(Thế Giới Gia Cầm) - Khô chân là bệnh hay gặp ở gà con, do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu không phát hiện kịp thời, thực hiện đúng phương pháp điều trị sẽ lây lan ra cả đàn, tỷ lệ chết lên đến 30%.




Bạn đang xem: Cách chữa bệnh khô chân ở gà

Nguyên nhân

Thông thường, gà mắc bệnh khô chân ở 2 giai đoạn chính là lúc mới nở, 2 - 15 ngày tuổi và khi gà đạt trọng lượng trên 1 kg. Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến bệnh khô chân là do cơ thể mất nước. Ðối với mỗi giai đoạn sẽ có từng nguyên nhân cụ thể. Gà con mới nở từ máy ấp trứng hoặc do gà mẹ ấp vài ngày đầu tiên chúng rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên nếu quá trình vận chuyển từ trại giống về chuồng nuôi úm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì vài ngày sau khi nuôi, gà con có thể bị khô chân, do các nguyên nhân sau: - Do sai sót kỹ thuật ấp dẫn đến gia cầm nở không đều. - Do vận chuyển xa và không cho gia cầm mới nở ăn uống sớm. Cho gà ăn muộn, thiếu chất hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. - Thiếu nhiệt úm, thức ăn không đủ chất, thiếu mẹt, máng uống. - Không sử dụng thuốc úm chuyên dụng, gà dễ bị tiêu chảy, thương hàn, bệnh lỵ, bệnh di truyền từ phôi. - Môi trường úm gà không đảm bảo vệ sinh dẫn đến phát sinh mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe gà con.

Biểu hiện

Gà con xuất hiện các biểu hiện như đứng hoặc nằm im một chỗ, mắt nhắm nghiền, biếng ăn. Da chân sẽ bị khô quắt, gà gầy ốm đi do biếng ăn, lông xù lên. Ðộ tuổi mắc bệnh 2 - 15 ngày tuổi, chủ yếu 2 - 7 ngày tuổi. Tỷ lệ chết khoảng 5 - 30%. Khi tiến hành mổ để khám gà sẽ thấy một số vấn đề như: Trọng lượng của gà rất nhẹ, lông xù; Diều không có thức ăn; Bụng nặng, lòng đỏ không tiêu; Ruột quắt, viêm cata đến viêm xuất huyết.
*

Phòng bệnh

- Thực hiện tốt nhất 3 khâu: Thức ăn sạch, nước uống sạch, chăn nuôi sạch. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, số lượng, không bị ôi thiu ẩm mốc, không nhiễm bệnh… - Thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vaccine theo tuổi, liều lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật. - Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ: Thu dọn, sát trùng thường xuyên chuồng trại không những giúp phòng ngừa bệnh khô chân ở gà mà còn phòng nhiều loại bệnh khác. - Theo dõi thường xuyên và sử dụng phương pháp cách ly khi gà mang triệu chứng bệnh lý. - Giãn mật độ nuôi thông thoáng. Ðảm bảo rằng mật độ nuôi có thức ăn và nước uống tất cả. - Duy trì nhiệt độ úm gà phù hợp: Ngày đầu 370C; Những ngày sau giảm mỗi ngày 10C; Duy trì trong 14 ngày. Ðến ngày 21 thì tùy vào nhiệt độ môi trường mà điều chỉnh cho phù hợp. - Cho gà ăn đều và nhiều lần, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho gà phát triển, đặc biệt là đạm phải đủ 22% (thức ăn khởi động).

Ðiều trị

Khi gà bị khô chân nhưng chưa nhận biết được nguyên nhân mắc bệnh hoặc đang trong giai đoạn đầu, thực hiện áp dụng các biện pháp chữa trị nhanh nhất: - Cách ly riêng những con có biểu hiện bị bệnh khô chân để tiện cho việc theo dõi; Ðiều trị, phòng trừ trường hợp lây lan sang cả đàn. Tổng vệ sinh chuồng trại, chất độn cũ và khử trùng nơi chăn nuôi. - Duy trì nhiệt độ úm thích hợp; Kiểm tra những biểu hiện hàng ngày của gà trong chuồng úm, tránh tình trạng quá nhiệt. Duy trì khoảng 60 - 100 con gà/bóng đèn (tùy mùa); Bóng đèn treo cách cách mặt đất 50 - 60 cm. - Không nên úm gà với mật độ quá cao; Ðiều chỉnh nhiệt độ phòng cách ly thích hợp cho gà con với nhiệt độ là 370C, đồng thời thay đổi diện tích úm theo từng ngày tuổi phát triển của gà con. - Treo máng uống đúng cách, đủ số lượng. Thường thì với 400 con gà con sẽ cần 6 bình uống 2 - 4 lít nước. - Thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp đủ chất đạm. Bổ sung men tiêu hóa giúp gà bệnh thuận lợi tiêu hóa thức ăn hơn. đặc biệt là nên sản xuất đủ nước uống để gà bổ sung đủ chất dinh dưỡng. - Trộn chung thuốc với thức ăn hoặc nước uống để gà nhanh khỏe nhất. Công thức pha trộn có thể pha theo tỷ lệ: Colivit: 20 g/100 kg/ngày hoặc cúm gia súc: 20 g/100 kg/ngày hoặc Super-Vitamin: 20 g/100 kg/ngày. Ðây là 3 loại thuốc có thể dùng để tăng sức đề kháng cho gà.
*
Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, úm gà con - Ảnh: MF

Chẩn đoán, điều trị phân biệt

Gà bị khô chân do bị bệnh thương hàn: Trường hợp gà mới có biểu hiện bị bệnh, có thể điều trị bằng kháng sinh như colistin, imequyl, flumequil, florphenicol hoặc những kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone và sulfamide để làm giảm sự phát triển của mầm bệnh. Sử dụng thuốc kháng sinh kanamycin 1 ml/5 kg thể trọng để tiêm vào bắp đùi cho gà. Pha thêm thuốc Imequyl 1 g/2 lít nước sạch cho gà bị bệnh uống 3 - 5 ngày liên tục. Khô chân ở gà con do bị mắc bệnh bạch lỵ: Gà con bị bạch lỵ thường sử dụng kháng sinh để điều trị. Dùng Tetracyclin 150 - 200 mg/1 kg thể trọng, dùng liên tục 7 - 10 ngày, chia đều cho các con bị bệnh. Hoặc Furazolidon 150 - 350 g/1 tấn thức ăn, dùng liên tục 7 - 10 ngày, chia đều cho gà bị bệnh. Gà bị khô chân do bệnh Newcastle: Bệnh Newcastle đến nay chưa có cách chữa trị hữu hiệu. Do đó cần thực hiện đúng lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho gà: Tiến hành nhỏ mắt, mũi, miệng bằng vaccine lasota khi gà con dưới 2 tháng tuổi; Tiêm vaccine Newcastle hệ 1 cho gà sau 2 tháng tuổi. Gà khô chân do bệnh tụ huyết trùng: Khi gà có những biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng, sử dụng Streptomycin 1 g (1 lọ) dùng để tiêm vào bắp đùi cho 10 con gà trong 1 lần, duy trì tiêm trong 2 - 3 ngày.

Xem thêm: Cốt Thoái Vương Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Nên Sử Dụng Cốt Thoái Vương?

Ngoài ra, cũng nên trộn thuốc toi thương hàn hoặc thuốc toi gà vào thức ăn để chúng ăn 3 - 5 ngày liên tiếp. Hoàng Yến