Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi kèm theo sốt, ho, quấy khóc,… khiến cả gia đình lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi là gì? Cách chữa ngạt mũi cho trẻ an toàn, khoa học và tránh để lại biến chứng như thế nào? Mời các bậc phụ huynh dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nuôi con khỏe mạnh.

Bạn đang xem: Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi 

Do thời tiết thay đổi

Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc thời tiết giao mùa thường làm cho trẻ dễ bị ngạt mũi về đêm. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi gần sáng do nhiệt độ giảm. Lúc này, bố mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách mặc thêm áo, đi tất chân. Trước khi đi ngủ nên thoa một ít dầu gió hoặc dầu tràm vào khăn quàng cổ có độ mỏng cho bé dễ thở hơn. Ngoài ra, khi thời tiết se lạnh, bố mẹ nên thoa tinh dầu tràm cho bé vào lòng bàn chân.


*

Thời tiết thay đổi là nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi


Mắc bệnh lý về đường hô hấp

Trẻ bị ngạt mũi cũng có thể là do mắc các bệnh lý về đường hô hấp như:

Cảm cúmHoViêm xoang

Khi mắc các bệnh này, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường dễ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ,… Bố mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện để thăm khám và sử dụng thuốc phù hợp. Không được tự ý ở nhà điều trị cho trẻ hoặc sử dụng các loại thuốc gia truyền không rõ độ uy tín làm cho bé trở nặng hơn.


Sức đề kháng kém

Trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc phải các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản và có triệu chứng như sổ mũi, ho, nghẹt mũi, sốt,… khi thời tiết giao mùa hoặc khi tiếp xúc với mầm bệnh. Do đó, bố mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm phòng đúng lịch, cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng, ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể do nước nhầy trong bào thai chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp. Đây là tình trạng không nghiêm trọng, nước nhầy này có thể tự đào thải ra ngoài hoặc bố mẹ có thể sử dụng những dụng cụ được khuyên dùng để làm sạch cho bé. Hoặc cho bé tới bác sĩ chuyên khoa để vệ sinh mũi cho bé nhanh hơn.


*

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch


Các phương pháp chữa ngạt mũi ở trẻ

Điều trị bằng thuốc

Trẻ bị ngạt mũi uống thuốc gì là một trong những câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu trẻ bị sốt cao kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi,…bố mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng đúng liều lượng các loại thuốc chứa Paracetamol để giúp con hạ sốt. Nếu trẻ chỉ nghẹt mũi nhẹ thì bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc nhỏ phù hợp. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chống xuất tiết như kháng histamin H1 với các thế hệ khác nhau như chlorpheniramin, loratadin, fexofenadin hydroclorid,…Hoặc có thể bổ sung thêm các loại thuốc chứa thymomodulin để tăng thêm sức đề kháng.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà. 

Dùng bóng hút mũi 

Dùng bóng hút mũi là một trong những cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng. Các bước thực hiện:

Trước khi sử dụng bóng hút mũi, các bà mẹ cần chú ý khử khuẩn dụng cụ hút mũi và vệ sinh tay sạch sẽ để tránh các vi khuẩn xâm nhập ngược vào mũi bé. Sau đó dùng nước muối sinh lý nhỏ 2-3 giọt vào mũi bé để tạo độ ẩm, giúp hút mũi dễ dàng hơn.Sử dụng bóng hút mũi, hút lần lượt từng bên một. Các mẹ không nên hút mũi nhiều lần trong ngày vì gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.Sau khi hút mũi, các bà mẹ cần sử dụng tăm bông để lau khô bên trong mũi và dùng khăn mềm lau xung quanh bên ngoài mũi của bé.Cuối cùng, hãy vệ sinh dụng cụ bằng nước ấm hoặc nước rửa chuyên dụng và để ở nơi khô ráo.

Do niêm mạc mũi của trẻ còn non yếu nên khi dùng bóng hút mũi các mẹ cần chú ý không đưa quá sâu và hút nhiều lần trong ngày. Trước và sau khi hút cần vệ sinh dụng cụ và tay sạch sẽ.


*

Sử dụng bóng hút mũi là cách trị nghẹt mũi cho bé sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng


Uống nhiều nước 

Khi trẻ bị ngạt mũi, trẻ sẽ thở bằng miệng dẫn đến tình trạng mất nước, khô miệng. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc nước ép trái cây để làm loãng dịch mũi, hạn chế tình trạng mất nước,…

Dùng tinh dầu tràm 

Sử dụng tinh dầu tràm là phương pháp được nhiều bà mẹ tin dùng trong việc chữa ngạt mũi cho trẻ. Các tinh chất trong tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng như chữa nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, trị ho…

Để cải thiện triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, bố mẹ có thể thoa một ít tinh dầu tràm vào phần ngực, khăn quàng cổ, lòng bàn chân, cổ tay,…của trẻ.

