Móng chân phản ánh rất nhiều tình trạng sức khoẻ của mỗi người thông qua màu sắc, chất móng. Vậy móng chân bị đen là bệnh lý gì, có nguy hiểm hay không? Theo dõi bài viết sau đây của bacsitructuyen.edu.vn để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị đúng nhất nhé!


Móng chân bị đen thể hiện bệnh lý gì?Phương pháp điều trị móng chân bị đenMóng chân đen do chấn thươngĐiều trị nấm móng chân

Móng chân bị đen thể hiện bệnh lý gì?

Móng chân bị thâm đen là hiện tượng bầm tím, trầy xước hoặc chảy máu dưới móng chân do những chấn thương hoặc tác động vật lý bên ngoài lên đầu ngón chân.

Bạn đang xem: Cách chữa móng chân bị đen

Tuy nhiên, một số trường hợp móng có màu đen là đang thể hiện một bệnh lý tiềm ẩn nào đó của cơ thể. Chính vì thế, nếu thấy vết đen mãi không hết, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời nhất.

Để đi tìm hiểu nguyên nhân của móng chân bị đen, bác sĩ da liễu Nava Greenfield tại tổ chức Schweiger Dermatology cho biết có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:

Chấn thương

Hầu hết các trường hợp móng chân bị đen do chấn thương gây ra. Nếu móng gặp phải các va chạm khiến mạch máu trong móng vỡ ra, vì không thoát ra bên ngoài được gây ra tích tụ máu ở bên dưới, làm hình thành vết sẫm đen trong móng.

*
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến là móng chân bị đen

Mụn cóc

Mụn cóc bắt nguồn từ một vi khuẩn vô hại tên HPV (Human papillomavirus). Nếu chúng xuất hiện ở dưới móng, sẽ làm cho vùng da ở đó bị đẩy lên, gây nứt móng. Nếu thấy vết đen ở móng, đó là quá trình móng bị đứt kết hợp cùng máu Chính vì thế, việc điều trị lúc này là rất cần thiết. Nếu việc chữa trị không kịp thời, mụn cóc sẽ ngày càng phát triển nhô ra khỏi bề mặt móng, gây nứt móng hoàn toàn.

Nhiễm nấm

Dấu hiệu của móng chân đang bị nhiễm nấm đó là sự biến đổi về màu sắc. Móng sẽ chuyển đổi từ vàng, đến xanh tím, xanh lá cây, màu nâu, tím đến màu đen. Đặc biệt, nếu bạn thấy một chất bột ở móng, móng giòn, có mùi khó chịu, cần đến các bệnh viện da liễu để kiểm tra và điều trị kịp thời.

*
Móng chân bị đen do nhiễm nấm

Ung thư da

Ung thư da hay còn gọi là u hắc tố, là một dạng ung thư da nguy hiểm nhất của da, xuất hiện thông qua điểm sẫm màu dưới móng chân. Nếu bạn nhận thấy móng chân có sự thay đổi màu sắc chậm nhưng không gặp bất kỳ chấn thương nào, thì nên đến bệnh viện để khám ngay.

*
Móng chân bị đen do u hắc tố

Móng chân bị đen có nguy hiểm hay không?

Để có thể xác định được móng chân bị đen có nguy hiểm hay không bạn cần đến bệnh viện da liễu để được các bác sĩ chẩn đoán. Theo bác sĩ Nava Greenfield, hầu hết móng chân bị đen không nguy hiểm. Tuy nhiên với một số trường hợp sau bạn cần có phương án điều trị kịp lúc:

Trường hợp móng chân bị đen do nấm hoặc mụn cóc nếu không điều trị kịp thời có thể lan rộng ra các vùng lân cận, đồng thời gây ra tổn thương móng vĩnh viễn.Trường hợp nguy hiểm nhất khi gặp tình trạng móng chân bị đen đó là dấu hiệu của bệnh ung thư da hắc tố. Bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với vết đen do chấn thương gây ra, dẫn tới việc điều trị không kịp thời.
*
Móng chân bị đen nguy hiểm vì có thể đó biểu hiện của bệnh ung thư da

Chính vì, không thể phân biệt được đâu là biểu hiện của bệnh nguy hiểm, nên bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Phương pháp điều trị móng chân bị đen

Để có thể điều trị đúng bệnh sao cho nhanh khỏi nhất, bạn cần xác định nguyên nhân khiến móng chân bị đen bằng việc thăm khám bệnh viện da liễu uy tín. Dưới đây là một số phương án điều trị cho từng trường hợp gây ra móng chân bị đen.

