Mục lục

Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Nguyễn Tri PhươngPhác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện 115Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền GiangPhác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh

Căn cứ vào hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của bệnh viện, giám đốc bệnh viện ban hành quy trình chuyên môn phù hợp để triển khai áp dụng thí điểm tại đơn vị. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, giám sát, đánh giá việc xây dựng và triển khai áp dụng thí Điểm quy trình chuyên môn trong cải tiến chất lượng chẩn đoán, Điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện để báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bạn đang xem: Phác đồ điều trị bệnh trĩ


Phác đồ điều trị của Bộ Y Tế là tài liệu chi tiết hóa/cụ thể hóa của Hướng dẫn Điều trị. Phác đồ điều trị cung cấp một bộ chuẩn chất lượng tổng hợp các tiêu chí khắt khe gồm chẩn đoán, xử trí, điều trị, cách chăm sóc… phù hợp với điều kiện thực hành lâm sàng tốt nhất trong khoảng chi phí phù hợp của một cơ sở y tế.

Phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế

*

*

*

*

*
*

Bạn có thể tham khảo thêm một số phác đồ điều trị bệnh trĩ tại các bệnh viện lớn trong cả nước như Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện 115, Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang, Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh…

Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

1. Đại cương

Là bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ 35% – 40% dân số

Đa số ở người lớn tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ

2. Nguyên nhân

Bệnh trĩ gặp ở nhiều lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi trung niên, ở cả 02 giới, hiếm gặp ở trẻ em.

Các yếu tố thuận lợi gây trĩ:

Chế độ ăn kiêng khem, ít chất xơNghề nghiệp: ngồi lâu, đứng nhiều, khuân vác nặng.Bón, tiêu chảyBệnh làm tăng áp lực ổ bụng: hmãn tính, rặn tiểu du xơ tiền liệt tuyến hoặc chít hẹp niệu đạo.Có sự chèn ép khung chậu: có thai, u sinh dục, K trực tràng.Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

3. Lâm sàng

3.1. Triệu chứng cơ năng

Đi cầu ra máu đỏ tươi thành giọt hay thành tia

Cảm giác vướng , cộm hoặc đau rát ở hậu môn

3.2. Triệu chứng thực thể

Nhìn bên ngoài có thể thấy búi trĩ tsa ra ngoài ống hậu môn hoặc bảbệnh nhân rặn thấy búi trĩ tlồi ra ngoài

Thăm hậu môn trực tràng: rất cần thiết có thể đánh giá các biến chứng của trĩ như huyết khối hay ung thư ống hậu môn và ung thư phần cuối trực tràng.

Phân độ:

Độ I: các tĩnh mạch dãn đội niêm mạc phồng lên trong lòng ống hậu môn.

Độ II: các tĩnh mạch dãn nhiều hơn tạthành các búi trĩ rõ rệt. Khi rặn búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn tự tụt vàkhi đứng dậy.

Độ III: khi rặn nhẹ búi trĩ sa ra ngoài không vàđược, phải dùng tay đẩy lên.

Độ IV: búi trĩ tthường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

4. Cận lâm sàng

Soi hậu môn trực tràng: xác định số lượng, độ các búi trĩ. và phát hiện các thương tổn khác

5. Biên chứng

Thiếu máu mãnSa và nghẹt búi trĩTắc mạchHoại tử búi trĩ

6. Các phương pháp điều trị trĩ

6.1. Chế độ sinh hoạt và ăn uống

Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, tránh táo bón,tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ăn quá cay, quá chua

Ăn nhiều rau quả và chất xơ, uống nhiều nước

Tập luyện thói quen đi đại tiện

Ngâm hậu môn nước ấm ngày 2- 3 lần.

6.2. Thuốc

Thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch uống hoặc bôi, đặt hậu môn…(Daflon 0.5g uống; Proctolog đặt hậu môn)

Thuốc nhuận trường chống táo bón

Thuốc giãm đau, chống phù nề (Perfalgan 1g TTM, Paracetamol 0.5g (U), Tramadol 100mg TB)

6.3.Điều trị thủ thuật

Chích xơ

Thắt bằng vòng cao su

Làm đông nhiệt bằng tia hồng ngoại

6.4. Phẫu thuật

Cắt trĩ phương pháp kinh điển

Cắt trĩ phương pháp Longo

6.5. Điều trị hậu phẫu

Kháng sinh dự phòng: Cephalosporin thế hệ I, Sulbactam, Quinolon, levofloxacin… 1 lọ TMC trước mổ 20 phút và 1 lọ sau mổ 6 giờ.

