TÓM TẮT NỘI DUNG

Những nguyên nhân gà bị đau chân phổ biếnCách chữa gà bị đau chân như thế nào?Phòng bệnh gà bị đau chân như thế nào?

Gà bị đau chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn chữa trị được dứt điểm thì cần biết được nguyên nhân là gì. Từ đó mới có thể đưa ra các phương pháp xử lý chuẩn xác nhất được. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những cách chữa gà bị đau chân tùy theo từng nguyên nhân. Đây chỉ là bài tổng quát nên chủ nhân cần phải đi vào từng trường hợp chi tiết để biết cách xử lý tốt nhất.

Bạn đang xem: Cách chữa gà bị đau chân

Nhận biết gà bị đau chân

Nếu gà của mình gặp phải những trường hợp dưới đây thì rất có thể chúng đã bị đau chân. Ngoài việc hàng ngày phải theo dõi thường xuyên thì cũng không còn cách nào khác làm được việc này. Phát hiện sớm sẽ chữa sớm được và ngược lại. Phát hiện muộn có thể bỏ lỡ 1 chiến kê hay.

Gà tập tễnh đi cà nhắc bước đực bước cái.Gà bị thọt hẳn 1 chân không đi lại được.Gà không thể di chuyển được chỉ nằm 1 chỗ.Gà đi lại bình thường nhưng không vận động mạnh được.…
*
Cách chữa gà bị đau chân cần nắm được nguyên nhân là gì?

Tùy từng biểu hiện mà sẽ biết được tình trạng nặng nhẹ như thế nào. Với mỗi trường hợp sẽ có những cách xử lý riêng tương ứng.

Những nguyên nhân gà bị đau chân phổ biến

Có những nguyên nhân chủ quan cũng có những nguyên nhân khách quan cho việc này. Khi biết được nguyên nhân thì chúng ta sẽ biết cách xử lý để lần sau không bị lặp lại nữa. Tránh việc gà có thể bị hoặc tái phát tương ứng.

Gà đánh nhau xong đau chân

Nguyên nhân phổ biến hàng đầu ở gà chọi là do đánh nhau. Có thể khi giao chiến bị chấn thương như xước hoặc đứt gãy 1 số bộ phận nào đó. Nguy hiểm nhất là khi gà chọi bị xông lồng tức là 2 con đánh nhau qua 1 lớp rào sát. Vừa có thể bị gãy mỏ lại vừa có thể bị đau chân. Nhẹ thì vài hôm khỏi, nặng thì có thể bị gãy chân và không thể phục hồi được.

Gà bị ké chậu

Vì 1 nguyên nhân nào đó mà gà bị sưng lên ở lòng bàn chân và rất khó có thể khắc phục được. Những vết sưng này ngày càng phổ biến và nặng dần lên, dẫn tới không di chuyển được và ngày càng nặng dần. Có thể là do vận động quá mạnh trên nền cứng như gạch hoặc bê tông dẫn tới những vấn đề này.

Gà bị kén, lậu đế

Ngoài ra thì cũng có thể do bị kén chân khi bên trong có bã đậu dẫn tới vết thương không thể lành được và ngày càng phát triển nặng. Không biết nó có giống với ké chậu hay không nhưng mạn phép chia chúng ra 2 trường hợp như thế này. Đó có thể là những trấn thương từ trước không được phát hiện và giờ đây mới phát tác dần dần.

Gà nhảy từ độ cao quá lớn

Ít khi nhưng không phải là không có khi nhảy từ độ cao quá lớn dẫn tới tình trạng đau chân như này. Phần thịt ở lòng bàn chân bị tổn thương dẫn tới dần chai sạn lại và bị mưng mủ, bã đậu. Đây là nguyên nhân chính gây ra các nguyên nhân như lậu đế hoặc ké chậu.

Còn vô số những nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Vì thế chúng ta cần phải nắm rõ hoạt động của gà để đưa ra phương án xử lý tốt nhất có thể.

Cách chữa gà bị đau chân như thế nào?

