Viêm bờ mi là bệnh gì?

Viêm bờ mi là bệnh lý nhãn khoa mãn tính phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm bờ mi mắt kết hợp với kích ứng mắt. Khô mắt là một biến chứng thường gặp của viêm bờ mi.

Bạn đang xem: Cách chữa viêm bờ mi mắt

Nguyên nhân và sinh lý bệnh

Nguyên nhân và sinh lý bệnh của viêm bờ mi có phần khác nhau dựa trên phân loại:● Viêm bờ mi sau: phổ biến hơn, được đặc trưng bởi tình trạng viêm phần bên trong của mi mắt ở các tuyến meibomian(hình 1)


*
Hình 1. Mí mắt dưới có biểu hiện đặc trưng của tình trạng viêm mi sau và có các nốt trắng nhờn có thể nhìn thấy ở các lỗ tuyến meibomian.

- Các tuyến Meibomian là các tuyến bã nhờn nằm trong các tấm sụn mi của mí mắt, chịu trách nhiệm tiết ra lớp dầu của màng nước mắt. Lớp dầu này ngăn cản sự bay hơi của nước mắt, làm giảm sức căng bề mặt của lớp nước mắt, tạo điều kiện cho nước mắt lan rộng. Nó rất quan trọng cho việc bôi trơn mắt bình thường. Tăng sừng hóa của biểu mô ống tuyến meibomian là biểu hiện bệnh sớm ở những người bệnh bị viêm bờ mi sau. Thành phần lipid bị thay đổi trong tuyến tiết dẫn đến sự mất ổn định của màng nước mắt. Các chất tiết bất thường cũng gây hại trực tiếp trên bề mặt mắt. Ngoài ra, thành phần lipid bị thay đổi cung cấp môi trường thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, điều này kéo dài sự bất thường của tuyến meibomian. Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày dẫn đến rối loạn chức năng tuyến và xơ hóa cũng như gây tổn thương cho mí mắt và bề mặt nhãn cầu.

- Các tình trạng viêm da mãn tính như bệnh trứng cá đỏ và viêm da tiết bã có thể gây ra viêm bờ mi sau. Viêm bờ mi ở những người bị bệnh da liễu mãn tính có xu hướng nặng hơn. Nhiễm trùng mãn tính cũng có thể đóng một vai trò trong viêm bờ mi sau, mặc dù nó ít được nghiên cứu hơn so với viêm bờ mi trước.

- Các vi khuẩn ở mi mắt và kết mạc trong viêm bờ mi sau cũng giống như vi khuẩn trên da bình thường nhưng có số lượng nhiều hơn. Chúng bao gồm tụ cầu âm tính với coagulase, các loài Corynebacterium, và Cutibacterium acnes. Lipase được tạo ra bởi vi khuẩn làm thay đổi thành phần lipid trong màng nước mắt ở người bệnh viêm bờ mi.● Viêm bờ mi trước: ít phổ biến hơn, được đặc trưng bởi tình trạng viêm ở gốc của lông mi (hình 2).


*
Hình 2: Mi dưới bị viêm có vảy đặc trưng trên lông mi

- Bệnh nhân bị viêm bờ mi trước thường là nữ và có xu hướng trẻ hơn những người bị viêm bờ mi sau.- Sinh lý bệnh của viêm bờ mi trước vẫn chưa được hiểu rõ, mặc dù vi khuẩn tụ cầu ở bờ mi có vai trò nhất định trong một số trường hợp.- Viêm bờ mi trước có thể được phân loại thêm thành loại tụ cầu hoặc loại tiết bã:• Loại tụ cầu: đặc trưng bởi các vảy sợi xung quanh lông mi do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và tụ cầu âm tính với coagulase. Staphylococci có thể làm thay đổi sự bài tiết của tuyến meibomian và gây ra viêm bờ mi thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm nhiễm trùng trực tiếp mi mắt, sản xuất ngoại độc tố của staphylococcal và gây ra phản ứng dị ứng.• Loại tiết bã: đặc trưng bởi những thay đổi trên da giống như gàu và vảy nhờn xung quanh gốc của mí mắt.Các nguyên nhân khác có thể gây ra viêm bờ mi bao gồm viêm da do tiếp xúc (dị ứng), bệnh chàm và bệnh vẩy nến:- Viêm bờ mi do tiếp xúc là một phản ứng viêm cấp tính của da mí mắt, thường xảy ra như một phản ứng với chất gây kích ứng (ví dụ: mỹ phẩm).