Móng chân đen do chấn thương

Nếu bạn đã xác định được móng bị thâm đen do tình trạng chấn thương, có thể áp dụng các bước điều trị dưới đây:

Sử dụng quy tắc RICE

Áp dụng quy tắc RICE để chữa móng tại nhà nghĩa là bạn cần thực hiện những bước sau nhằm hạn chế được tình trạng sưng, đau, giúp móng mau lành:

*
Sử dụng quy tắc RICE để điều trị móng chân bị đen do chấn thươngR (Rest – Nghỉ ngơi): Cần để cho móng được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế tập luyện, chạy bộ trong vài tuần, để tránh vết thương cũ chưa hết đã có vết thương mới bồi đắp lên.I (Ice – Chườm đá): Dùng một mảnh vải để bọc lấy các viên đá, sau đó chườm lên ngón chân bị va chạm, chấn thương nhằm giảm tình trạng tê và sưng. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm đá mỗi tiếng 1 lần và mỗi lần chườm từ 20-30 phút.C (Compression – Băng ép): Tạo một áp lực nhẹ để hạn chế được tình trạng máu tụ ở dưới móng bằng cách dùng băng quấn quanh ngón chân của người bị thương.E (Elevation – Nâng cao): Để giảm sưng bạn cũng có thể sử dụng cách nâng bàn chân lên cao so với vị trí của tim.Dùng thuốc để giảm đau không kê toa

Nếu ngón chân xuất hiện tình trạng thâm đen và bị đau, nhức, bạn có thể bổ sung thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen, acetaminophen. Tuy nhiên, bạn cũng cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ để không uống phải thuốc chứa aspirin, vì nó có thể khiến tình trạng chảy máu dưới móng trở nên nặng nề hơn.

*
Sử dụng thuốc giảm đau để trái hiện tượng đau nhức ở móng chân bị đenGặp bác sĩ khi thấy những triệu chứng nghiêm trọng

Một số trường hợp, áp dụng các liệu pháp điều trị móng chân bị đen tại nhà không hiệu quả, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như đau, chảy máu nhiều và mất kiểm soát, chấn thương nặng gây ra các vết cắt sâu thì bạn nên đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

*
Gặp bác sĩ nếu móng chân đen có dấu hiệu chảy máu nhiều

Các bác sĩ sẽ tiến hành bắn tia laser hoặc dùng kim đâm vào móng để tạo ra đường dẫn máu hoặc dịch ở dưới móng. Nếu vết thương quá nghiêm trọng, hoặc đang chuyển biến nặng sang nhiễm trùng, bắt buộc các bác sĩ phải tháo móng ở ngón chân đó ra.

Lưu ý: Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nếu móng chân bị đen bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện thay điều trị tại nhà.

Bảo vệ móng sau quá trình điều trị

Sau quá trình tổn thương, móng chân cần một thời gian “nghỉ dưỡng” để có thể hồi phục hoàn toàn. Trong giai đoạn này, bạn có thể lựa chọn những đôi giày bít ngón có phần mũi rộng rãi để tránh các tình huống vấp ngã, đồng thời giữ cho móng được khoẻ hơn.

*
Cần chăm sóc, bảo vệ cho móng trong quá trình phục hồiLuôn giữ móng sạch sẽ: Không nên sơn móng trong giai đoạn phục hồi, cắt móng sạch sẽ để tránh bị vấp ngã.Lựa chọn giày dép thoải mái: Đặc biệt, lựa chọn giày lớn hơn khoảng nửa số so với giày thường, đồng thời cần buộc chặt giày để giày không va chạm, xê dịch xung quanh ngón chân.Mang tất để chân luôn được khô ráo, thoát hơi ẩm dễ dàng hơn.Dùng băng keo cá nhân để băng vào ngón chân bị thương.

Lưu ý:

Màu đen trên móng mất chỉ khi có móng cũ mọc ra. Thông thường, quá trình hồi phục móng có thể diễn ra từ 6 – 9 tháng (cả khi bác sĩ đã tháo bỏ mìn)

Nếu như giường móng bị thương nặng thì khả năng móng không thể mọc lại như bình thường được nữa.

Điều trị nấm móng chân

Sau khi bạn nhận thấy những dấu hiệu của bệnh nấm móng chân, bạn cần đến gặp các bác sĩ để chẩn đoán, điều trị theo mức độ nấm trên móng chân.

Bác sĩ sẽ lấy vài mẫu móng chân để xét nghiệm.Bạn cần kể những triệu chứng mà móng đang bị hoặc thuốc đang dùng với bác sĩ.
*
Đến bệnh viện điều trị nếu thấy dấu hiệu nhiễm nấm ở móng chân đenDùng thuốc không kê toa

Nếu tình trạng móng chưa cần dùng đến các phương pháp điều trị mạnh hơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng các loại kem hoặc thuốc trị nấm như Dr.Scholl’s Fungal Nail Treatment, Lotrimin AF, đồng thời bôi theo sự chỉ dẫn được in trên bao bì.