Một số mẹo dân gian

Các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp triệu chứng ngạt mũi ở trẻ giảm đi như:

Dùng gừng và mật ong: Sử dụng gừng và mật ong là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ áp dụng để chữa ngạt mũi cho trẻ. Các mẹ lấy gừng, rửa sạch và thái lát mỏng. Sau đó đem giã nát, trộn với mật ong và pha thêm một ít nước ấm. Cho bé uống ngày 1 lần, mỗi lần một muỗng cà phê nhỏ hỗn hợp này.Chườm nước nóng lên tai: Mẹ hãy lấy khăn và thấm nước nóng đặt ở hai bên tai, đặt trong khoảng 10 phút, tình trạng ngạt mũi của bé sẽ giảm đi. Do tai có các dây thần kinh giúp điều tiết lưu lượng máu ở mũi. Hơi ấm sẽ giúp các dây thần kinh này giãn ra và giúp mũi thông thoáng hơn.Thoa lòng bàn chân: Khi trẻ xuất hiện các hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi, các mẹ nên sử dụng dầu để thoa và massage trong lòng bàn chân cho trẻ. Mẹ nên massage trong vòng 5 phút, sau đó đi tất cho trẻ để giữ ấm.Điều chỉnh tư thế ngủ của bé: Khi bé ngủ, mẹ nên để bé nằm gối cao đầu. Hãy để gối dưới đệm và kê phần đầu, phần vai của bé sao cho hai phần này cao hơn phần bàn chân. Cách này sẽ giúp bé dễ thở hơn.Tắm cho trẻ bằng tinh dầu bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chứa menthol giúp bé dễ thở, vì vậy có thể cải thiện triệu chứng ngạt mũi ở trẻ. Mẹ pha 2-3 giọt tinh dầu bạc hà với nước ấm để tắm cho trẻ vừa giúp chữa ngạt mũi cho trẻ vừa hạn chế bệnh ngứa da, mẩn đỏ, mề đay,…
*

Tinh dầu bạc hà có chứa menthol giúp bé dễ thở nên có thể dùng để chữa ngạt mũi cho trẻ


Biện pháp phòng tránh ngạt mũi ở trẻ

Để phòng tránh ngạt mũi ở trẻ, mẹ cần thực hiện những điều sau:

Giữ ấm cơ thể cho trẻ.Thường xuyên vệ sinh nơi ở, đồ chơi, quần áo của trẻ sạch sẽ.Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.Tránh để trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, cảm lạnh,… Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc trong không gian có người bị bệnh.Thời tiết giao mùa thu đông nên dùng thêm tinh dầu tràm pha với nước ấm tắm cho trẻ. Buổi tối đi ngủ cho trẻ ngâm chân với nước ấm có pha với gừng tươi. Hoặc thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân cho trẻ khi thời tiết vào thu đông.

Các bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp còn non yếu của trẻ. Chính vì vậy, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng tai mũi họng không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.

Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị lý bệnh tai mũi họng cho trẻ em và người lớn được đông đảo khách hàng tin chọn. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Thêm vào đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.


*

Bệnh viện Hồng Ngọc sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và tận tâm trong thăm khám, điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng


Hiện tại, khoa cung cấp đa dạng các dịch vụ về tai mũi họng như:

Thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai: Viêm tai cấp tính và mãn tính, viêm tai ngoài, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, điếc, ù tai chóng mặt…;Thăm khám và điều trị các bệnh lý về mũi: Viêm xoang, viêm mũi cấp tính và mãn tính, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, chảy máu cam…;Điều trị mất thính lực bằng thiết bị trợ thính hoặc phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai…;Lấy dị vật ở tai mũi họng….

Xem thêm: 7+ Cách Chữa Nồi Bị Cháy Đen Hiệu Quả, Unilever ViệT Nam


Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc

Điện thoại: 024 7300 8866 – 024 3927 5568

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.


*

Tầm soát ung thư trọn gói – Bệnh viện Hồng Ngọc
Tầm soát ung thư bao nhiêu tiền? Tầm soát ung thư ở đâu tốt nhất Hà Nội? 
Liệt nửa mặt do viêm tai xương chũm, bệnh nhi Campuchia hồi phục nhanh chóng sau 2 tháng vật lý trị liệu