- Demodex (bọ ve) folliculorum là một loại ký sinh trùng đã được xác định ở 30% bệnh nhân bị viêm bờ mi trước mãn tính nhưng cũng được tìm thấy với tỷ lệ tương tự ở những người không có triệu chứng. Loài thứ hai, Demodex brevis, có liên quan đến bệnh viêm bờ mi sau.Các yếu tố có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm bờ mi bao gồm viêm kết mạc dị ứng, hút thuốc lá, sử dụng kính áp tròng và sử dụng retinoid (dẫn xuất của vitamin A giúp phục hồi làn da bị hư tổn, chữa trị mụn trứng cá).

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân có biểu hiện gì?Bệnh nhân bị viêm bờ mi thường có các triệu chứng mãn tính tái phát, có thể thay đổi theo thời gian, liên quan đến cả hai mắt. Bao gồm:● Mí mắt đỏ, sưng hoặc ngứa● Có sạn hoặc cảm giác nóng rát● Đỏ mắt● Chảy nước mắt nhiều (dấu hiệu của bệnh khô mắt)● Đóng vảy và rụng lông mi vào buổi sáng● Da mí mắt bị bong tróc hoặc đóng vảy● Nhạy cảm ánh sáng● Nhìn mờ (thoáng qua, thường cải thiện khi chớp mắt)- Bệnh khô mắt là một biến chứng thường gặp của viêm bờ mi, xảy ra ở 25 đến 40 % người bệnh.- Viêm bờ mi thường gặp ở người lớn hơn trẻ em và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Trẻ em có thể có các đợt viêm bờ mi trước và / hoặc sau rất kịch tính, thường được đặc trưng bởi các phát hiện ở kết mạc và giác mạc nhiều hơn ở người lớn.- Viêm bờ mi liên quan đến sự xâm nhập của Demodex biểu hiện đặc trưng với gàu hình trụ hoặc “tay áo” trên lông mi.- Viêm bờ mi do tiếp xúc (dị ứng) với chất gây kích ứng (ví dụ: mỹ phẩm) biểu hiện với mí mắt đỏ, sưng và ngứa xảy ra sau khi tiếp xúc.- Các triệu chứng của tình trạng da viêm mãn tính liên quan cũng có thể được ghi nhận (ví dụ, mặt đỏ hoặc ửng đỏ gợi ý bệnh trứng cá đỏ; da ngứa và bong tróc liên quan đến da đầu, tai ngoài, mặt giữa hoặc thân gợi ý viêm da tiết bã nhờn).

Bác sĩ nhãn khoa khám thấy gì?

Các phát hiện chính của bệnh viêm bờ mi khi khám mắt bao gồm mí mắt màu đỏ hoặc bị kích thích, có thể kết hợp với đóng vảy. Nên khám mắt bằng đèn khe để kiểm tra kỹ hơn mí mắt, kết mạc, màng phim nước mắt và giác mạc.

- Mí mắt: Các lông mi nên được đánh giá cẩn thận vì tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến bệnh lông xiêu, bệnh rụng lông mi, bệnh mất sắc tố của lông mi hoặc bệnh lông mi mọc bất thường từ các lỗ tuyến meibomian. Viêm mãn tính có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc mi dẫn đến quặm (mí mắt quay vào trong)(hình 3) hoặc lật mí (mí mắt quay ra ngoài)(hình 4)


*
Hình 3: Quặm mi dưới
*
Hình 4: Lật mí mắt phải

Các phát hiện khác gợi ý đến tình trạng viêm mãn tính bao gồm tân mạch và giãn mạch máu ở bờ mi, dày da mi, đường viền mi không đều, và các vết loét dọc theo bờ mi.

- Kết mạc: Viêm kết mạc lan tỏa là phổ biến nhưng không đặc hiệu ở người bệnh viêm bờ mi. Viêm bờ mi cũng có thể được kết hợp với phản ứng nhú kết mạc, xuất hiện dưới dạng các nốt sần có đầu phẳng nổi lên với các mạch máu trung tâm.