*
Dùng thuốc trị nấm theo hướng dẫn của bác sĩ

Trước khi bôi thuốc bạn có thể mài móng, để móng được mềm, từ đó thuốc thấm dễ dàng.

hơn.

Để đẩy nhanh quá trình điều trị, giúp thuốc thấm vào nhanh hơn, bạn có thể kết hợp bôi thêm kem ure như Urea 40+ hoặc dùng Urea Care.

Dùng thuốc trị nấm kê toa

Nếu trường hợp móng bị nấm quá nặng thuốc không kê toa không đáp ứng được tình trạng này, các các bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc như thuốc kem thuốc mỡ hoặc nước sơn móng trị nấm. Bệnh cạnh đó, bạn có thể kết hợp cùng lúc với các loại thuốc đường uống cho những trường hợp bị nặng. Tuy nhiên bạn cần cẩn thận làm theo lời hướng dẫn của bác sĩ.

Những loại thuốc kê toa dùng trị nấm như: ciclopirox, amorolfine, tavaborole, efinaconazole.Một số loại thuốc mỡ trị nấm có thể bôi hàng ngày hoặc chỉ cần bôi mỗi tuần một lần. Để có thể phát huy công dụng của thuốc thì thời gian cần để trị liệu phải mất đến vài tuần.Thuốc trị nấm ở dạng sơn là Penlac, dùng để sơn hàng ngày lên móng chân bị nhiễm.
*
Bôi thuốc trị nấm dạng sơn hàng ngày nếu móng nhiễm nấm nặng

Dùng thuốc dạng uống để trị nấm

Trường hợp, thuốc kê toa trên cũng không thể chữa khỏi bệnh nấm móng chân, bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra tình hình. Lúc này, bác sĩ sẽ kê bạn những loại thuốc đường uống phổ biến như Sporanox, Lamisil, nhằm giúp móng khỏe hơn, mọc lại móng mới nhanh hơn.

Thời gian trị liệu với thuốc dạng uống cần khoảng 6 – 12 tuần. Sau đó, bạn cần thêm vài tháng để móng được hồi phục hoàn toàn. Chính vì thế, bạn nên kiên trì sử dụng thuốc trong giai đoạn này.

Lưu ý: Thuốc trị nấm dạng uống có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng. Nên bạn cần liên hệ thường xuyên với bác sĩ để có phương pháp chữa trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.

*
Báo ngay với bác sĩ nếu có tác dụng phụ khi uống thuốc trị nấm

Nếu nấm trên móng không thể khỏi với các biện pháp sử dụng thuốc. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ lớp móng, đồng thời điều trị trực tiếp trên giường móng.

Hầu hết, móng sẽ mọc lại với thời gian điều trị từ vài tháng.

Nếu nấm trên móng vẫn liên tục tái phát thì các sĩ sẽ tiến hành loại bỏ móng vĩnh viễn.

Điều trị ung thư da (ung thư tế bào hắc tố)

Dựa theo các dấu hiệu mà bacsitructuyen.edu.vn.Spa đã giới thiệu trên, nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải bệnh ung thư sắc tố cần đến bệnh viện để có hướng điều trị sớm nhất. Để có thể loại bỏ được các tế bào ung thư, các bác sĩ sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ móng bị bệnh thông qua phương pháp phẫu thuật.

Nếu như các u hắc tố là hạch bạch huyết hoặc đã lan ra khu vực xung quanh, cần được xạ trị hoặc hóa trị kết hợp cùng phẫu thuật.Trường hợp u hắc tố có phạm vi hẹp, dùng phương pháp trị liệu để có thể ngăn ngừa các tình huống tái phát, đồng thời tiêu diệt được các tế bào ung thư còn sót lại trong móng.Tái khám định kỳ để các bác sĩ có thể kiểm tra, rà soát, đề phòng trường hợp tái phát bệnh.

Xem thêm: Cách Chữa Lang Beng Nhanh Nhat, Điều Trị Bệnh Lang Ben Thế Nào

*
Móng chân đen do ung thư da là nguy hiểm cần thăm khám ở bệnh viện uy tín

Tình trạng thay đổi màu sắc của móng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù nguyên nhân nào đi nữa, điều đó cũng thể hiện sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Bên cạnh đó, không chỉ ở chân, nếu móng tay bạn cũng bị đen thì tốt hơn hết là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bạn cần đến bệnh viện được được bác sĩ chẩn đoán và điều kịp sớm nhất.

Hy vọng với những chia sẻ của Thẩm mỹ viện bacsitructuyen.edu.vn trên sẽ giúp các bạn chủ động tìm ra hướng giải quyết khi thấy móng chân bị đen. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại chia sẻ cùng chúng tôi qua hotline 1900 6947 ngay nhé!