Giảm đau (Perfalgan 1g TTM, Paracetamol 0.5g (U), Tramadol 100mg TB)

Thuốc cầm máu (Transamin TMC)

Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện 115

1. Định nghĩa

Bệnh trĩ là tình trạng dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn

2. Phân loại

Trĩ nội: dãn đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Chia thành 4 độ.

Trĩ ngoại: dãn đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài.

Trĩ hỗn hợp: có sự liên kết giữa trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ vòng: các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và liên kết với nhau thành vòng.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Táo bón.

Đi cầu ra máu tươi, dính phân hay chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm sa khối trĩ ra ngoài.

Trĩ ngoại nằm ngay ngoài rìa hậu môn, thường phồng khi ngồi hay gắng sức

Khối sưng đột ngột kèm đau ở hậu môn: trĩ có biến chứng.

Thăm hậu môn: nhìn thấy các búi trĩ sa ra khi rặn. Xác định trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp hoặc trĩ sa vòng.Tình trạng các búi trĩ có viêm, chảy máu hay có thuyên tắc huyết khối.

4. Hướng điều trị

Tiêu chuẩn điều trị ngoại trú

+ Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội độ 1, 2

+ Đã có chỉ định phẫu thuật trì hoãn hoặc bán cấp

+ Sau khi được phẫu thuật.

Thuốc và cách chăm sóc

+ Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau cải), uống đủ nước tránh tábón.

+ Ngồi ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày (>6 lần/ngày), mỗi lần 5 – 10 phút

+ Thuốc trợ tĩnh mạch: nhóm flavonoid chứa Diosmin và Hesperidin (Daflon 500mg)

Trĩ cấp: 2v x 3 /ngày x 4 ngày. Sau đó 2v x 2 / ngày x 3 ngày. Liều duy trì: 1v x 2 / ngày

+ Thuốc chống tábón: Forlax 1 gói x 2 (x3)/ngày hoặc Sorbitol 1 gói x 3/ngày

+ Thuốc kháng viêm, giảm đau:

Paracetamol 500mg 1v x 3 / ngày, Diclofenac 50mg 1v x 3 / ngày hoặc Mobic 7,5mg (Meloxicam) 1v x 2 / ngày; hoặcHoặc Tatanol codein (Acetaminophen + Codein)Ultracet (Acetaminophen + Tramadol) 1v x 3 / ngày

+ Thuốc kháng sinh: có thể dùng nếu là viêm cấp tính, trong 7 – 10 ngày

Augmentin 1g x 2 / ngày hay các thuốc cùng nhóm tương tự. (Curam, Unasyn)Hoặc nhóm Fluoroquinolon: (Ciprofloxacin, Ofloxacin.) Cipr0,5g x 2/ngàyHoặc nhóm Cefalosporin II: (Cefuroxim) Zinnat 0,5g x 2 / ngày.

5. Theo dõi, dặn dò

Uống thuốc đầy đủ và tái khám sau 1 tuần

Nếu có dấu hiệu khác lạ, bất thường cần liên hệ với Bác s càng sớm càng tốt.

Ăn nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước

Tập thể dục….

6. Tiêu chuẩn nhập viện

Trĩ có chỉ định phẫu thuật: trĩ nội độ 3, độ 4

Trĩ có biến chứng: sa nghẹt, hoại tử, sa viêm, huyết khối lớn

Thủ thuật: Trĩ nội độ 2, 3.

Phẫu thuật: Trĩ hỗn hợp. Trĩ nội độ 2, 3, 4. Trĩ viêm sa nghẹt, hoại tử. Trĩ huyết khối. Trĩ sa vòng.

Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang

I. Theo y học hiện đại

Định nghĩa

Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược (Trĩ nội) hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược (trĩ ngoại) hay cả hai (trĩ hỗn hợp).

Các yếu tố thuận lợi

Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, tábón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. …

Chẩn đoán

3.1. Trĩ nội

– Trĩ nội độ I: đau, chảy máu (hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng và soi hậu môn thấy rõ.

– Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ.

– Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào.

– Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vàcũng không vàcó kèm theo viêm nhiễm.

Trĩ nội có biến chứng:

Tắc mạch.Sa và nghẹt búi trĩ.

3.2. Trĩ ngoại

– Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II)

– Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III)

– Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV)

Cận lâm sàng

– Xét nghiệm Công thức máu, Thời gian máu chảy, Máu lắng, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL-C, LDL-C, AST, ALT, Creatinine, BUN

– NTTP

– Điện tim thường, Siêu âm bụng TQ, X-quang tim phổi…

* Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân.

II. Theo y học cổ truyền

Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian).

Theo YHCT, nguyên nhân là do:

ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ.

Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể:

– Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng.

– Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết.

– Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt.

– Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc.

– Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân.

– Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần.

Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể:

– Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ.

– Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc.

– Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt.

III. Điều trị

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền.

Theo Y học hiện đại Đợt trĩ cấp: Búi trĩ sa, sưng to, đau, rỉ dịch hoặc máu

– Daflon (Dalcofor) 500 mg

+ 3 ngày đầu: uống 2 viên x 3 lần/ ngày

+ 4 ngày kế tiếp:uống 2 viên x 2 lần/ ngày

Kết hợp:- Kháng sinh – Kháng viêm – Giảm đau – An thần (+/-).

Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da

Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ dưới da. Sau khi tách máu tụ có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (như trên).

Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp Thắt trĩ hoặc Tiêm xơ (tùy trường hợp theo chỉ định bác sĩ điều trị)

★ Thắt trĩ: Khi điều trị nội mà búi trĩ chưa teo.

Mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ. Giữa 02 lần thắt cách nhau từ 7 – 14 ngày (căn cứ vào sang thương của búi trĩ đã thắt). Sau thắt dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, an thần (điều trị 3 đến 5 ngày) kết hợp điều trị triệu chứng kèm theo.

★ Tiêm xơ búi trĩ bằng PG 60 5% (búi trĩ có kích thước nhỏ, đơn giản)

Dung dịch gồm: – Nước cất: 03ml

– Phenol : 01 ml

Tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tiêm cách ngày. Số lần tiêm tùy thuộc kích thước búi trĩ.

Đối với trĩ vòng, to: chỉ định phẫu thuật (chuyên khoa ngoại). Theo Y học cổ truyền Điều trị chung cho các thể:

– Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần.

– Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút.

Trĩ nội thể huyết ứ – khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng)

– Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết

– Bài thuốc: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm

Sanh địa 16gXích thược 10gĐương quy 12gHoè hoa 16gHoàng cầm 08gKinh giới 06gNgư tinh thả 10gHạn liên thảo (Cỏ mực) 10g

– Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;

– Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo).

Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng)

– Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống.

– Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

Đào nhân 08gHồng hoa 08gBạch thược 10gThục địa 10gĐương quy 12gXuyên khung 08g

Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

– Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

– Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

– Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể)

– Pháp trị: Bổ khí huyết, chỉ huyết.

– Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm.

Đảng sâm 12gBạch linh 10gBạch truật 08gCam thảo (chích) 06gBạch thược 08gĐương quy 12gThục địa 10gXuyên khung 08g.

– Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g;

– Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

Trĩ nội thể Tỳ khí suy (trĩ nội độ IV, trĩ vòng)

– Pháp trị: kiện tỳ bổ khí, hành khí thăng đề.

– Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

Đảng sâm 10gHoàng kỳ (chích) 10gBạch truật 10gTrần bì 06gThăng ma 10gSài hồ 10gĐương quy 10gCam thảo (chích) 04gĐại tá 12gSanh cương/Can khương 04g

– Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g.

– Đại tiện ra máu gia: Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g

Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II)

– Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ.

– Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm.

Đảng sâm 10gHoàng kỳ (chích) 10gBạch truật 10gCam thả(chích) 04gSài hồ 06gThăng ma 06gĐương quy 16gXích thược 10gTrần bì 06g

– Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III)

– Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống

– Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

Đào nhân 08gHồng hoa 08gThục địa 10gĐương quy 12gBạch thược 10gXuyên khung 08g

Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g.

– Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

– Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g.

– Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g.

Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV)

– Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống.

– Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm.

