Cá bảy màu dường như đã trở thành loại cá cảnh thân thuộc với hầu hết người chơi cá bởi giá rẻ, dễ nuôi lại rất đẹp. Cá bảy màu bị sình bụng và một vài nguy cơ bệnh tật khác khiến người chơi mới khá bối rối, không biết cách xử lý và để chúng chết.

Bạn đang xem: Cách chữa cá bị sình bụng

Hãy cùng Yêu cá cảnh tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý vấn đề này ngay nhé!

Nên xem:

Độ pH nuôi cá bảy màu và những chỉ số kỹ thuật quan trọng

Dấu hiệu cá bảy màu sắp chết

Cá bảy màu đẻ con hay đẻ trứng? Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc

Cá dọn bể có ăn cá bảy màu không

Tại sao cá betta trống ăn trứng? Nguyên nhân và cách hạn chế

Cá bảy màu bị sình bụng: nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân cá bảy màu bị sình bụng

Những nguyên nhân cá bảy màu bị sình bụng là khác nhau gồm nhiễm virus, ăn quá nhiều bị tắc ruột, tổn thương nội tạng hoặc suy thận (do thuốc). Các bệnh sẽ khiến chúng nhanh chóng yếu đi, bỏ ăn và chết, có khi chỉ sau 2 ngày.

Sình bụng cấp tính: bụng căng lên trong thời gian rất ngắn, bất thình lình. Cá bị nhiễm khuẩn dẫn đến xuất huyết nội.Sình bụng mãn tính: bụng căng lên chậm hơn. Do ký sinh trùng hoặc bướu phát triển trong bụng cá dẫn tới tình trạng này. Hoặc bụng căng lên từ từ. Do cá nhiễm bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis – một loại bệnh lây rất mạnh.

Trong thực tế, nếu cá đã mắc bệnh sình bụng thì khả năng chữa khỏi không cao. Bạn hãy chấp nhận điều đó. Vì vậy, cách tốt nhất bạn cần nhận ra chúng mắc bệnh một cách sớm nhất có thể để tăng cơ hội điều trị cho chúng.

*

Cá đã mắc bệnh sình bụng thì khả năng chữa khỏi không cao

Cách phòng và chữa trị

Bệnh này có đặc điểm rất khó chữa trị, nếu nguyên nhân do vi khuẩn và phát hiện ra sớm thì cá có thể được chữa khỏi. Vì vậy cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không.Khi các vẩy xù lên chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng. Ngâm cá trong nước muối có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá. Có một loạt các loại thuốc dùng để chữa bệnh sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng.Nếu nguyên nhân là do cá bị nhiễm vi khuẩn vì nguồn nước quá kém chất lượng. Biểu hiện chung là khiến cá bảy màu phồng lồi mắt, hậu môn lồi, bụng sình to có chứa chất lỏng đặc sệt. Với trường hợp này thì bạn cần cách ly riêng cá ngay ra và cho ngâm thuốc chuyên trị bệnh cho cá bảy màu. Thử với tỉ lệ thuốc 5 viên metronidazol 250g với bể 60cm, tăng thuốc tương ứng với kích thước bể.

Các bệnh nguy hiểm khác ở cá bảy màu

Cá bảy màu bị tóp bụng

Cá bị bệnh này bụng tóp, đầu to, phân trắng dài. Bệnh này thường là do cá bị đường ruột, suy dinh dưỡng hoặc bể nước bị ô nhiễm. Bệnh rất khó chữa trị nếu để nặng.

Cá bảy màu bị thối đuôi (túm đuôi)

Đuôi cá cụp dính kết vót nhọn khiến cá mất linh hoạt, lờ đờ, thối đuôi. Nên thay nước vệ sinh bể cá, nhất là ổn định nhiệt độ nước, sát trùng và tăng sức đề kháng cho cá.

*

Cá bảy màu bị thối đuôi

Cá bảy màu bị thối thân

Cá bị tổn thương trên da do đánh nhau, do pH thấp (axit cao) hoặc do hàm lượng ammoniac vượt quá ngưỡng khiến vi khuẩn xâm nhập gây hoại tử da, lan rộng và gây chết.

*

Cá bảy màu bị thối thân

Cá bảy màu bị stress

Do cá bị thay đổi nguồn nước đột ngột, quá ít hoặc quá nhiều ánh sáng, … khiến chúng kém hoạt bát, bỏ ăn, tách đàn bơi lờ đờ, hoặc có thể thối đuôi.

Xem thêm: Cách Chữa Sưng Cụm Bàn Chân Gà Chọi : Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Kết luận

Bệnh nếu để xảy ra ở cá bảy màu thì khá phức tạp và khó chữa. Nguyên nhân chủ yếu là do người nuôi không đủ kiến thức để chủ động điều chỉnh nguồn nước, thiết bị lọc, ánh sáng, thức ăn và việc vệ sinh bể khiến cá bị giảm sút sức khỏe gây nên bệnh tật.