Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn là tình trạng thường gặp ở người. Hiện tượng này khiến rất nhiều người cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống sinh hoạt, giấc ngủ ban đêm và ảnh hưởng đến cả sức khoẻ.

Bạn đang xem: Cách chữa mồ hôi trộm ở người lớn

Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn là gì? Và các giải pháp khắc phục hiện tượng này như thế nào? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vấn đề này ngay thôi nào!

Hiện tượng đổ mồ hôi ở người lớn là gì?

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể bài tiết mồ hôi trong khi ngủ. Do hiện tượng này thường thấy nhất là vào ban đêm nên nó còn có một tên gọi khác là đổ mồ hôi đêm. Vùng đầu, trán, nách, tay, chân là những nơi thường bài tiết mồ hôi trộm.

Tình hình đổ mồ hôi đêm này nhiều đến mức có thể làm ướt quần áo, thậm chí ướt cả ga đệm mà lý do không phải là do thời tiết hoặc do đắp quá nhiều chăn hay là do phòng quá nóng. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tượng tiết mồ hôi có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hiện tượng này ảnh hưởng đến 3% dân số của thế giới và hay gặp nhất là ở phụ nữ.


*
Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống

Nguyên nhân và triệu chứng của đổ mồ hôi trộm

Nguyên nhân

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm thì có rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân mà mọi người thường gặp:

Đến thời kỳ mãn kinh: Mãn kinh là thời kỳ ngừng hẳn chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ. Do vây, ở thời kỳ này trong cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi đáng kể về lượng hormone estrogen và về lượng progesterone. Vì thế đã gây ra những cơn bốc hỏa rất khó chịu ở người mãn kinh. Cơn bốc hoả này có thể ảnh hưởng 85% đến người phụ nữ.

Cơn bốc hỏa xuất hiện vào ban đêm khiến cơ thể nóng lên, nhiệt độ tăng cao dẫn đến cơ thể bắt buộc phải đổ mồ hôi để thoát nhiệt. Vì vậy dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm. Tuy đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây khó ngủ nhưng đổ mồ hôi trộm cũng làm giảm đi chất lượng giấc ngủ nhất là khi hiện tượng này trở nên nặng hơn.

Tác dụng phụ khi đang dùng thuốc: Thuốc chống sự trầm cảm hoặc những loại thuốc hạ sốt như: Aspirin, Efferalgan, Paracetamol…

Do nhiễm trùng: Nhiễm trùng sẽ gây sốt và khi đó cơ thể sẽ bị tăng nhiệt. Đặc biệt là những người mắc bệnh: Lao, lao phổi, nhiễm khuẩn do nấm và vi khuẩn, viêm xương tủy, áp xe sinh mủ, viêm nội tâm mạc… và một căn bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch đó là nhiễm HIV.

Do bệnh ung thư: Đây là một dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư. Ung thư phổ biến mà khiến người lớn đổ mồ hôi trộm vào ban đêm đó là ung thư máu lymphoma - ung thư bạch cầu loại ác tính. Dấu hiệu điển hình của loại ung thư này sốt, sưng hạch, sụt cân, và nhất là đổ mồ hôi đêm.

Tăng tiết tố mồ hôi: Đây là hội chứng còn được gọi là Hyperhidrosis tự phát -loại bệnh về rối loạn thần kinh thực vật, một loại bệnh mạn tính làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi mà không rõ nguyên nhân. Hội chứng này không ban đêm xảy ra mà còn có cả ban ngày, chỉ cần có cảm xúc kích động là có thể đổ mồ hôi. Ban đêm mà gặp ác mộng cũng có thể gây ra đổ mồ hôi trộm.

Lúc bị hạ đường huyết: Hạ đường huyết là do bị tiểu đường. Khi lượng đường dưới 70mg/dL khiến glucozo trong máu không đủ sẽ gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Hoặc là các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường như: Glibenclamid, Clorpropamid, Glimepirid, Glipizid… đều có tác dụng phụ của thuốc là đổ mồ hôi trộm.

Do một số bệnh liên quan đến nội tiết tố: Bệnh cường giáp, hormone sinh dục bất thường, u tuyến thượng thận, hội chứng carcinoid.

Do thần kinh: Đây là nguyên nhân không phổ biến lắm nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi trộm như đột quỵ, các bệnh về thần kinh, bệnh rỗng tủy, di chứng sau chấn thương.

Xem thêm: Top 13+ Loại Thuốc Điều Trị Tinh Trùng Yếu Cho Nam Giới Tốt Nhất

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân như: Các loại phẫu thuật, hoá trị cộng với xạ trị; uống caffeine, uống rượu bia đều gây ra đổ mồ hôi trộm.