Sanh địa 16gĐương quy 10gXích thược 10gĐào nhân 10gHồng hoa 04gChỉ xác 10gHạn liên thả 10gTrạch tả 10gKim ngân hoa 10gLiên kiều 10gThổ phục linh 08g.

– Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g.

* Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh.

C. Dự phòng

– Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ.

– Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích, các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café…

– Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề.

– Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái.

– Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở.

D. Xử trí tai biến sau thắt trĩ

Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại.Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc, bí tiểu chchừơm nước ấm vùng bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu.Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vàngày thú 7 hoặc 10 trở đi

+ Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ đã hoại tử bong ra, chảy máu, cho bệnh nhân nằm nghỉ hạn chế đi lại.

Dùng thuốc: (Điều trị từ 3-5 ngày)

Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần.

Daflon (Dalcofor) 500 mg, 2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần.

+ Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại.

+ Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh

– Trĩ là một bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi chủ yếu là trung niên trở nên. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người Việt Nam chiếm khoảng 50% dân số ở người trưởng thành.

– Theo Y học hiện đại nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do lađộng vất vả, ăn uống không điều độ, bệnh nghề nghiệp: đứng nhiều, ngồi nhiều, tábón kédài, viêm đại tràng mãn tính cơ địa.

A.Theo Y học hiện đại

Lâm sàng

– Cơ năng: Đại tiện trĩ sá ra ngoài nhiều hay ít, có máu đỏ tươi thành giọt hay thành tia, cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn: đau, rát, căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn, ngứa ngáy, có thể có chảy dịch.

– Thực thể: Thăm khám hậu môn trực tràng

Thăm tay: Niêm mạc hậu môn trực tràng mềm mại như nhung, không có u cục, không đau.

Nhìn ngoài: Có thể thấy các búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn, hoặc bảbện nhân rặn thấy các búi trĩ lòi ra ngoài.

Biến chứng: Chảy máu kédài gây tình trạng thiếu máu, nghẹt các búi trĩ, huyết khối búi trĩ.

– Phân chia độ trĩ: Trĩ chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại: Các búi trĩ ở bên ngoài hậu môn, nhìn thấy được.

Trĩ nội : Chia làm 4 độ:

Độ I: Đại tiện trĩ không sa ra ngoài sau khi đại tiện bệnh nhân có cảm giác tức nặng, khó chịu ở hậu môn.

Độ II: Đại tiện trĩ sa ra ngoài sau tự clên được.

Độ III: Đại tiện trĩ sa ra ngoài không tự clên được, phải đẩy trĩ lên.

Độ IV: Đại tiện trĩ sa ra ngoài phải đẩy trĩ lên, nhưng khi ngồi xổm hoặc đi bộ trĩ lại lòi ra ngoài.

– Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại: Trĩ nội nằm trên đường lược, trĩ ngoại nằm dưới đường lược.

Cận lâm sàng

Soi hậu môn trực tràng bằng ống cứng giúp xác định số lượng các búi trĩ, phân độ các búi trĩ, xác định các biến chứng, trĩ nội, trĩ ngoại.

– Làm công thức máu, máu chảy, máu đông để xác định có thiếu máu hay không.

– Sinh hóa máu: Ure, creatinin, cholesterol, triglicerid,…

Chẩn đoán phân biệt: Ung thư ống hậu môn trực tràng: máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn, soi ống hậu môn có khối u sùi loét ống hậu môn.

Sa trực tràng: sa niêm mạc trực tràng hay trực tràng sa ra ngoài không có mạch máu căng giãn.

Điều trị

Thay đổi lối sống, tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi xổm hay đứng lâu, không ăn các chất cay nóng, uống bia rượu. Ăn nhiều rau, hoa quả tươi, uống nhiều nước. tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định. Thường xuyên tập thể dục, tập luyện thể thao.

– Can thiệp điều trị trĩ nội:

+ Thắt búi trĩ bằng vòng casu.

+ Điều trị bằng tia laze.

+ Tiêm xơ tebúi trĩ.

+ Thuốc: thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch như: Daflon, ginkofort.

Tại chỗ: Bôi hay đặt thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau như: Titanorein, Proctoloc,…

– Điều trị biến chứng:

+ Huyết khối trĩ: Rạch búi trĩ lấy cục máu đông, điều trị trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật.

+ Trĩ nghẹt: Đẩy búi trĩ lên, không nên cố, nếu cố nhiều có thể làm bệnh nhân đau.

