Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế bacsitructuyen.edu.vn Hải Phòng.

Bạn đang xem: Cách chữa lang beng nhanh nhat


Lang ben là bệnh ngoài da do nấm, bệnh có thể điều trị khỏi. Tùy từng mức độ nặng nhẹ, sau khi xét nghiệm chẩn đoán xác định nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi ngoài da hoặc uống kháng nấm kết hợp.


Lang ben là bệnh ngoài da, xảy ra khi da nhiễm vi nấm thuộc nhóm Malassezia và thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nấm phát triển để lại những mảng da mất sắc tố.

Lang ben rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi hoặc chủng tộc, nhưng thường xảy ra ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Đây là bệnh da liễu thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới do khí hậu nóng ẩm. Khi bị lang ben, trên da người bệnh sẽ xuất hiện những đốm sáng màu, ban đầu 1-2 đốm, sau đó lan rộng nếu không được điều trị, vị trí ở cổ, ngực, lưng và cánh tay. Những đốm sáng màu đó có kích thước dần dần tăng lên, gây mất thẩm mỹ, tuy nhiên chúng sẽ phục hồi lại bình thường khi được điều trị khỏi.


dieu-tri-benh-lang-ben-nao-1

Bác sĩ sẽ xác định chính xác người bệnh bị mắc lang ben nhờ dựa vào các đặc điểm lâm sàng, cùng xét nghiệm soi tươi tìm nấm và soi tổn thương trên ánh sáng đèn Wood:

Soi tươi tìm nấm (với KOH 10%): Ta sẽ thấy những sợi nấm ngắn, cùng nhiều bào tử, rải rác hoặc tập trung thành hình như chùm nho.Soi trên ánh sáng đèn Wood: Bên phần rìa tổn thương có thể phát huỳnh quang màu vàng nâu hoặc vàng sáng.

Do tính chất bệnh lang ben ít ngứa, người bệnh thường phát hiện muộn, dẫn đến tổn thương lan rộng gây mất thẩm mỹ.

3.1. Mẹo dân gian chữa lang ben tại nhà

Một số bài mẹo được áp dụng có thể kể đến như: Trị lang ben bằng rau răm, chữa lang ben bằng củ riềng, chữa lang ben bằng chuối xanh...

Phương pháp dân gian rất đơn giản và dễ thực hiện, chi phí thấp, tuy nhiên hiệu quả khó đánh giá. Ngoài ra, ở một số người da nhạy cảm, khi áp dụng các biện pháp dân gian có thể gây tình trạng da kích ứng hoặc dị ứng. Do đó, người bệnh cần hết sức thận trọng khi lựa chọn các bài mẹo này. Người bệnh nên đến khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Các bài mẹo dân gian:

Trị lang ben bằng rau răm:

Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 phút rồi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên vùng da bị lang ben.

Thực hiện liên tục hàng ngày để thấy tác dụng.

Trị lang ben bằng riềng:

Dùng một củ riềng nhỏ, rửa sạch vỏ rồi giã thật nhuyễn.

Vắt thêm vài giọt nước cốt chanh vào trộn đều với riềng vừa giã.

Vắt lấy nước cốt bôi lên vùng da bị lang ben và để khô tự nhiên.

Trị lang ben bằng chuối xanh:

Chuối chọn trái còn xanh và non để có nhiều nhựa.

Cắt chuối xanh thành từng lát mỏng. Rửa sạch vùng da bị lang ben rồi dùng chuối xanh cắt lát đắp lên trên cho nhựa chuối thấm vào vùng da bệnh.

Đắp trong 1 đến 2 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.

3.2. Sử dụng thuốc

3.2.1. Thuốc bôi

Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, có thể dùng các thuốc bôi chống nấm như: Clotrimazole, Miconazle,Terbinafine, Ciclopirox olamine...


dieu-tri-benh-lang-ben-nao-2
3.2.2. Thuốc uống

Bác sĩ da liễu có thể chỉ định thuốc chống nấm đường uống nếu biểu hiện của bệnh nặng, tái phát nhiều lần. Thuốc được chỉ định dùng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc chống nấm có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến các thuốc khác mà bạn đang dùng.

Các thuốc kháng sinh chống nấm đường uống gồm:

Ketoconazole 200mg/ngày x 5-7 ngày

Itraconazole 100-200 mg/ngày x 5 ngày

Fluconazole 300mg/tuần x 2 tuần


Sau khi điều trị bệnh lang ben, để tránh bệnh tái phát, người bệnh nên áp dụng một số phương pháp chăm sóc cơ thể sau:

Tránh để da phải tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá cao, hay môi trường nóng ẩm.Khi thời tiết nắng, nóng, cần mặc quần áo thoáng, mỏng, thấm mồ hôi tốt, thay quần áo ngay khi ẩm ướt.Nên thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung quần áo hay khăn tắm với người khác là cách hữu hiệu để tránh lây bệnh, đặc biệt với người bệnh đang bị lang ben.Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn, nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô để diệt hết nấm.Đối với trẻ nhỏ, sau khi tắm cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo, tránh để người ẩm ướt.Hơn nữa, bạn có thể ngăn ngừa nhiễm nấm da tái phát bằng cách: tránh tiếp xúc nhiệt độ quá cao, hoặc tiếp xúc ánh nắng trực tiếp, tránh để cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều, uống thuốc và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Lang ben là một bệnh da liễu do nấm tác động lên da. Bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được đề phòng cẩn thận có thể khiến bệnh lây lan sang mọi người xung quanh gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế bacsitructuyen.edu.vn là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Xem thêm: Tin Nhanh Bong Da The Thao Giai Tri, Tin Tuc 24H The Thao Giai Tri

Bác sĩ Thu Hằng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu. Đặc biệt dày dặn kinh nghiệm trong điều trị bệnh da người lớn và trẻ em, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da tự miễn và hiếm gặp. Bác sĩ từng đạt các chứng chỉ, bằng đại học trong và ngoài nước như: Bằng chuyên khoa I - Da liễu, Đại học Y Hà Nội, Bằng DFMS - Da liễu, Đại học Paris XIII, Cộng hòa Pháp trước khi là bác sĩ da liễu tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện bacsitructuyen.edu.vn Hải Phòng như hiện nay.