Lác đồng tiền (hay hắc lào) là dạng viêm da mãn tính, vùng da tổn thương có dạng đồng xu. Khi bị lác đồng tiền, bệnh nhân bị ngứa nhiều và dai dẳng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về bệnh lác đồng tiền.

Bạn đang xem: Cách chữa bệnh lác đồng tiền

*

I. Triệu chứng của bệnh lác đồng tiền 

Lác đồng tiền còn được gọi với tên khác là hắc lào. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân thường có những triệu chứng sau:

Nổi mẩn đỏ: Vùng da bị tổn thương dần xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ có ranh giới rõ ràng với vùng da lành. Những tổn thương có hình như đồng xu hoặc bầu dục.Mụn nước nhỏ li ti: mụn hình thành tại khu vực rìa tổn thương. Những mụn nước này nếu bị vỡ tiềm ẩn nguy cơ lớn dẫn đến nhiễm trùng.Bong tróc da: Vùng da bị tổn thương dần dần khô lại và tạo thành các mảng hay vẩy.Ngứa ngáy: Trong suốt quá trình tiến triển, bệnh nhân bị ngứa ngáy nhiều. Tình trạng ngứa ngáy, cào gãi nhiều sẽ làm bệnh tình trở nên nặng hơn.

*

Lác đồng tiền nếu không được chăm sóc đúng cách, tổn thương có thể lan ra vùng da xung quanh, gây khó khăn trong việc điều trị.

II. Nguyên nhân của bệnh lác đồng tiền

Bệnh lác đồng tiền do căn nguyên là nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây ra. Thông thường nhóm vi nấm này vẫn tồn tại trên bề mặt da. Khi gặp điều kiện hay yếu tố thuận lợi, chúng sẽ phát triển và gây bệnh. Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:

Môi trường sống: bệnh thường phát triển mạnh ở những khu vực thời tiết ẩm ướt. Ngoài ra, môi trường sống bị ô nhiễm cũng là yếu tố giúp vi nấm sinh sôi và gây bệnh.Vệ sinh kém: Nhóm vi nấm Dermatophytes thường tồn tại trên bề mặt da. Vì vậy nếu điều kiện vệ sinh không sạch sẽ, vi nấm sẽ có cơ hội nhân lên.Suy giảm miễn dịch: Những bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến miễn dịch như HIV, đái tháo đường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn so với người bình thường.

III. Vị trí thường gặp của bệnh lác đồng tiền

Bệnh lác đồng tiền có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hay vùng da có nếp gấp là những vị trí thường gặp.

*

Các vị trí cụ thể thường xuất hiện lác đồng tiền:

1. Vị trí vùng bẹn

Tổn thương là những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần lan ra thành mảng hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt đỏ, bờ hơi gồ cao, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết với nhau thành mảng lớn hình cung, giữa nhạt màu.Ngứa nhiều

2. Vị trí trên thân mình

Tổn thương là mụn nước, mọc thành đám, tạo thành hình tròn hay hình nhiều cung.Tổn thương có xu hướng lành giữa, lan ra xung quanh, ngứa nhiều.Nhiễm nấm có thể khu trú hay lan toả toàn thân tuỳ thuộc vào đặc điểm vi nấm hay vật chủ.

3. Nấm vùng mặt

Triệu chứng: thường là những vết dát đỏ, kích thước 1-5 cm, bờ hơi nổi cao đôi khi không rõ, bong vảy, ngứa.

IV. 3 con đường lây lan của lác đồng tiền và cách phòng ngừa hiệu quả

1. Ba con đường lây lan chính 

Lây từ người sang người

Đây là con đường chính dẫn đến việc lác đồng tiền lây lan. Nếu trong gia đình có người bị bệnh thì nguy cơ cao lây lan cho những người xung quanh. Bệnh có thể lây lan bằng cách:

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh như ôm hôn, bắt tay hay quan hệ tình dục.Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo cũng là con đường dễ lây lan bệnh.Lây từ động vật sang người

Nhóm nấm gây ra bệnh lác đồng tiền có thể khu trú, tồn tại trên động vật. Do đó tiếp xúc với súc vật như chó mèo có thể là nguy cơ dẫn đến xuất hiện bệnh.

Tiếp xúc với môi trường bị nhiễm nấm

Vi nấm từ người bệnh có thể phát tán ra môi trường. Những vị trí như đất bẩn, phòng ngủ, phòng khách, hồ bơi là điểm có thể phát tán mầm bệnh và lây lan do người lành.

2. Cách phòng tránh bệnh lác đồng tiền hiệu quả nhất

*

Lác đồng tiền khi gặp gây nhiều khó khăn trong điều trị. Đồng thời khi bị bệnh cũng gây mất thẩm mỹ rất nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy để phòng bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, không bụi bặm.Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác.Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ để hạn chế tối đa vi khuẩn, vi nấm có điều kiện phát triển.Tránh tiếp xúc với lông súc vật như chó mèo hay vật nuôi trong nhà.Không quan hệ tình dục với người đang bị bệnh.Nếu phát hiện bệnh, cần điều trị thật sớm để đạt hiệu quả nhanh nhất.

