Nấc cụt là tình trạng không mấy dễ chịu. Mặc dù bạn đã tìm đủ cách nhưng vẫn không thể dứt điểm được cơn nấc cụt kéo dài? Đừng lo, bacsitructuyen.edu.vn sẽ mách bạn 10 cách trị nấc cụt nhanh nhất, siêu đơn giản lại cực hiệu nghiệm để bạn áp dụng ngay nhé.

Bạn đang xem: Cách chữa nấc cụt hiệu quả


1. Cách chữa nấc cụt cực hiệu nghiệm

1.1. Bịt hai tai

Bạn dùng hai ngón tay trỏ bịt chặt hai tai với 1 lực vừa phải trong khoảng 3 phút. Cách bịt tai này sẽ kích thích dây thần kinh phế vị giúp cơn nấc cụt biến mất. Để tăng hiệu quả, bạn có thể uống thêm vài ngụm nước lạnh.

1.2. Hít thở sâu

Hít thở sâu là cách hết nấc cụt đơn giản nhất có thể áp dụng khi bạn đang đi ngoài đường hay đang ở nơi đông người, trong cuộc họp…

Bạn hãy hít thở thật sâu và tập trung suy nghĩ 1 việc gì đó, vừa suy nghĩ vừa tiếp tục lấy hơi hít sâu. Sau khi giữ khí trong phổi 10 – 15 giây, hãy thở ra thật mạnh. Khi lặp lại thao tác này bạn đã làm cơ hoành căng lên, ngăn cơ này co thắt đột ngột. Việc này giúp cơn nấc cụt bị cắt đứt.

*
Bạn hãy hít thở thật sâu và tập trung suy nghĩ 1 việc gì đó, vừa suy nghĩ vừa tiếp tục lấy hơi hít sâu

1.3. Uống nước

Uống nước là cách đơn giản nhưng hiệu quả để chữa nấc cụt. Bạn hãy uống 1 ngụm nước lớn nhưng chỉ nuốt liên tục từng ngụm nhỏ, không nuốt hết 1 lượt. Việc uống nước này sẽ làm thực quản co thắt đều đặn từ đó ngăn cơ hoành co thắt đột ngột.

1.4. Dùng đá lạnh

Nếu đang bị nấc cụt, hãy chà xát viên đá lạnh lên mặt hoặc ngậm viên đá trong miệng. Nhiệt độ lạnh của viên đá sẽ giúp dây thần kinh đang bị kích thích được dịu lại, ngăn cơn co thắt đột ngột của cơ hoành.

Nếu viên đá lạnh quá, bạn có thể bọc nó trong 1 lớp vải mỏng trước khi chà lên mặt.

*
Nếu đang bị nấc cụt, hãy chà xát viên đá lạnh lên mặt hoặc ngậm viên đá trong miệng

1.5. Dùng đường

Đường có vị ngọt, giúp kích thích niêm mạc hầu họng, nhờ đó gây đứt quãng xung động thần kinh dừng cơn nấc lại. Vị ngọt của đường cũng giúp trẻ con hứng thú, từ đó giảm tập trung vào cơn nấc.

Nếu không có đường, bạn có thể thay bằng bánh mì khô, mật ong, giấm.

1.6. Làm mình sợ hãi

Bạn có thể làm mình sợ hãi để phân tâm, chấm dứt nấc cụt. Những cách thường thấy là xem phim kinh dị, tác động bất ngờ, nhanh chóng hay chỉ đơn giản là nghe người khác kể chuyện, hướng sự chú ý vào công việc khác.

*
Bạn có thể làm mình sợ hãi để phân tâm, chấm dứt nấc cụt

1.7. Dùng túi giấy

Bạn dùng 1 túi giấy sạch, túm đầu túi ở miệng, hít vào chậm và sâu. Phương pháp này làm tăng lượng khí CO2 trong máu, tác động lên cơ hoành khiến cơ này phải co bóp dài và mạnh hơn để lấy oxy cho phổi. Từ đó giúp cắt đứt cơn nấc. Tuy nhiên, khi áp dụng nếu bạn thấy khó chịu, khó thở, chóng mặt thì hãy dừng lại ngay nhé.

