Ngứa hậu môn không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của mọi người. Song bệnh ngứa hậu môn lại gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị tình trạng ngứa ngáy hậu môn.

Bạn đang xem: Cách chữa ngứa hậu môn

1. Bệnh ngứa hậu môn

Hiện tượng ngứa hậu môn không còn xa lạ đối với chúng ta với những triệu chứng như ngứa ngáy vùng da quanh hậu môn. Thậm chí, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu này còn lây sang các khu vực xung quanh, có thể kể tới như âm hộ hoặc vùng da bìu. Những biểu hiện trên tuy không đe dọa tới sức khỏe nhưng cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu, sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn hơn.

*

Ngứa hậu môn là vấn đề rất nhiều người gặp phải

Tùy vào tình trạng của mỗi người, hiện tượng ngứa hậu môn có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài hoặc ngắn. Đối với một số người, cảm giác ngứa hậu môn tự biến mất sau một khoảng thời gian ngắn. Song có nhiều bạn phải đối mặt với tình trạng này khá lâu, thậm chí các triệu chứng không tự biến mất mà phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải hiện tượng trên, có thể hiểu bạn đang mắc bệnh ngứa hậu môn.

2. Phát hiện triệu chứng bệnh ngứa hậu môn

Như đã nói ở trên, mọi người thường chủ quan và không để tâm tới tình trạng hậu môn ngứa ngáy, điều này có thể khiến bệnh trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, đồng thời việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Để giảm thiểu những vấn đề kể trên, chúng ta nên tìm hiểu và nắm được một số triệu chứng mà bệnh nhân ngứa hậu môn hay gặp phải.

Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da nằm xung quanh hậu môn. Thậm chí, họ sẽ thấy nóng rát, điều này khiến hoạt động hàng ngày gặp nhiều khó khăn, người bệnh luôn trong trạng thái không thoải mái. Đây là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn biết được mình có mắc bệnh ngứa hậu môn hay không?

*

Người mắc bệnh ngứa hậu môn thường bị trầy xước, nhiễm trùng vùng da quanh hậu môn

Thông thường, bệnh nhân có thói quen gãi vào những vùng da hậu môn đang bị tổn thương, ngứa ngáy. Thói quen này là nguyên nhân khiến vùng da xung quanh hậu môn trầy xước, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu phát hiện ra triệu chứng kể trên, mọi người nên chăm sóc vùng da tổn thương thật cẩn thận, đồng thời đi khám và điều trị sớm.

Một số trường hợp bệnh nhân còn đối mặt với tình trạng chảy máu hậu môn, lúc này bệnh đã diễn biến nặng hơn và cần được chữa trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bình thường, triệu chứng chảy máu hậu môn sẽ xảy ra nhiều hơn vào ban đêm, mọi người nên lưu ý vấn đề này.

3. Tại sao cần cảnh giác với bệnh ngứa hậu môn

Nhiều người thắc mắc, tình trạng ngứa hậu môn vốn không đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, vậy tại sao chúng ta vẫn phải cảnh giác? Trên thực tế, bệnh ngứa hậu môn xuất phát từ hai nguyên nhân chính, đó là do những thói quen không lành mạnh của bạn hoặc do bệnh lý gây nên. Mọi người nên xác định được nguyên nhân gây bệnh là gì và có hướng giải quyết, điều trị hợp lý nhất. Nếu không, bệnh có nguy cơ diễn biến phức tạp hơn và ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và sức khỏe của bạn.

