùng áo lồng đỏ mỏng trên thị trường mà chúng ta dùng áo lồng tối mầu ( tím than , đen , nâu ) ánh đèn ko xuyên qua được. Đừng để mở áo lồng khi tối có ánh điện nếu không sẽ làm chào mào bị ngoáiCách 3: Khi thay lồng cho chim ( thay nhà mới ) ta nên theo dõi từng bước nhảy, từng cử chỉ hướng mắt của chim. Nếu chim thích nghi thì thôi còn nếu chim có vẻ cúp mào và có những bước nhảy thất thường mà qua 1 ngày vẫn tình trạng như vậy thì ta nên cho chim lại lồng cũ. Sẽ không làm cho chào mào bị ngoái ngửa nữa.Cách 4: Vấn đề chim hoảng ngoái trong lồng tắm, thì anh em nên cách li tắm. 1 tuần cho tắm 1 lần và kè với 1 con khác.Cách 5: Nếu chim nuôi ở lồng tròn các bạn cho chim chơi loại cầu bán nguyệt . Bộ cầu bán nguyệt này cũng còn khá mới mẻ và xa lạ đối với đa số anh em chơi chào mào . Cầu bán nguyệt giúp chim hạn chế bám vành, đu nóc và không ngước nhiều khi nhảy.

Thêm 1 số chú ý về lồng, cầu, áo lồng để giúp anh em hạn chế lỗi chào mào bị ngoái ngửa

Lồng chim: nên cho chim ở lồng vuông 19 nan 3 tầng, lồng ép bổi là cái lồng dễ khiến chào mào bị ngoái đối với những chim bổiCầu thế: cầu tầng trên thì lun là cầu bán nguyệt và cách nóc 8 phân trở lên . Bố trí cầu cho hợp lý .. thường mới mua chim về nếu không mua lun lồng thì cố bố trí sao cho giống chũ cũ . Chú ý thế nhảy của chú chim mà để cầu hợp lý . Thường mình hay để 2 cầu bán nguyệt 1 cầu thẳng cho chim dễ chuyền khi đấu café . Và các thế cầu đặc biệt để chim ít nhìn lên phía trên như 1 cầu trên 2 cầu bán nguyệt phía dưới ..Áo trùm: Luôn là có màu tối, đối với bổi thì nên trùm kín lồng và hở một mặt ( trùm chữ A ) treo chim lun ở vị trí ngang đầu người không cao hoặc thấp quá và tuyệt đối không để dưới đất.Chế độ chăm: Thì trùm áo chữ A , chỉ mở hết cỡ khi đấu , tắm , tập lực cho chim có thói quen không đứng nhảy loạn xạ.Và cái cần nhất vẫn là thái độ kiên trì của anh em .. muốn sỡ hữu chim hay thì phải kiên trì thôi .. con chim hay con người cũng vậy cái gì cũng cần có thời gian.

*

Cách chữa chào mào bị ngoái ngửa hiệu quả

Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến chào mào bị ngoái cổ, thì phải loại bỏ ngay cái nguyên nhân đó .. khi chim mới có tật chỉ ngước nhẹ, lúc này sẽ rất dễ chữa cho chim khỏi bệnh hoàn toàn

Cách 1: Anh em đầu tư ngay một cái lồng kiểu thái có tầng trên hóp vào, đặt 4 cầu góc ở tầng trên hoặc 2 góc thôi, siêng trùm áo.Cách 2: Cho ra lồng avi 1 thời gian, khi thấy ổn định thì từ từ cho vào lồng mới thay lồng khác cũng là một biện pháp đôi khi con chim nó hợp lồngcách 3: Tuyệt chiêu cầu xích đu là loại cầu dùng cho mấy con vẹt. Làm liền cho chim cưng 1 câu bảo đảm không dám santo thứ 2 cầu chạy, anh em lấy một cây cầu ngang làm sao cho nó rỗng ruột và sâu được dây thép qua, khi kiểu như cái ống hút mà sâu dây thép qua đấy, chim đứng lên thì cái phần ngoài sẽ xoay để giữ thăng bằng thì chim không dám chuyền qua cầu khác nữa, nhưng cách này hơi ác anh em hạn chế đề phòng chim đau chân.Cách 4: Dùng lồng vuông cao, vanh trên cùng tức gần nóc lồng vuông anh em bảo cửa hàng (hoặc tự anh em làm ) 4 cầu bán nguyệt nhỏ, đặt 4 góc lồng – Xiên chuối ( hoa quả ) anh em đặt trên chổ cầu bán nguyệt. Thức ăn, nước,anh em vẫn để cầu chính ở dưới.Cách 5: Anh em cho chim ở lổng lực 1m với cách bố trí 4 cầu mỗi cầu cách nhau 20 cm. Cách này chim sẽ có nhiều không gian đậu cầu hơn, dần dần sẽ làm chào mào hết hiện tượng ngoái ngửa.

Xem thêm: Top 15 Cách Chữa Viêm Họng, Amidan Tại Nhà, Bệnh Viện Nhi Đồng Tp

.

> Như đã nói con chim ngoài trời thì làm gì có lỗi, cái chính vẫn do con người chúng ta mà ra. ngoái ngữa hay lộn thì cũng là cái quan niệm chúng ta đặt ra mà thôi.> Con hiền thì ít lỗi con dữ hay tật, vậy nên chọn con hiền hay con dữ? Ta cần con dũng mãnh chứ không cần con mẫu để ngắm.> Con người còn có lỗi nói chi chim, mọi sự do con người tự suy nghĩ tự áp đặt mà ra “ thả lỏng và suy theo tự nhiên mới là đam mê thật thụ”.> Đấy cũng là một cách để thử thách lòng kiên nhẫn và trau dồi kinh nghiệm đấy anh em à Không có gì là không thể.> Chúc anh em tận hưởng được nhiều niềm vui từ đam mê của mình. hãy theo dõi kênh youtube của mình để có thêm nhiều kinh nghiệm hay về chào mào.> Anh em có thể tham khảo thêm 1 số các loại bệnh về chào mào tại link này