V. Cách xử lý lác đồng tiền nhanh khỏi, không tái phát

Lác đồng tiền tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh dai dẳng không khỏi và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Những biện pháp điều trị hiện nay có thể kể đến như.

1. Dùng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ

Bệnh lác đồng tiền có căn nguyên là nấm Dermatophytes gây ra. Vì vậy khi mắc bệnh, các thuốc chống nấm thường được ưa chuộng sử dụng. Các hoạt chất chống nấm sẽ tiêu diệt nấm trên da, hạn chế tổn thương lan rộng trên da.

Các thuốc chống nấm dạng bôi ngoài da hay được kê đơn vì dễ sử dụng, ít gây ra tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp nấm nặng, lan rộng toàn thân, người bệnh nên đi khám để được chỉ định dùng thuốc uống phù hợp.

1.1. Kem bôi Nizoral trị lác đồng tiền

*

Thành phần chính:

Ketoconazole: Hoạt chất này tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm, ngoài ra còn có tác dụng nhanh chóng giảm tình trạng ngứa.Cơ chế: Ketoconazole ức chế sự sinh tổng hợp ergosterol ở nấm và làm thay đổi các thành phần lipid khác ở màng tế bào vi nấm.

Cách sử dụng:

Làm sạch vùng da nhiễm nấm bằng nước muối sinh lý, lau khô.Bôi kem lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày sử dụng từ 1 đến 2 lần.Mỗi đợt điều trị từ 3 đến 4 tuần tùy tình trạng bệnh.1.2. Kem bôi Lamisil
*

Thành phần: 

Terbinafine: có khả năng tiêu diệt nấm sợi gây hắc lào lâu năm. Terbinafine can thiệp đặc biệt vào quá trình sinh tổng hợp sterol của nấm. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt ergosterol và sự tích tụ nội bào của squalene, dẫn đến chết tế bào nấm.

Cách dùng:

Rửa sạch tay.Làm sạch và lau khô vùng da bị bệnh.Thoa một lớp thuốc mỏng lên trên và xung quanh khu vực da bệnh.Không nên bọc hoặc băng vùng bôi thuốc.Có thể bôi kem 1-2 lần/ngày.

Tác dụng phụ:

Phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực,…

2. Dùng thuốc kháng nấm đường uống

2.1. Thuốc trị lác đồng tiền Itraconazle

*

Thành phần:

Itraconazole là hoạt chất chống nấm được dùng điều trị lác đồng tiền phổ biến nhất. Hoạt chất này thuộc nhóm kháng nấm Azole, có phổ tác dụng với nhiều loại nấm khác nhau trong đó có chủng nấm gây ra lác đồng tiền.

Liều dùng:

Liều thông thường là 100mg/viên x 2 viên/ngày, uống sau bữa ăn.Liệu trình điều trị từ 3 đến 4 tuần.

Cách sử dụng:

Uống thuốc trong bữa ăn.Lưu ý sử dụng đúng liều để thuốc đạt hiệu quả cao nhất.

Tác dụng phụ có thể gặp:

Xuất hiện phản ứng dị ứng, phát ban, da sưng phù.Buồn nôn, nôn mửa, nhịp tim nhanh.Rối loạn tiêu hóa, có thể tiêu chảy hay táo bón.2.2. Thuốc trị lác đồng tiền Griseofulvin

*

Thành phần:

Griseofulvin ức chế sự phát triển của nấm da Trichophyton, Mycrosporum và Epidermophyton floccosum. Thuốc không có tác dụng với các nấm Candida và các nấm nội tạng.

Cơ chế: Griseofulvin ức chế quá trình sinh sản, tạo môi trường bất lợi cho sự phát triển của nấm.

Liều dùng, cách dùng:

Người lớn Trị nấm: 1- 2 viên 250 mg x 2 lần/ngày,Trẻ em 10-20 mg/kg/ngày chia 2 lần.Uống trước ăn.Thời gian điều trị 4-6 tuần.2.3. Trị lác đồng tiền bằng thuốc Terbinafin

*

Thành phần:

Terbinafine có tác dụng diệt nấm phổ rộng đối với nấm da, nấm móng và nấm lưỡng hình. Tác dụng diệt hay là kháng nấm men tùy thuộc vào chủng loại nấm.

Xem thêm: Cách Chữa Nẻ Gót Chân Nứt Nẻ Nhanh Chóng, 9 Mẹo Hô Biến Nứt Gót Chân Mùa Hanh Khô

Cơ chế tác dụng: Thuốc ảnh hưởng đến khả nǎng tạo chất hóa học là các sterol của nấm. Các sterol là thành phần quan trọng của màng tế bào nấm và liên kết chúng với nhau. Sự ảnh hưởng này làm suy yếu màng tế bào.