3.1. Bị ngứa hậu môn do những thói quen không tốt

Khá nhiều bạn mắc bệnh là do thói quen vệ sinh hậu môn chưa khoa học, không đảm bảo sạch sẽ. Cụ thể, sau khi đi vệ sinh, một số người không vệ sinh lại cẩn thận hoặc rửa không sạch, xà phòng vẫn còn đọng lại. Đây chính là lý do vì sao hậu môn dễ bị kích ứng và ngứa ngáy. Qua đây, chúng ta cũng hiểu được tầm quan trọng của thói quen vệ sinh hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

*

Vệsinh không sạch sẽ sau khi đi đại tiện là nguyên nhân dẫn tới bệnh ngứa hậu môn

Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm làm sạch chứa nhiều hóa chất, giấy vệ sinh chứa thành phần chất tạo mùi cũng là lý do khiến nhiều bạn mắc bệnh ngứa hậu môn. Tốt nhất, chúng ta nên ưu tiên sử dụng sản phẩm lành tính, dịu nhẹ và an toàn với làn da. Như vậy tình trạng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, ngứa ngáy sẽ giảm bớt.

Đặc biệt, các bác sĩ cũng cho biết tình trạng ngứa hậu môn có thể xảy ra nếu chúng ta thường xuyên ăn đồ cay nóng hoặc uống bia, rượu và các loại đồ uống có cồn khác. Nếu biết xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, mọi người sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh ngứa ngáy hậu môn.

3.2. Bị ngứa hậu môn do bệnh lý

Sở dĩ chúng ta cần cảnh giác với tình trạng ngứa hậu môn bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý. Nếu mọi người quan tâm điều trị và kiểm soát tốt vấn đề ngứa ngáy, da tổn thương thì các bệnh lý sẽ không chuyển biến nặng.

Khi vùng hậu môn bị nhiễm nấm men, bệnh nhân thường đối mặt với triệu chứng ngứa rát hậu môn, thậm chí là hiện tượng lở loét chảy máu. Nấm men khiến vùng da xung quanh hậu môn bị tổn thương nặng nề, ảnh hưởng tới vận động hàng ngày của chúng ta.

*

Nhiều người bị ngứa hậu môn do bệnh tiêu chảy

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết những người bị tiêu chảy cấp cũng hay bị ngứa hậu môn. Bởi vì phân lỏng rất dễ bám lại trên bề mặt da xung quanh hậu môn. Khi bạn không chú trọng vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tình trạng ngứa ngáy sẽ xảy ra liên tục và khiến chúng ta khó chịu vô cùng.

Ngoài ra, ngứa hậu môn cũng là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ, nhiễm giun và tình trạng rò rỉ hậu môn. Ngay khi phát hiện ra mình mắc bệnh ngứa hậu môn, chúng ta nên chủ động đi khám và chữa trị theo phác đồ mà bác sĩ đề ra. Như vậy, sinh hoạt hàng ngày của bạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe.

4. Bí quyết kiểm soát tình trạng ngứa hậu môn

Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất dành cho bạn. Trước tiên, mọi người cần quan tâm vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện. Để tránh tình trạng kích ứng, ngứa ngáy, chúng ta nhớ lựa chọn sản phẩm làm sạch với thành phần lành tính, dịu nhẹ, tránh chà xát quá mạnh lên bề mặt da. Bên cạnh đó, mọi người nhớ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng hoặc các loại đồ uống chứa cồn không có lợi cho sức khỏe.

*

Bệnh nhân thường sử dụng thuốc bôi để điều trị

Trong điều trị bệnh ngứa hậu môn, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân các loại thuốc bôi ngoài da với thành phần gồm hydrocortisone hoặc oxide kẽm, histamin,… Hầu hết các sản phẩm trên đều có khả năng giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, bạn sẽ sử dụng loại thuốc thích hợp nhất. Đặc biệt, chúng ta không được lạm dụng thuốc bôi, dùng quá liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn.

Xem thêm: Mách Bạn Cách Chữa Cận Thị Hiệu Quả, Cách Chữa Cận Thị Nặng Tại Nhà Hiệu Quả

Qua bài viết này, chắc hẳn chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về bệnh ngứa hậu môn và cách điều trị, kiểm soát các triệu chứng bệnh. Dù không gây hại tới sức khỏe, mọi người cũng nên quan tâm điều trị dứt điểm, cải thiện chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.