1.8. Lè lưỡi hết cỡ

Đây là cách hiệu quả để chữa nấc nhưng cần thực hiện ở chỗ không người. Bạn hãy lè lưỡi hết khả năng trong 5 giây rồi lặp lại 5 – 6 lần đến khi hết nấc cụt. 

Khi lè lưỡi hết cỡ các dây thần kinh phế vị sẽ bị kích thích và giãn nở, từ đó giảm các cơn co thắt ở cơ hoành là nguyên nhân chính gây ra nấc cụt. 

1.9. Uống mật ong 

Bạn pha 1 ít mật ong với nước ấm rồi uống từ từ sẽ giúp kích thích các dây thần kinh phế vị, cắt cơn nấc cụt. Ngoài ra, nước mật ong còn có tác dụng làm dịu cơn ho, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng.

*
Bạn pha 1 ít mật ong với nước ấm rồi uống từ từ sẽ giúp kích thích các dây thần kinh phế vị, cắt cơn nấc cụt

1.10. Bấm huyệt

Bấm vào huyệt trung khôi (giữa lằn chỉ thứ hai khớp ngón tay giữa). Trong các sách bấm huyệt Trung Quốc, huyệt này còn được gọi là huyệt nấc cụt. Bạn cứ bấm mạnh huyệt này cho đến lúc thấy nhức, căng, tê, không nấc cụt nữa mới thôi.

2. Nguyên nhân gây nấc cụt

2.1. Nguyên nhân gây nấc cụt bình thường

Dạ dày giãn căng: Khi bạn uống đồ uống có gas hoặc ăn quá no thì cơn nấc cụt sẽ xuất hiện do dạ dày bị giãn căng.

Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi bị lạnh đột ngột, cơ hoành sẽ co giãn bất thường kèm theo thần kinh bị kích thích gây ra nấc cụt.

Căng thẳng: Khi quá căng thẳng trước 1 sự kiện quan trọng bạn sẽ bị nấc cụt. Tuy nhiên, mối liên hệ rõ ràng giữa nấc cụt và căng thẳng vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu.

Phẫu thuật: Những người phẫu thuật vùng ngực, bụng, gây kích thích thần kinh phế vị, thần kinh hoành sẽ dễ bị nấc cụt hơn.

Những nguyên nhân trên đây đều là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, không gây ra nguy hiểm.

*
Khi bạn uống đồ uống có gas hoặc ăn quá no thì cơn nấc cụt sẽ xuất hiện do dạ dày bị giãn căng

2.2. Nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài

Các nguyên nhân sinh lý thường chỉ gây nấc cụt thời gian ngắn. Nếu bạn bị nấc cụt kéo dài, không thể chữa khỏi theo cách thông thường, kèm theo những triệu chứng lạ như đau dạ dày, sốt, khó thở, nôn mửa… thì cần đi khám ngay để tìm ra lý do nấc. Có thể nguyên nhân gây ra cơn nấc cụt là những chứng bệnh nguy hiểm như:

Suy thận Tiểu đườngTổn thương dây thần kinh cơ hoành do u nang cổ, bướu cổ, đau họng, chấn thương…Viêm màng nãoViêm não

Ngoài ra, người dùng thuốc an thần cũng có thể bị nấc cụt kéo dài.

Xem thêm: Gợi Ý 17 Cách Chữa Trị Ngứa Vùng Kín Và 13 Cách Khắc Phục Cực Hiệu Quả Tại Nhà

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã biết cách trị nấc cụt đơn giản mà hiệu quả, có thể thực hiện ngay lập tức để giảm sự bất tiện, khó chịu khi nấc cụt. Đừng quên tải ngay ứng dụng bacsitructuyen.edu.vn để mua những nguyên liệu chất lượng chống lại cơn nấc cụt như đường, mật ong… nhé.