Tình trạng thợ hàn tiếp xúc với khói hàn, tia lửa điện gây ra tình trạng bỏng rát mặt sau khi làm việc đã không còn lạ lẫm. Tuy vậy vẫn có rất nhiều người, thậm chí là cả những người trực tiếp làm công việc hàn xì không có đủ kiến thức và kĩ năng ứng xử khi bị bỏng rát mặt do tia lửa hàn. Vậy khi hàn xì bị rát mặt phải làm sao? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này và muốn phòng tránh cũng như là bảo vệ cho chính bản thân mình hoặc những người xung quanh thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Cách chữa rát mặt khi hàn

Hàn xì bị rát mặt – nguyên nhân do đâu?

Tình trạng hàn xì bị rát mặt, hay nặng hơn là bị bỏng hàn thường bắt gặp ở thợ hàn làm công việc hàn xì chưa có kinh nghiệm, những người mới làm việc. Do họ chưa hiểu hết các tác hại của tia lửa điện hoặc chủ quan không sử dụng hay sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động cũng như mặt nạ hàn xì đúng cách. 

*

Bởi vì trong quá trình hàn sẽ sinh ra rất nhiều khói hàn, bụi kim loại, tia hồ quang điện, tia tử ngoại ánh sáng. Có thể chứa cả tia bức xạ hay tia UV gây ra tổn thương rất nặng cho da nếu tiếp xúc ở cự li gần như vị trí của thợ hàn. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến bị bỏng nặng hoặc lâu ngày nếu không được bảo vệ che chắn tốt có thể bị ung thư da. Chính vì thế mà kính bảo hộ được xem là cứu tinh cho thợ hàn.

Hàn xì bị rát mặt được phân chia ra mấy cấp độ?

Công việc hàn xì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi công nhân làm việc chưa quen việc hoặc chủ quan trong khi phòng tránh, không những thế, những ảnh hưởng của hơi khói hàn cũng có thể làm bạn có di chứng về sau. Để điều trị hiệu quả cần phải xem xét kĩ tình trạng bỏng rát đang ở mức nào.

Cấp độ 1: da chỉ bị rát và sưng nhẹ, hơi đau. Khi ấn xuống da thì có màu trắng, trong trường hợp này da sẽ tự lột trong 2 -3 ngày để thay da mới.

Cấp độ 2: Viết bỏng trên da sẽ dày hơn, xuất hiện các vết loang lổ. Cách chữa trị trong trường hợp này sẽ khó khăn hơn vì trên da có các mụn nước và tình trạng tổn thương trên da gây khó chịu.

Cấp độ 3: là cấp độ nặng nhất cũng rất hiếm người bị trong khi hàn cơ khí. Nạn nhân phải chịu đau rát thậm chí mất cảm giác vì mô phải chịu nhiều tổn thương. Bạn sẽ thấy các vết thương chuyển sang màu trắng hoặc cháy xém nghiêm trọng.

*

 

Khi hàn xì bị rát mặt phải làm sao?

Đây là tình trạng thường ở mức độ rát mặt tức là tổn thương ở cấp độ 1. Lúc này có thể bạn không cần phải đi khám bệnh viện mà chỉ cần điều trị tại nhà cũng có thể tư khỏi.

Dùng nha đam:

Nha đam được coi là một loại dược liệu có khả năng làm dịu và làm mát cho da. Bạn có thể lấy nha đam và cắt bỏ phần vỏ, sử dụng phần ruột trắng sau đó đắp trực tiếp lên da trong khoảng 10 -15p. Bạn sẽ cảm nhận được sự đau rát đã dịu đi rất nhiều. Lưu ý khi gọt vỏ nha đam bạn cần tránh không để cho vỏ dính vào ruột, vì phần nhựa nha đam ở trong vỏ khá độc có thể gây tác dụng ngược.

*

Dùng nước đá lạnh:

Bạn có thể dùng một vài viên đá nhỏ, đập vụn, sau đó cho vào túi sạch, chườm lên mặt. Tuy cách làm này khá đơn giản nhưng có thể làm dịu đi các vết bỏng rát, giảm cảm giác nóng rát, và giảm sưng nhanh chóng trên khuôn mặt chỉ trong vài phút.

*

Lưu ý: bạn phải chườm thật nhẹ nhàng khi tiếp xúc với vết bỏng. Và nhớ không được chườm quá lâu sẽ dẫn đến tổn thương các mao mạch bên dưới da.

Dùng rau diếp cá:

Trong rau diếp có rất nhiều chất có thể làm giảm tình trạng nhiễm trùng, làm dịu da khi bị tổn thương. Người ra cũng có thể sử dụng rau diếp cá như một loại rau để làm mát. Bạn chỉ cần rửa thật sạch rau diếp cá, trụng qua nước sôi, để ráo nước và giã nhuyễn. Dùng gạc bọc phần lá và đắp lên mặt từ 2 -3 lần trong ngày.

Xem thêm: Bóng Đá Anh Mới Nhất, Giải Ngoại Hạng Anh Hôm Nay, Bóng Đá Anh

*

Trên đây là một vài mẹo khi bạn bị rát mặt do tiếp xúc với khí hàn. Trong trường hợp bị nặng hơn, bạn phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên cách tốt nhất là phòng vẫn hơn tránh bằng việc sử dụng các loại mặt nạ bảo hộ và quần áo thợ hàn đạt chuẩn.