+ Trĩ chảy máu: Truyền máu khi có thiếu máu, dùng thuốc transamin.

– Điều trị ngoại khoa:

Chỉ định: Trĩ chảy máu nhiều, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, khi các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả. Trĩ có biến chứng: Huyết khối trĩ, trĩ nghẹt, trĩ độ 3, độ 4

Các biện pháp phẫu thuật: Phẫu thuật Miligan-Morgan.

B. Theo Y học cổ truyền

Trĩ là một bệnh rất hay gặp ở vùng hậu môn trực tràng. Cổ nhân có câu: “Thập nhân cửu trĩ”

– The báo cáo của hội hậu môn trực tràng Việt Nam tháng 6 năm 2005 thì Việt Nam bệnh trĩ chiếm 50% dân số ở người trưởng thành.

– Bệnh trĩ ít nguy hiểm nhưng nó gây phiền hà cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, hạnh phúc và khả năng lao động của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

– Phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như: âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ khí huyết hư tổn cùng với thấp nhiệt, phong táo, ăn uống, nghề nghiệp gây ra.

+ Thấp nhiệt: gây ra phân lỏng, nát, lỵ mót rặn nhiều.

+ Tràng táo: táo nhiệt ở đại trường lâu ngày làm tổn thương âm tân dịch hư hao, huyết nhiệt, nhiệt bức huyết vong hành gây ra chảy máu.

+ Khí hư hạ hãm lâu ngày làm cho trĩ sa ra ngoài.

+ Các yếu tố khác như: ăn uống mất điều hòa, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, ăn ít rau quả, uống ít nước,phụ nữ chửa đẻ kiêng khem quá mức

Các thể lâm sàng Thể thấp nhiệt ở đại trường

Đại tiện ra máu sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí, khó đi, đại tiện vàng sẻn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế sác.

Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.

Bài thuốc: Hòe hoa tán gia giảm

Hòe hoa 12g (sao vàng đậm)Kinh giới tuệ 12g (sacháy)Chỉ thược 10g Trắc bá diệp 12g (sacháy)Hoàng bá 10g

Sắc uống ngày một thang, chia hai lần.

*Thuốc sản xuất tại bệnh viện

– Hoàn lục vị 5g, uống ngày từ 8 – 10 viên chia 2 lần.

– Chè cầm máu 3g, uống ngày 3 gói chia 3 lần.

Thể tỳ hư không nhiếp huyết

Đại tiện ra máu tươi sắc nhạt màu lượng có thể nhiều hay ít khác nhau kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táhoặc lỏng thất thường, trĩ sa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.

Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí nhiếp huyết

Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm

Hoàng kỳ 12gMộc hương 04gBạch linh 10gBạch truật 12gĐan bì 10gTrần bì 10gChế hoàng tinh 12gChi tử 10g (sađen)Đương quy 12gCam thảo sao 06gĐảng sâm 12g

Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

*Thuốc bệnh viện sản xuất

+ Hoàn quy tỳ 5g, ngày uống 08 viên chia 2 lần

+ Chè cầm máu 3g, ngày uống o3 gói chia 3 lần

Thể khí hư hạ hãm

Hay gặp ở bệnh nhân có tuổi mắc bệnh lâu ngày trĩ sa ra không tự clên được, kèm theo sa niêm mạc trực tràng chảy máu tươi khi đại tiện, săc nhạt màu kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp váng đầu, ăn ngủ kém. Đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược.

Xem thêm: Tin Nhanh Bong Da The Thao Giai Tri, Tin Tuc 24H The Thao Giai Tri

Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thăng đề, cố nhiếp.

Bài thuốc: Bài bổ trung ích khí thang gia giảm

Đảng sâm 12gThăng ma 12gHoàng kỳ 12gSài hồ 10gXuyên quy 12gTrần bì 10gBạch truật 10gCam thả06gChi tử (sađen) 10g

Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần

*Thuốc của bệnh viện sản xuất

+ Hoàn bổ trung 5g, ngày uống 10 viên chia 2 lần sáng – chiều

+ Chè cầm máu 3g, ngày uống 03 gói chia 3 lần

+ Thuốc ngâm trĩ 20g, ngày ngâm hậu môn 02 gói chia 2 lần (mỗi lần ngâm 15 phút)