Trật khớp ngón tay gây đau, sưng và cong vẹo đốt tay khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chấn thương này thường được khắc phục hiệu quả bằng cách nẹp xương, nhưng một số trường hợp cần phải phẫu thuật để điều chỉnh xương mới có thể lấy lại khả năng cử động cho ngón tay.
Bạn đang xem: Cách chữa trật khớp ngón tay
Trật khớp ngón tay là hiện tượng xương đốt tay lệch khỏi ổ khớp khiến ngón tay bị cong vẹo
Trật khớp ngón tay là gì?
Trật khớp ngón tay là hiện tượng xương đốt ngón tay bất kỳ bị lệch khỏi vị trí do va đập mạnh khi chơi thể thao (bóng rổ, chuyền), tai nạn hoặc té ngã. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở khớp gian đốt giữa (proximal interphalangeal joint - PIP) của ngón út, ngón áp út, ngón giữa và ngón trỏ, còn ngón cái rất hiếm khi bị trật khớp.
Cũng tương tự như trật khớp gối, trật khớp cổ tay hay trật mắt cá chân, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, sưng và tím quanh khớp khi bị trật khớp ngón tay. Nhiều người bị trật khớp có thể kèm theo gãy xương và đứt dây chằng ngón tay.
Tùy vào hướng tác động của ngoại lực, ngón tay sẽ bị trật theo những dạng khác nhau: Trật khớp ra trước; trật khớp ra sau; trật khớp sang bên. Bác sĩ cần tiến hành chụp phim kỹ lưỡng mới đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng trật khớp ngón tay của mỗi người.
Dấu hiệu nhận biết trật khớp ngón tay
Nếu bị trật khớp ngón tay, bạn có thể dễ dàng nhận ra thông qua các triệu chứng và dấu hiệu điển hình sau:
Ngón tay có biểu hiện vẹo, sưng tấy và đau nhức dữ dội.
Ngón tay không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng.
Da quanh khớp bị trật trở nên bầm tím (một số trường hợp bị nứt hoặc rách da).
Tê hoặc ngứa ran ngón tay trật, lan sang các ngón khác (nếu chấn thương ảnh hưởng đến dây chằng và dây thần kinh).
Nhìn thấy xương ngón tay chìa ra ngoài hoặc cụp vào trong (nếu trật khớp kèm gãy xương).
Dấu hiệu trật khớp ngón tay rất dễ nhận biết bởi đốt tay thường bị chìa sang bên hoặc cụp vào trong
Biểu hiện của trật khớp đốt ngón tay rất rõ ràng và bộc lộ ngay khi chấn thương xảy ra. Vậy nên, bạn sẽ không bị nhầm lẫn trật khớp với các bệnh lý xương khớp khác, nhất là khi mỗi người đều biết rõ nguyên nhân khiến khớp ngón tay của mình bị trật là gì.
Nguyên nhân gây trật khớp ngón tay
Khớp ngón tay thuộc nhóm khớp nhỏ nhất, khá yếu ớt nhưng lại có tần suất cử động liên tục, thế nên rất dễ bị chấn thương, phổ biến là trật khớp. Trật khớp ngón tay xảy ra chủ yếu trong những hoàn cảnh cụ thể dưới đây:
Va chạm khi chơi thể thao, nhất là các môn vận dụng đôi tay nhiều như bóng chuyền, bóng rổ, bóng bầu dục…
Tai nạn giao thông.
Té ngã trong tư thế tiếp đất bằng bàn tay.
Rủi ro trong sinh hoạt hàng ngày như kẹt cánh cửa, bị vật nặng đè lên tay, bẻ khớp tay quá mức khi vui đùa…
Đặc biệt, những người dây chằng yếu bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị trật khớp cao hơn, bởi lực liên kết giữa các xương không đủ mạnh để giữ vững cấu trúc khớp khi có tác động từ bên ngoài. Như vậy, rủi ro trật khớp ngón tay có ở khắp mọi nơi, chúng ta cần thận trọng từng hoạt động.
Trật khớp ngón tay có đáng lo ngại?
Trật khớp ngón tay chỉ không nguy hiểm khi được khắc phục kịp thời. Nếu điều trị quá muộn hoặc điều trị sai cách, ngón tay bị chấn thương có thể phải chịu cơn đau mạn tính, cứng khớp, khó cử động và thậm chí là biến dạng.
Ngón tay có thể bị liệt vĩnh viễn nếu không điều trị trật khớp đúng cách và kịp thời
Vì vậy, khi nhận thấy ngón tay có dấu hiệu bị trật khớp, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Việc trì hoãn không chỉ khiến cho quá trình điều trị gặp khó khăn, mà còn làm giảm khả năng hồi phục của vết hương và làm tăng nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Phòng ngừa trật khớp ngón tay như thế nào?