Tùy theo từng nguyên nhân bên trên mà có những phương án chữa trị khác nhau. Tất nhiên tùy độ nặng nhẹ khiến gà có thể phục hồi hay không. Phát hiện sớm thì xử lý được còn nếu muộn thì gần như không thể được nữa.

Xác định tình trạng gà

Đầu tiên chúng ta cần xác định xem tình trạng gà đang bị là như thế nào. Đánh giá được tình trạng của chúng qua các đánh giá vận động như:

Đi được không, thập thễnh hay bình thường.Lòng bàn chân có sưng hay gì không?Nếu sưng có mưng mủ hay rắn chắc?Gà có bị gãy chân sưng chân hay không?…

Khi đã nắm được tình trạng rồi thì chúng ta mới tìm cách xử lý và cách chữa trị.

Vệ sinh chân cẳng gà

Đầu tiên chúng ta vệ sinh chân cẳng của gà để phát hiện ra các bất thường. Chúng ta rửa bằng nước sạch kết hợp với cồn để loại bỏ các yếu tố lây bệnh. Nhất là khu vực bàn chân cần cọ rửa kỹ càng tránh dẫm phải phân gà nơi có nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Vệ sinh nền chuồng trại

Đi kèm với đó chuẩn bị cho gà đến một nơi sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh còn xót lại. Nên là nền cỏ hoặc nền cát sạch đã được lọc bỏ các viên sỏi to. Hạn chế để gà lên các nền gạch cứng hoặc nền bê tông. Chúng có thể không tốt cho gà mặc dù đã có vùng đệm thịt ở bàn chân gà.

Mổ ké chậu, lậu đế, bị đậu

Nếu nguyên nhân đến từ những vấn đề liên quan tới lòng bàn chân nặng thì bắt buộc phải mổ. Đòi hỏi người chủ phải tìm hiểu kỹ đi kèm với chuẩn bị các loại thuốc thang cần thiết. Có như vậy mới lấy được toàn bộ những chất bẩn, thừa trong khu vực lòng bàn chân mà người ta hay gọi là bị đậu hay tương tự như vậy.

*
Cách chữa gà bị đau chân bằng mổ ké chậu do gà bị đau chân, ké chậu, sưng củ bàn, đậu

Chuẩn bị bông, rẻ lau, cồn, thuốc đỏ, băng, dao mổ sắc, kéo…

Buộc gà vào 1 cái bọc treo lên cao tầm đầu người và chỉ để lộ phần chân xuống bên dưới. Hoặc có thể nhờ người giữ nếu được sẽ tốt hơn.Tiến hành kiểm tra phần lòng bàn chân gà xem vết thương có mủ hay đóng cứng.Dùng dao mổ rạch 1 đường nhẹ nhàng để lấy lấy đi toàn bộ những chất bẩn, kén, đậu bên trong. Đi kèm với đó sử dụng bông băng để thấm dịch và màu rơi ra.Kết hợp sử dụng cồn để rửa sạch tránh bị nhiễm trùng. Sử dụng miếng bông cầm máu ổn định rồi tiến hành bông băng lại.Trước mỗi khi đi ngủ thì mở ra rửa sạch bằng cồn, thuốc đỏ, và băng cẩn thận lại để tránh nhiễm trùng trong vòng 1 ngày nên thay mới bông băng.

Khi đã mổ xong thì cần phải bổ xung thuốc để đảm bảo vết thương nhanh lành, không bị nhiễm trùng có thể gây hại gà. Sử dụng các loại thuốc bên dưới đây.

Alpha choay chống sưng tấy chống phù nề uống 2 viên mỗi ngày hoặc nửa viên cũng được.Kháng sinh có thể sử dụng amoxicillin cho gà theo liều lượng như hướng dẫn.B1, B12 tăng cường sức đề kháng cho gà.…

Nên cho uống sau khi đã ăn uống đầy đủ để đảm bảo không hại dạ dày gà.

