Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phúc Liên - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế bacsitructuyen.edu.vn Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong trong lĩnh vực tiết niệu và tiết niệu chuyên sâu.

Bạn đang xem: Điều trị nhiễm trùng đường tiểu


Nhiễm trùng tiểu hay nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở hệ thống bài tiết nước tiểu trong cơ thể. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng như suy giảm chức năng thận hay nhiễm trùng huyết. Với việc sử dụng kháng sinh bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh phức tạp như ngày nay, việc điều trị nhiễm trùng tiểu gây ra rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ. Chính vì vậy, việc cập nhật phác đồ điều trị nhiễm trùng tiểu mới nhất là điều vô cùng cần thiết.


1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu

nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như suy giảm chức năng thận hay nhiễm trùng huyết

Tình trạng nhiễm trùng tiểu xuất hiện khi có vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu nhân lên ở bàng quang.

Thông thường, đường tiết niệu sẽ có những đặc điểm để có thể chống lại sự nhiễm trùng thông qua việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ những tác nhân gây bệnh đó. Tuy nhiên, khi có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào đường tiết niệu, chúng sẽ lưu trú và nhân lên ở đây cho đến khi gây ra tình trạng nhiễm trùng thực sự.

Một vài trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu là do nhiễm vi khuẩn đến từ đường máu, nhưng tỷ lệ này không nhiều. Đại đa số các trường hợp nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn gram âm gây ra. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu hay gặp nhất là Escherichia coli( E.coli), Klebsiella Proteus, Pseudomonas hoặc Enterobacter. Vi khuẩn gram dương thì ít gặp hơn. Hiếm hơn là các loại nấm, virus...


2. Phân loại nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị


Nhiễm trùng đường tiểu có thể phân thành các loại sau:


2.1 Nhiễm trùng tiểu cấp tính (không phức tạp)

Nhiễm trùng chỉ xảy ra ở một vị trí của cơ quan hệ tiết niệu, nếu được điều trị đúng thì tình trạng viêm sẽ khỏi hoàn toàn, không có tái phát. Bệnh xảy ra ở người có cấu trúc và chức năng đường tiết niệu bình thường. Thường gặp nhất là viêm bàng quang cấp tính.

Phác đồ điều trị cho trường hợp này là dùng kháng sinh thích hợp trong vòng 7 - 10 ngày. Do tỷ lệ đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh ampicillin và amoxicillin cao (>20%, có thể đến 40-80%), hiện nay không khuyến cáo sử dụng đơn độc những loại thuốc này để điều trị. Đối với những bệnh nhân có thể trạng chung tốt, có thể áp dụng phác đồ ngắn, ví dụ như 3 ngày. Các kháng sinh nhiễm trùng tiểu thường dùng là:

Sulfamethoxazol-Trimethoprim 800/160mg : 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.Ciprofloxacin 250-500mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.Ofloxacin 200mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.Pefloxacin Monodose 400mg: 2 viên x 1 lần, dùng 1 liều.Pefloxacin 400mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.Norfloxacin 400mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.Levofloxacin 250mg: 1 viên/ngày, dùng trong 3 ngày.Gatifloxacin 400mg: 1 viên x 1 lần, dùng 1 liều.Cefixime 400mg: 1 viên/ngày, dùng trong 3 ngày.Cefuroxim 125-250mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3-7 ngày.Cefpodoxim 100mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.Fosfomycin 3gr: 1 gói x 1 lần, dùng 1 liều.Amoxicillin – Acid clavulanic 625mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.Ampicillin-Sulbactam 375mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.Nitrofurantoin 100mg: 1 viên x 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày.

2.2 Nhiễm trùng tiểu biến chứng (mạn tính/phức tạp)

Trong trường hợp này, các bệnh nhân thường có thể bất thường về cấu trúc hoặc cơ năng của bộ máy tiết niệu, bệnh nhân có bệnh đi kèm, vi khuẩn gia tăng độc tính và đề kháng kháng sinh. Phần lớn những bệnh nhân này là nam giới.

Các yếu tố gợi ý khả năng nhiễm trùng tiểu phức tạp là:

Sử dụng ống thông, stent hay nẹp (niệu đạo, niệu quản, thận) hoặc sử dụng ống thông niệu đạo bàng quang ngắt quãng.Lượng nước tiểu tồn lưu sau khi đi tiểu >100ml.Bệnh lý tắc nghẽn từ nguyên nhân bất kỳ, ví dụ: tắc nghẽn đường ra bàng quang, sỏi và bướu.Trào ngược bàng quang - niệu quản.Phẫu thuật tạo quai hoặc túi hồi tràng.Tổn thương biểu mô đường niệu do hóa trị/xạ trị.

Lúc này, phác đồ điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cần kết hợp liệu pháp kháng sinh thích hợp với việc xử trí những bất thường của hệ tiết niệu.

Các kháng sinh thích hợp để điều trị nhiễm trùng tiểu phức tạp từ trung bình đến nặng bao gồm:

Ceftolozane 1g và tazobactam 0,5g (Zerbaxa 1,5g): Tiêm tĩnh mạch 1,5g mỗi 8 giờ, truyền trong vòng 1 giờ trong 7 ngày.Ceftazidime 2g và avibactam 0,5g (Avycaz 2,5g): Tiêm tĩnh mạch 2,5g mỗi 8 giờ, truyền trong vòng 2 giờ trong 7-14 ngày.Ciprofloxacin: Nếu dùng dạng uống thì dùng 20-40mg/kg/ngày, chia làm 2 lần (tối đa 1500mg/ngày). Nếu dùng dạng tiêm thì dùng 6-10mg/kg/ngày mỗi 8 giờ trong 10-21 ngày (liều tối đa 400mg).Fosfomycin: 3g mỗi 2-3 ngày trong 3 liều (chủ yếu được sử dụng ở bệnh nhân nam).Levofloxacin: 250mg/lần/ngày x 10 ngày hoặc 750mg/lần/ngày x 5 ngày.Sulfamethoxazol-Trimethoprim: 1 viên Double-strength mỗi 12 giờ trong 7-10 ngày.Nitrofurantoin: 50-100mg/liều, dùng mỗi 6 giờ trong 7 ngày hoặc ít nhất 3 ngày sau khi nước tiểu vô trùng.

3. Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu

Có thể phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiểu bằng một số biện pháp sau:

Không nên nhịn tiểu mỗi khi buồn tiểu.Tránh kích thích niêm mạc đường sinh dục, lạm dụng những sản phẩm có vòi xịt, phấn thơm,... không rõ nguồn gốc.Đối với những bệnh nhân từng hoặc đang bị sỏi thận/tiết niệu phải thường xuyên thăm khám và tầm soát nhiễm trùng tiểu để điều trị sớm, can thiệp lấy sỏi khi có chỉ định.Khi nhiễm khuẩn tiết niệu phải tiến hành điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu, phòng ngừa tình trạng tái diễn.

Xem thêm: Cận Thị Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh Cận Thị Nhẹ, Cận Nhẹ Có Chữa Được Không

Bệnh nhiễm trùng tiểu có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh phát hiện sớm và chủ động đi khám để điều trị. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây ra những hậu quả không đáng có.