Tai nạn là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị trật khớp ngón tay và tai nạn là rủi ro mà không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, nếu chú ý bảo vệ xương khớp kỹ càng trong các hoạt động vui chơi, sinh hoạt hằng và lúc làm việc ngày sẽ phần nào giảm được nguy nguy cơ trật khớp ngón tay, cụ thể:
Mang băng bảo vệ ngón tay khi chơi thể thao dễ gây trật khớp ngón.
Tháo nhẫn và đồ trang sức đeo tay trước khi tham gia hoạt động thể chất hoặc làm việc bằng tay.
Không chạy nhảy hoặc đi trên bề mặt trơn trượt, gồ ghề (nếu không thật sự cần thiết).
Bên cạnh việc bảo vệ và chăm sóc xương khớp kỹ lưỡng, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám ngay khi nghi ngờ bị trật khớp ngón tay. Điều trị sớm sẽ giúp chấn thương mau lành và không làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh khớp.
Phương pháp chẩn đoán trật khớp ngón tay
Bác sĩ có thể dễ dàng xác định ngón tay có phải bị trật khớp hay không thông qua những dấu hiệu quan sát được và triệu chứng mà bạn cung cấp. Thế nhưng, bạn vẫn sẽ được yêu cầu chụp phim X-quang để kiểm tra các tổn thương đi kèm (nếu có) như gãy hoặc vỡ xương hay rách dây chằng.
Phác đồ điều trị trật khớp ngón tay
Phác đồ điều trị là yếu tố quan trọng quyết định trật khớp ngón tay bao lâu thì khỏi. Dưới đây là những bước chữa trị trật khớp ngón tay bác sẽ áp dụng:
Nắn chỉnh và nẹp xương
Bạn sẽ được gây tê trước khi tiến hành nắn chỉnh xương. Bác sĩ sẽ dùng tay ấn đầu xương bị lệch về đúng vị trí trong ổ khớp.
Nắn xương về đúng vị trí và cố định ngón tay bằng băng nẹp sẽ giúp khớp mau chóng ổn định trở lại
Khi ngón tay đã trở lại trạng thái ban đầu, bác sĩ dùng nẹp để cố định khớp giúp cho ngón tay nhanh bình phục. Thời gian đeo nẹp có thể vài ngày hoặc vài tuần tùy vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương.
Phẫu thuật
Trường hợp xương đốt ngón tay bị gãy hoặc dây chằng bị rách, bác sĩ cần phẫu thuật để sắp xếp lại xương và sửa chữa dây chằng. Chỉ định phẫu thuật rất hiếm khi được đưa ra trong điều trị trật khớp ngón tay, thường chỉ áp dụng nếu xương ngón tay bị gãy quá phức tạp.
Lưu ý: Trước khi tiếp nhận điều trị của bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý nắn chỉnh hay băng nẹp ngón tay. Điều này có thể làm cho tổn thương ở khớp nghiêm trọng hơn, thậm chí tác động xấu đến cả mạch máu, dây thần kinh, gân và dây chằng ở ngón tay bị trật.
Thay vào đó, bạn hãy giữ ngón tay bất động và chườm đá thật nhẹ nhàng. Sau đó, di chuyển đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý chấn thương kịp thời!
Chăm sóc và phục hồi khớp ngón tay khi bị trật
Nắn chỉnh hoặc phẫu thuật ngón tay xong, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm để giúp giảm bớt cảm giác đau nhức cho bạn. Khi ngón tay đã ổn định (khoảng 3 - 6 tuần), bác sĩ sẽ tháo nẹp và hướng dẫn bạn tập vật lý trị liệu để giúp ngón tay khỏe mạnh hơn, đồng thời khôi phục chức năng cử động của ngón tay.
Tháo nẹp xong, ngón tay có thể hoạt động bình thường, nhưng phải mất đến 6 tháng để ngón tay của bạn lành hẳn. Vì vậy, lúc này, bạn chỉ được cử động ngón tay nhẹ nhàng, hạn chế tham gia thể thao và làm việc nặng, bởi chỉ một va chạm hay lực tác động nhỏ cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương trở lại.
Xem thêm: Top 8 Cách Chữa Ngứa Phụ Khoa Cách Điều Trị, Cách Chữa Viêm Ngứa Phụ Khoa Đơn Giản Và Hiệu Quả
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên tăng cường sức mạnh cho xương khớp để hỗ trợ khớp ngón tay bị trật phục hồi nhanh hơn bằng cách tiếp thêm các dưỡng chất chuyên biệt như Collagen Type 2, Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong bacsitructuyen.edu.vn thế hệ mới. Nguồn nguyên liệu thiết yếu này có tác dụng giảm viêm, thúc đẩy mô liên kết tại sụn tăng tổng hợp Collagen và Aggrecan, kích thích tái tạo tế bào sụn và xương dưới sụn, giữ cho cấu trúc khớp luôn vững vàng và ổn định.