Gai gót chân là gì?

Gai gót chân là tình trạng vùng mặt dưới của xương gót bị thoái hóa, thúc đẩy sự tân tạo của vùng xương tại chỗ mọc ra gai nhọn. Ngoài ra, xương cũng có thể bị mọc tại gần rìa của các khớp.

Bạn đang xem: Bệnh gai gót chân và cách điều trị

Để xác định căn bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chụp phim X-quang. Dưới hình ảnh của phim X- quang, hình ảnh gai xương gót chính là một xương nhỏ bị nhô ra khỏi mặt dưới của gót chân.

Gai gót chân thực chất là bệnh lý gây ra bởi viêm cân gan chân. Thông thường, dưới chân của chúng ta sẽ có 1 lớp gân bám từ phần xương gót và kéo dài sang 5 ngón. Lớp gân này chính là khu vực chịu áp lực nhiều nhất mỗi khi chúng ta chạy nhảy hay vận động. Theo thời gian, phần gân này sẽ trở nên suy yếu dần, khiến cho canxi bị lắng đọng và tạo nên các gai ở gót chân.

Bệnh gai gót chân có chữa được không?

Gai gót chân không phải là một bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh biết cách chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp. Để chữa gai gót chân, bạn có thể áp dụng theo các cách sau:

Sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm.Chườm đá lên vùng gót chân 4 lần mỗi ngày. Mỗi lần duy trì từ 15 đến 20 phút.Dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc hoặc hoạt động mạnh.Nên sử dụng những đôi giày có miếng lót đệm ở giữa gan bàn chân để tránh tình trạng đau, sưng vùng gót chân.

Nguyên nhân bị gai gót chân

Nguyên nhân dẫn đến gai gót chân thường rất khó xác định và không rõ ràng, nhất là khi bệnh xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, các chấn thương xảy ra liên tục và thường xuyên được xem là căn nguyên dẫn đến tình trạng này.

Ngoài ra, những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến gai gót chân phải kể đến như:

Do bàn chân phải gánh chịu nhiều áp lực trong thời gian dài bởi các hoạt động như chạy nhảy, đi bộ, hoặc đứng.Do thói quen sử dụng giày cao gót.Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên bàn chân nói chung và gan chân nói riêng.Gan bàn chân bị căng đột ngột khi nhón chân hoặc đi lên cầu thang.Do viêm gân Achilles: Khi bị viêm gân Achilles, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc duỗi chân và khiến cho gan bàn chân bị tổn thương.Gai gót chân do bệnh gout.Do người bệnh bị lupus ban đỏ: Khi bị lupus ban đỏ, các cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sớm và thuyên giảm dần vào trong ngày.Do hệ thống tĩnh mạch của phần xương ở gót chân bị tắc nghẽn máu. Đây là nguyên nhân khiến cho máu không thể di chuyển đến gót chân và khiến cho chân bị đau và sưng.

Để xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai gót chân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán cụ thể. Từ đó có thể đưa ra được hướng điều trị đúng đắn và rõ ràng nhất.

Gai gót chân có mổ được không?

Gai gót chân hoàn toàn có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, việc chỉ định phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp bệnh đã kéo dài và các phương pháp khác đều không mang lại hiệu quả.

Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt một bên của cân gan chân chứ không loại bỏ đi phần gai chân. Từ đó sẽ khiến cho phần cân gan chân giảm bớt sức căng và tình trạng viêm một cách rõ rệt. Mổ gai gót chân được xem là phương pháp khá đơn giản và để lại rất ít biến chứng. Các bác sĩ có thể lựa chọn mổ nội soi hoặc mổ mở. Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi thường được sử dụng phổ biến hơn do chúng thường có ưu điểm là ít xâm lấn và giảm đau hiệu quả.

Mổ gai gót chân hết bao nhiêu tiền?

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng việc mổ gai gót chân thường không được khuyến khích bởi bệnh dễ có nguy cơ bị tái phát trở lại. Có những người có thể khỏi hoàn toàn sau khi mổ nhưng cũng có người lại rất dễ dàng bị lại.

Tuy nhiên, nếu muốn mổ gai gót chân, bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế và bệnh viện uy tín. Tùy thuộc vào từng nơi mà chi phí mổ sẽ có sự khác nhau.

Gai gót chân có nên đi bộ không?

Mỗi khi chúng ta bước đi, phần trọng lực của cơ thể sẽ bị dồn nén vào một bên gót chân. Lúc này, phần gót chân sẽ phải gánh khối lượng gấp 20 lần so với trọng lượng của cơ thể.

Khi bạn thả lỏng cơ thể, phần cơ nơi bàn chân sẽ được co lại và không phải chịu nhiều áp lực. Lúc này, các cơn đau sẽ được thuyên giảm một cách rõ rệt. Tuy nhiên, mỗi khi đứng lên cử động, phần lòng bàn chân lại phải gánh chịu áp lực. Càng để lâu, cơ thể sẽ tiết ra một hoạt chất và bao bọc lại những phần gân bị tổn thương. Đây chính là tác nhân tạo nên các gai xương và khiến các cơn đau xảy ra dữ dội hơn.