Cách chữa gà bị đau chân khác

Với những nguyên nhân khác được xếp vào dạng bị nhẹ nên có thể để chúng tự khỏi. Hoặc muốn nhanh hơn thì sử dụng các phương pháp thông thường như ngâm chân nước nóng, bóp chân bằng các loại rượu bóp chuyên dụng. Chúng sẽ giúp làm tan máu bầm cũng như lưu thông hoạt huyết tới các bộ phận tại chân của gà. Nhờ đó mà chúng cũng sẽ dễ dàng hồi phục hơn.

Nên ngâm chân cho gà vào trưa và trước khi đi ngủ để đảm bảo cho gà khỏe khoắn một cách tốt nhất. Những triệu chứng này thường ảnh hưởng tới phần cơ nhiều hơn nên không bị quá nặng như lậu đế hoặc ké chậu.

Gà bị đau chân do tụ huyết trùng

Với các nguyên nhân do bị tụ huyết trùng sẽ rất khó có thể chữa được. Thậm chí gà còn sống cũng là may mắn lắm rồi khi tỉ lệ bệnh này tử vong khá cao. Khi đó thì cũng đừng mong gà có thể khỏi được mà thay vào đó hãy để chúng quay về hậu trường để đúc mái đạp mái hơn nhé.

Phòng bệnh gà bị đau chân như thế nào?

Phòng bệnh sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro với chân gà. Chúng gần như là cần câu cơm của chúng nên nếu không biết cách phòng thì gần như bỏ phí mất 1 chiến kê chất lượng.

Nền chuồng mềm

Nên chú ý nền chuồng luôn để tình trạng mềm nhất có thể. Sử dụng cỏ hoặc cát sạch để làm nền chuồng là tốt hơn cả. Nên sử dụng cát để chúng còn thấm hút được phân và chất thải dễ xử lý dọn dẹp sau này. Sau đó có thể phủ lên thêm một chút vôi bột để hạn chế khả năng bị lậu đế hoặc bị kén.

Không nên để nền chuồng bằng gạch hoặc bằng nền bê tông rất dễ bị đau chân, lậu đế đấy nhé.

Kiểm tra gà thường xuyên

Mỗi ngày nên kiểm tra 1 lượt khi cho ăn để phát hiện các vết thương sớm nhất có thể. Phát hiện sớm thì việc xử lý cũng dễ hơn rất nhiều. Nếu để lâu có thể việc chữa trị sẽ khó hơn và phức tạp hơn đấy nhé. Nên kiểm tra khi cho ăn hoặc om bóp vần vò mỗi ngày.

Om bóp rượu nghệ

Nằm trong quá trình om bóp của gà nên việc om bóp từ chân cẳng là điều nên làm. Tùy từng bài thuốc mà có cách xử lý khác nhau như ngâm chân, bóp chân, đùi của gà. Nhất là phần cẳng chân lại càng quan trọng và cần thêm những yếu tố khác để đánh giá. Cẳng chân có khỏe thì mới có lực đá được.

Ngâm nóng ngâm lạnh

Luân phiên ngâm lạnh, ngâm nóng sau mỗi trận vần hơi vần đòn sẽ là tốt hơn cả. Bởi khi đó chúng sẽ giảm các cơn đau, giúp luân chuyển các chất độc trong cơ nhanh hơn. Đây cũng là cách mà các vận động viên thể thao giúp nhanh hồi phục cơ thể của mình.

Xem thêm: Top 14+ Cách Chữa Bẹp Đầu Cho Người Lớn Hay Nhất, Chữa Méo Đầu Ở Người Lớn

Với những chia sẻ của Gà Đòn Hay hy vọng rằng anh em đã biết cách chữa gà bị đau chân như thế nào. Tỉ lệ phục hồi phụ thuộc vào chấn thương nặng hay không và phát hiện sớm hay muộn. Những con gà bị lậu đế, ké chậu khó chữa nhất nhưng không phải là không chữa được. Nếu còn cần thêm chia sẻ tư vấn hãy comment xuống bên dưới nhé.