*

Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 35 tuổi là một nhân viên văn phòng. Khoảng 6 tháng gần đây, tôi thường xuyên thấy đau nhức trong xương cánh tay, ngay cả khi làm các công việc hàng ngày như đánh máy, quét dọn, giặt giũ…cảm thấy đau xương cánh tay rất khó chịu. Dù đã áp dụng nhiều biện pháp như xoa bóp, châm cứu, chườm nóng cảm giác nhức xương cánh tay vẫn không cải thiện là bao. Bác sỹ cho biết, tôi bị triệu chứng như vậy là bệnh gì? Làm sao để hết được triệu chứng tê nhức trong xương cánh tay này ? Xin cảm ơn.

Bạn đang xem: Cách chữa đau nhức cánh tay

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho các bác sĩ. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn qua một số thông tin như sau:

1. Đau cánh tay là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau cánh tay

3. Cách tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặcngười thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

GọiBác sĩ

유Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Triệu chứng đau cánh tay là gì?

Đau cánh tay là triệu chứng về bệnh xương khớp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Đau mỏi, ngứa ran ở cánh tay, bàn tay hay cổ tay đều có thể là những dấu hiệu cảnh báo một số triệu chứng bệnh nguy hiểm mà nhiều người thường bỏ qua.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau cánh tay

Tình trạng đau nhức vùng bả vai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên những người sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, đeo cặp chéo một bên…trong một thời gian dài dễ gặp phải vấn đề này hơn.

Bệnh gây mệt mỏi và khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến nhức xương cánh tay có thể là:

- Do thiếu canxi, kali, vitamin nhóm B…thường gặp ở những người gầy yếu, thể lực kém, trẻ em đang tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai…

- Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến máu không lưu thông khi ngồi, đứng, nằm sai tư thế, lao động nặng, dân văn phòng, lái xe, người bán hàng… hay mắc phải bệnh lý này.

- Thời tiết thay đổi, đang nóng đột ngột lạnh cũng có thể khiến đau xương cánh tay bị nhức mỏi.

- Rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn chuyển hóa đái tháo đường, xơ vữa động mạch… cũng gây ra bệnh đau nhức trong xương cánh tay.

- Béo phì, thừa cân là một nguyên nhân gây nhức xương cánh tay, khi đó áp lực đè xuống cánh tay nhiều hơn.

- Các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…

*

3. Những phương pháp tự chăm sóc khi bị đau cánh tay tại nhà

Trường hợp bị chấn thương cánh tay nghiêm trọng có thể được điều trị tốt nếu được sơ cứu đúng cách tại nhà ngay khi mới xảy ra chấn thương. Nếu bạn nghi ngờ rằng cánh tay hoặc cổ tay có thể đã gãy, ngay lập tức hãy chườm nước đá vào vùng bị ảnh hưởng, sau đó sử dụng một dây đeo để giúp giữ chặt cánh tay cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện.

Khi bị đau nhức thông thường xương trong cánh tay, người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp – cách đơn giản để làm giảm đau nhức xương cánh tay. Hoặc bạn có thể áp dụng biện pháp chườm nóng, chườm đá (tùy trường hợp) duy trì tư thế tốt, nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế làm việc nặng nhọc hoặc các hoạt động thường xuyên sử dụng sức mạnh của tay chẳng hạn chơi nhạc cụ hoặc các loại thể thao như golf, tennis…. để giúp cánh tay bớt nhức mỏi.

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trường hợp hiện tượng đau nhức trong cánh tay nặng thêm, kéo dài, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị. Các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn là đau cánh tay, vai hoặc đau lưng một cách đột ngột, đau nặng bất thường, hoặc cơn đau thắt ép chặt ở lồng ngực (dấu hiệu của một cơn đau tim), biến dạng rõ ràng hoặc có xương nhô ra ở cánh tay hoặc cổ tay, đặc biệt nếu bị chảy máu hoặc có chấn thương khác gây đau đớn và sưng ở cánh tay thì hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang và xét nghiệm máu để hỗ trợ việc chẩn đoán.

Xem thêm: Chuyên Trang Tin Tức Nóng La Liga Tây Ban Nha, Tin Tức, Lịch Thi Đấu Mới Nhất Của Barcelona

Trong trường hợp của bạn, triệu chứng đau cánh tay đã kéo dài 6 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và xác định bệnh để có các biện pháp điều trị sớm. Bạn có thể đặt khám bác sĩHello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.