- Màng phim nước mắt: Màng phim nước mắt bất thường được gợi ý bởi sự hiện diện của các mảnh vụn và / hoặc xuất hiện bọt khi khám đèn khe. Sự ổn định của màng phim nước mắt có thể được đánh giá bằng cách đo thời gian làm vỡ nước mắt hoặc tốc độ bay hơi của nước mắt. Thời gian làm vỡ nước mắt được thực hiện bằng cách kiểm tra màng phim nước mắt dưới đèn khe có sử dụng ánh sáng xanh sau khi nhỏ vết huỳnh quang vào mắt. Màng phim nước mắt khỏe mạnh xuất hiện dưới dạng màu xanh lục và duy trì ổn định trong ít nhất 10 giây. Màng nước mắt bất thường trở sẽ vỡ ra trong vòng chưa đầy 10 giây. Tốc độ bay hơi nước mắt, thường được sử dụng trong nghiên cứu hơn là thực hành lâm sàng, cũng đánh giá độ ổn định của màng nước mắt và được đo bằng các thiết bị hình ảnh tiên tiến sử dụng giao thoa kế.

- Giác mạc: Bất thường giác mạc là biến chứng không thường xuyên của viêm bờ mi, được nhìn thấy rõ nhất bằng đèn khe và có thể bao gồm:

● Ăn mòn: Ăn mòn giác mạc thường thấy nhất ở những vị trí bờ mi ngang qua giác mạc ở các vị trí 2,4,8 và 10 giờ. Sự ăn mòn biểu mô có thể xuất hiện ở 1/3 dưới của giác mạc. Các vết ăn mòn có thể liên quan đến khô mắt.● Thâm nhiễm: Thâm nhiễm giác mạc rìa có thể xảy ra như một phản ứng quá mẫn với các kháng nguyên tụ cầu. Chúng xuất hiện ở vùng rìa (ranh giới của giác mạc và củng mạc).● Nốt: Nốt giác mạc phát triển gần rìa và sau đó lan rộng lên giác mạc, mang theo một chuỗi mạch phía sau. Chúng được coi là một dạng phản ứng quá mẫn khác với các kháng nguyên của tụ cầu.● Loét: Hiếm khi loét giác mạc rìa có thể phát triển trong bệnh cảnh viêm bờ mi. Nhưng nếu có phải được phát hiện sớm và điều trị thích hợp để tránh tiến triển đến thủng giác mạc.● Sẹo: Kích ứng mãn tính và thâm nhiễm giác mạc tái phát có thể dẫn đến sẹo và phát triển mộng thịt(hình 5)


*
Hình 5: Mộng thịt

Các xét nghiệm phụ nên thực hiện

Các xét nghiệm phụ cần thực hiện như: nuôi cấy vi khuẩn, soi lông mi bằng kính hiển vi, kỹ thuật hình ảnh không cần thiết để chẩn đoán viêm bờ mi nhưng có thể đóng vai trò trong một số cơ sở lâm sàng.

- Nuôi cấy vùng rìa mí mắt có công dụng hạn chế vì khó phân biệt nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích ở những bệnh nhân bị viêm bờ mi nặng và những người không đáp ứng với điều trị theo kinh nghiệm.- Nhổ lông mi để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm phát hiện ve Demodex nên làm khi biểu hiện lâm sàng (có gàu hình trụ hoặc “tay áo” trên lông mi) gợi ý cho chẩn đoán này hoặc khi bị viêm bờ mi nặng hoặc khó chữa. Bác sĩ nhãn khoa đặt lông mi trên một lam kính và kiểm tra dưới một tấm bìa sau khi đã thêm một giọt huỳnh quang.- Các kỹ thuật hình ảnh và đo kích thước và chức năng tuyến meibomian, bề mặt nhãn cầu, và động lực học màng phim nước mắt có sẵn và có thể cung cấp các phép đo khách quan hơn về mí mắt và chức năng nước mắt ở bệnh nhân viêm bờ mi. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng thường xuyên trong thực hành lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm bờ mi cần phân biệt với những bệnh gì?Viêm bờ mi cần được phân biệt với các tình trạng sưng đỏ và khó chịu ở mí mắt khác dựa trên tiền sử và thăm khám:● Viêm kết mạc: có thể là bệnh nhiễm trùng, dị ứng hoặc nhiễm độc, được đặc trưng bởi ban đỏ ở mắt (chứ không phải mí mắt) và xuất hiện dịch trong hoặc mủ. Thị lực bình thường và không có bằng chứng về các nguyên nhân khác gây ra “mắt đỏ” (ví dụ: viêm giác mạc, viêm mống mắt).● Lẹo: là một bệnh nhiễm trùng cấp tính tuyến chân lông mi, biểu hiện như một vết sưng tấy đỏ trên mí mắt (hình 6). Nó có thể được kết hợp với viêm bờ mi vì sự tiết dầu bất thường chặn các tuyến chân lông mi gây nhiễm trùng lần thứ hai. Điều trị bằng cách chườm ấm 4 lần/ngày.