Thông thường, tần suất các cơn đau sẽ tăng lên khi vận động và dịu đi khi cơ thể bạn được nghỉ ngơi. Đặc biệt, khi người bệnh mang vác vật nặng hoặc di chuyển trên bề mặt gồ ghề thì tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Chính vì vậy, khi bị gai gót chân, bệnh nhân không nên đi bộ nhiều. Thay vào đó, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc Tây, sử dụng vật lý trị liệu, ngâm nước muối hoặc xoa bóp...

Gai gót chân kiêng ăn gì?

*

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh gai gót chân. Bởi lẽ, nếu như bạn sử dụng một số thực phẩm không phù hợp, tình trạng bệnh lý không những không được cải thiện mà còn trở nên nặng nề hơn.

Sau đây là một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân gai gót chân:

Thịt đỏ: Thịt đỏ khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Từ đó khiến cho vùng gai gót chân của bạn càng bị tê nhức và đau nhói dữ dội.Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Việc tiêu thụ đường muối sẽ làm kích thích sự sản sinh ở những tế bào viêm. Một khi được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ gây tác động tiêu cực lên khu vực xương khớp bị thương tổn và khiến cho lượng canxi trong xương bị hao hụt dần.Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng quá nhiều thực phẩm có lượng chất béo dồi dào sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol bị tăng cao trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tiểu đường và tim mạch. Những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa phải kể đến như nội tạng của động vật, thịt mỡ, đồ ăn chiên rán…Thực phẩm chứa Gluten: Lúa mì, bắp, lúa mạch...là những thực phẩm chứa lượng gluten khá lớn. Nếu không muốn tình trạng sưng viêm và đau nhức xảy ra trầm trọng hơn thì bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này.

Cách chữa gai gót chân bằng thuốc nam tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, dùng các mẹo dân gian hay can thiệp bằng cách phẫu thuật, bệnh nhân có thể dùng thuốc nam để chữa gai gót chân.

Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ

*

Theo sự phân tích từ dược lý hiện đại, trong đu đủ có chứa những thành phần rất tốt cho hệ xương khớp như Papain, flavonoid, phốt pho, protein, chymopapain… Đặc biệt, hoạt chất papain và chymopapain đem đến hiệu quả vượt trội trong việc làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do gai gót chân gây ra. Bài thuốc chữa gai gót chân từ hạt đu đủ được thực hiện như sau:

Cách 1: Dùng nước sắc từ hạt đu đủ.

Chọn 1 quả đu đủ vàng và tách lấy phần hạt.Bạn chà hạt cho đến khi lớp màng trắng bọc ở bên ngoài bong ra thì đem đi rửa sạch.Tiếp theo, bạn cho hạt đu đủ vào trong ấm rồi cho thêm 1 lít nước vào để đun sôi.Bạn đun nước trong thời gian là 15 phút rồi sau đó bắc ra để sử dụng.

Cách 2: Trị gai gót chân bằng hạt đu đủ và lá lốt

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt, 1 lượng hạt đu đủ vừa phải.Cho tất cả các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối.Sau đó, bạn vớt nguyên liệu và để ráo nước. Tiếp theo, bạn cho vào chảo rồi sao vàng lên.Bạn lấy hỗn hợp bỏ vào trong túi vải rồi bọc lại, đắp lên vùng gót chân bị đau.

Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng

Các thành phần trong cây xương rồng như acid citric, euphorbol… đã được y học hiện đại đánh giá là có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh mẽ. Từ đó nó giúp giảm đau và sưng vùng gót chân một cách hiệu quả.

Cách dùng cây xương rồng chữa gai gót chân được thực hiện như sau:

Cách 1: Đắp xương rồng trị gai gót chân:

Lấy 2 đến 3 nhánh xương rồng đã được lọc bỏ hết phần gai xương.Sau đó, bạn ngâm xương rồng trong nước muối rồi rửa sạch lại với nước sạch.Tiếp theo, bạn để xương rồng ráo nước rồi cho vào chảo sao nóng lên để chườm lên các gót chân.

Cách 2: Dùng hỗn hợp muối hạt và xương rồng

Chuẩn bị: Muối hạt 1 nắm, xương rồng 2 nhánh.Xương rồng sau khi rửa sạch và loại bỏ hết gai thì cho vào chày, bỏ thêm một chút muối rồi giã dập.Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp lên chảo để sao nóng lên.Bạn cho hỗn hợp thu được bọc trong một miếng vải rồi đắp lên khu vực gót chân tổn thương.

Hỗ trợ điều trị gai gót chân nhờ An Cốt Nam

Để điều trị gai gót chân, bệnh nhân có thể tham khảo và sử dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ Đông y. Một trong số đó có bài thuốc An Cốt Nam.

Xem thêm: Cách Điều Trị Hôi Nách Bằng Laser Hàn Quốc, Trị Hôi Nách Vĩnh Viễn Bằng Laser

Hiệu quả điều trị của An Cốt Nam đã được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn đánh giá rất cao trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” được phát sóng trực tiếp trên VTV2.

An Cốt Nam là một bài thuốc được gia giảm từ hai bài thuốc cổ phương là “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên Tý Thang”, kết hợp với nhiều loại thảo mộc quý như Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo, Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương... Thuốc uống ở dạng sắc nên rất dễ hấp thụ