Bạn đang xem: Cách điều trị viêm lưỡi bản đồ
VIÊM LƯỠI BẢN ĐỒ
CÁC BỆNH DA THƯỜNG GẶPGiáo dục sức khỏeGIÁO DỤC SỨC KHỎETin tức
VIÊM LƯỠI BẢN ĐỒ
VIÊM LƯỠI BẢN ĐỒ
Là tình trạng viêm lành tính của lưỡi. Trên lưng lưỡi xuất hiện những viền màu trắng phía trong có màu đỏ sậm hơn màu lưỡi bình thường làm mất gai lưỡi. Lúc đầu một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, đôi khi có nhiều vết trên lưỡi. Những gờ hình ngoằn ngoèo làm cho bề mặt của lưỡi giống như hình bản đồ.
Mặc dù lưỡi bản đồ có thể trông khá nguy hiểm, nhưng nó không gây ra vấn đề sức khỏe và không liên quan đến nhiễm trùng hoặc ung thư. Lưỡi bản đồ đôi khi có thể gây khó chịu cho lưỡi và tăng độ nhạy cảm với một số chất, chẳng hạn như gia vị, muối và thậm chí là đồ ngọt.
Dịch tễLưỡi bản đồ hay lưỡi địa lý xảy ra trong khoảng 2% dân số. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi tác, chủng tộc hay giới tính. Tuy nhiên, nó xuất hiện phổ biến hơn ở phụ nữ và thường xuyên hơn ở người lớn, mặc dù bệnh này thường xuất hiện từ thời thơ ấu, nhưng sau đó khỏi và khi trưởng thành có thể bị trở lại.
Nguyên nhânHiện nay nguyên nhân của bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ.
– Thường xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân với bệnh vảy nến, bệnh tiểu đường, thiếu máu, dị ứng (hen suyễn và / hoặc eczema) và căng thẳng tâm lý.
– Trong một số bệnh nhân các loại thực phẩm đặc biệt dường như là một yếu tố kích hoạt, đặc biệt là pho mát.
– Di truyền: trong một gia đình có thể có nhiều người cùng bị.
– Nội tiết tố: Biến thể với chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai.
Triệu chứng lâm sàng– Lưỡi bản đồ còn được gọi là viêm lưỡi di cư lành tính bởi vì sự xuất hiện liên tục thay đổi. Là bệnh ở phần niêm mạc của lưỡi . Biểu hiện chủ yếu là các chấm sữa trên sống lưỡi rụng tạm thời, có ban đỏ không định hình, vì thương tổn không có hình dạng nhất định và không giống bất cứ hình nào cho nên gọi là bản đồ hay địa lý.
– Viền thương tổn có màu vàng tro hoặc trắng , hơi gồ cao, ranh giới rõ với phần niêm mạc lưỡi lành.
– Khi lan tỏa ra xung quanh hình thành những vùng bóc rụng tương đối rộng. Lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn, và thường tái phát.
– Thường thì không có triệu chứng gì nhưng một số trường hợp có triệu chứng kích thích của lưỡi là phổ biến, đặc biệt là với thức ăn nóng hoặc cay. Sự khó chịu này có thể đến và đi theo thời gian và thường thấy rõ hơn tại một thời điểm nhất định như thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và trong thời kỳ mang thai.
Xuất hiện đau rát ảnh hưởng đến ăn uống khi có bội nhiễm.
Xem thêm: Bật Mí Cách Chữa Ra Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ Ra Mồ Hôi Trộm: 5 Mẹo Đơn Giản Mẹ Nên Biết
4. Điều trị
Những người thường bị tình trạng này nên tránh những thức ăn nóng hay có nhiều gia vị, tránh tiếp xúc với những thức uống có cồn. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh viêm loét kèm theo. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi có triệu chứng kéo dài, gây đau hoặc khó chịu khi ăn cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.