*
Hình 6: Lẹo mi dưới

● Chắp: là một vết sưng cứng không đau trên mí mắt, biểu hiện tình trạng viêm tuyến dầu mãn tính của mí mắt (hình 7). Nó là kết quả của phản ứng viêm u hạt với thành phần lipid của tuyến bờ mi bị tắc. Điều trị bằng cách chườm ấm 4 lần/ngày. Nếu các triệu chứng không đáp ứng sau vài tuần, có thể tiến hành rạch và nạo hoặc tiêm glucocorticoid trong da.


*
Hình 7: Chắp mi dưới

● U ác tính ở mí mắt: Cần nghi ngờ một khối u ác tính của da mi (ung thư biểu mô tuyến bã) ở một bệnh nhân bị viêm mí mắt một bên dai dẳng (hình 8). Các triệu chứng khác của bệnh ác tính bao gồm một khối u loét, sẹo rộng hoặc các nốt kết mạc bị viêm. Bệnh ác tính ở mi mắt nên được xem xét ở những bệnh nhân bị viêm bờ mi một bên không đáp ứng với điều trị. Chẩn đoán nó được xác nhận với sinh thiết.


Dự phòng và điều trị viêm bờ mi như thế nào?

- Cách tiếp cận chung: Vệ sinh bờ mi tốt là cách điều trị chính cho tất cả các dạng viêm bờ mi. Mục đích là để giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.- Người bệnh có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình thường có thể chỉ điều trị triệu chứng, bao gồm chườm ấm, mát xa bờ mi, vệ sinh mi mắt và nhỏ nước mắt nhân tạo.- Người bệnh có các triệu chứng nặng hoặc khó chữa có thể phải dùng kháng sinh tại chỗ hoặc uống, glucocorticoid tại chỗ hoặc cyclosporin tại chỗ.- Tất cả người bệnh nên được khuyên loại bỏ hoặc hạn chế các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh (ví dụ: chất gây dị ứng, hút thuốc lá, đeo kính áp tròng). Có thể tiếp tục đeo kính áp tròng nếu cảm thấy thoải mái nhưng nên thay mới kính. Việc điều trị viêm bờ mi do tiếp xúc (dị ứng) cần loại bỏ tác nhân dị ứng (ví dụ: mỹ phẩm). Người bệnh sử dụng mỹ phẩm nên cẩn thận tẩy trang vào ban đêm, làm sạch các dụng cụ bôi và tránh các sản phẩm cũ hoặc hết hạn sử dụng.- Viêm bờ mi liên quan đến sự xâm nhập của loài Demodex có thể được điều trị bằng Ivermectin uống (200 mg / kg với một liều duy nhất và lặp lại một lần trong 1 tuần), tẩy tế bào chết mí mắt bằng dầu từ cây trà hoặc dầu gội từ cây trà (dùng hàng ngày trong 6 tuần).

Điều trị viêm bờ mi có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình

*Nếu các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình thì các biện pháp bao gồm chườm ấm, mát xa bờ mi, rửa mi mắt và nhỏ nước mắt nhân tạo nên được thử nghiệm trong khoảng 6 tuần trước khi chuyển sang các phương pháp điều trị khác.

Chườm ấm: Áp nhiệt vào bờ mi và các tuyến meibomian có thể hóa lỏng các chất tiết đông đặc bất thường bằng cách làm nóng chúng trên nhiệt độ nóng chảy của chúng. Nhiệt cũng có thể thúc đẩy tăng lưu thông trong các tuyến meibomian và do đó làm tăng số lượng bài tiết. Bệnh nhân nên ngâm khăn trong nước ấm (không bỏng nước) và đắp lên mắt. Khi khăn nguội đi, nên làm ấm lại và thay trong tổng thời gian ngâm từ 5 đến 10 phút. Nên chườm ấm từ 2 đến 4 lần/ngày. Nhiều thiết bị làm ấm mí mắt được bán trên thị trường. Những thiết bị như vậy không chắc có hiệu quả nhiều hơn hoặc kém hơn so với việc sử dụng khăn vải ấm, nhưng một số bệnh nhân có thể thích chúng hơn.

Xoa bóp (mát xa) mi mắt: giúp làm rỗng các tuyến meibomian và cải thiện sự bài tiết, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị viêm bờ mi sau và viêm tuyến meibomian. Mát xa bờ mi nên được thực hiện ngay sau khi chườm ấm. Nên dùng khăn rửa mặt để chườm và dùng đầu ngón tay sạch để mát xa nhẹ nhàng viền mí mắt về phía mắt theo chuyển động tròn nhẹ nhàng.

Rửa mi mắt: Những bệnh nhân bị tích tụ mảnh vụn trên lông mi sử dụng một miếng gạc ấm rửa nhẹ bờ mi mắt. Có thể cho nước ấm hoặc dầu gội đầu rất loãng vào một miếng vải sạch, miếng gạc hoặc tăm bông. Sau đó, làm sạch nhẹ nhàng dọc theo bờ mi để loại bỏ các chất tích tụ một cách cẩn thận, tránh tiếp xúc với bề mặt mắt. Nếu sử dụng dầu gội đầu, nên gội sạch. Nên tránh rửa mạnh vì có thể gây kích ứng nhiều hơn. Có rất nhiều sản phẩm chà mí mắt có bán trên thị trường an toàn, hiệu quả và được ưa chuộng hơn vì sự tiện lợi và dễ sử dụng.

Nước mắt nhân tạo: cần sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo bổ sung để điều trị tình trạng khô do viêm bờ mi. Bôi trơn mắt cũng có thể cải thiện khả năng chịu đựng kính áp tròng ở những bệnh nhân bị viêm bờ mi.

Axit béo omega-3: Các thử nghiệm lâm sàng về việc bổ sung axit béo omega-3 qua đường uống để điều trị rối loạn chức năng tuyến meibomian, viêm bờ mi sau và khô mắt cho kết quả khác nhau, không có lợi ích rõ ràng. Chúng tôi không khuyến nghị thường xuyên bổ sung axit béo omega-3 cho bệnh nhân viêm bờ mi.

Điều trị viêm bờ mi có triệu chứng nặng hoặc khó chữa

Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và những người có các triệu chứng nghiêm trọng cần sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống. Do khả năng xảy ra các tác dụng phụ toàn thân với thuốc uống, điều trị tại chỗ thường được thử trước. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng hoặc khó chữa nên được chuyển đến bác sĩ nhãn khoa. Các lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị tiêu chuẩn bao gồm glucocorticoid tại chỗ và cyclosporin. Các thuốc này chỉ nên được kê đơn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.

Thuốc kháng sinh tại chỗ:

+ Thuốc mỡ kháng sinh tra mắt tại chỗ (ví dụ: bacitracin, erythromycin) có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách giảm số lượng vi khuẩn ở mi mắt và kết mạc. Những thuốc này có hiệu quả hơn trong viêm bờ mi trước. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, có sự trùng lặp đáng kể giữa viêm bờ mi trước và sau và những bệnh nhân bị viêm bờ mi sau cũng có thể đáp ứng. Cả bacitracin và erythromycin đều có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng và thường được dung nạp tốt. Thuốc mỡ kháng sinh được bôi trực tiếp lên bờ tự do mi 1 lần/ngày trước khi đi ngủ trong 2 tuần. Một khi các triệu chứng được cải thiện, có thể ngừng điều trị, nhưng nên tiếp tục các biện pháp vệ sinh bờ mi.

+ Dung dịch nhỏ mắt azithromycin tại chỗ 1% là thuốc thay thế đặc biệt cho những bệnh nhân bị viêm bờ mi sau. Liều dùng là 1 giọt 2 lần/ngày trong 10 đến 14 ngày. Azithromycin đã được chứng minh là cải thiện chất tiết tuyến meibomian và giảm đỏ mí mắt so với chỉ chườm ấm.

+ Thuốc kháng sinh uống: ví dụ: doxycycline, tetracycline, azithromycin, thường được dành cho những bệnh nhân bị viêm bờ mi mãn tính từ trung bình đến nặng có đáp ứng kém với liệu pháp kháng sinh tại chỗ. Điều trị được bắt đầu bằng doxycycline 100 mg hoặc tetracycline 1000 mg mỗi ngày chia làm nhiều lần và giảm dần sau khi cải thiện (thường từ 2 đến 4 tuần) thành doxycycline 50 mg hoặc tetracycline 250 đến 500 mg mỗi ngày 1 lần. Một phác đồ thay thế là azithromycin 500 mg vào ngày đầu tiên, tiếp theo là 250 mg trong 4 ngày nữa. Do tác dụng phụ nên Tetracycline được chống chỉ định trong thai kỳ, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi. Erythromycin hoặc một macrolide khác nên được sử dụng trong những trường hợp này. Buồn nôn và các tác dụng phụ khác trên đường tiêu hóa thường gặp với azithromycin.+ Glucocorticoid tại chỗ: Các thuốc có hiệu lực thấp như rimexolone, loteprednol etabonate, và fluorometholone được ưu tiên sử dụng để giảm nguy cơ tác dụng phụ. Glucocorticoid tại chỗ chỉ nên được kê đơn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa. Điều trị nên được giới hạn trong vòng 2 đến 3 tuần để giảm nguy cơ biến chứng đục thủy tinh thể hoặc bệnh tăng nhãn áp. Nếu được kê đơn glucocorticoid tại chỗ, bệnh nhân nên được đánh giá lại sau vài tuần để đo nhãn áp và xác định đáp ứng với điều trị.

Cyclosporine dùng tại chỗ: nên được bác sĩ nhãn khoa kê đơn. Nó có sẵn dưới dạng thuốc nhỏ mắt 0,05%. Sự lựa chọn giữa glucocorticoid tại chỗ và cyclosporine tại chỗ dựa trên sở thích của bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, glucocorticoid tại chỗ có xu hướng hiệu quả hơn cyclosporine tại chỗ nhưng có khả năng gây tác dụng phụ lớn hơn.+ Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: Có nhiều phương pháp bao gồm các thiết bị xung nhiệt và liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao. Dữ liệu về hiệu quả của các liệu pháp này còn hạn chế.

Xem thêm: Cách Chữa Cưt Trâu Ở Trẻ Sơ Sinh Đúng Chuẩn Và An Toàn, Cách Trị Cứt Trâu Ở Trẻ An Toàn, Hiệu Quả

TÓM TẮT

- Viêm bờ mi là một bệnh lý nhãn khoa mãn tính phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm mí mắt kèm theo kích ứng mắt.- Nguyên nhân và sinh lý bệnh của viêm bờ mi có phần khác nhau dựa trên phân loại (viêm bờ mi sau và trước). Tuy nhiên, có sự chồng chéo giữa các loại này.+ Viêm bờ mi sau: phổ biến hơn, đặc trưng bởi tình trạng viêm phần bên trong của mí mắt ở các tuyến meibomian (các tuyến bã nhờn nằm trong sụn mi của mí mắt) bị rối loạn chức năng, có thể liên quan đến bệnh trứng cá đỏ hoặc viêm da tiết bã.+ Viêm bờ mi trước: đặc trưng bởi tình trạng viêm ở chân lông mi, có thể kết hợp với sự xâm nhập của tụ cầu hoặc tăng tiết bã nhờn.- Bệnh nhân bị viêm bờ mi thường có các triệu chứng kích ứng mãn tính ở cả hai mắt bao gồm: mí mắt đỏ, sưng hoặc ngứa; sạn hoặc cảm giác nóng bỏng; đỏ mắt; chảy nước mắt nhiều (dấu hiệu của bệnh khô mắt); đóng vảy hoặc rụng lông mi vào buổi sáng; bong tróc hoặc đóng vảy da mí mắt; nhạy sáng; và mờ mắt (thoáng qua, thường cải thiện khi chớp mắt). Viền mí mắt thường ửng đỏ hoặc bị kích ứng.- Viêm bờ mi là một chẩn đoán lâm sàng dựa trên những phát hiện đặc trưng của bờ mi mắt bị đỏ và kích ứng kèm theo đóng vảy hoặc bong vảy trên mi hoặc mép mi. Đèn khe cho phép kiểm tra chi tiết hơn các tuyến meibomian, có thể giúp phân biệt giữa viêm bờ mi sau và trước. Tuy nhiên, nói chung là không cần thiết phải chẩn đoán.- Chẩn đoán phân biệt đối với bệnh viêm bờ mi bao gồm các tình trạng khác liên quan đến sưng đỏ và khó chịu ở mí mắt như viêm kết mạc, lẹo, chắp và bệnh ác tính mí mắt dựa vào tiền sử và thăm khám.- Các chỉ định chuyển đến bác sĩ nhãn khoa bao gồm đỏ hoặc đau mắt nghiêm trọng, nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm thị lực, bất thường giác mạc (ví dụ: ăn mòn, loét, sẹo), chẩn đoán không chắc chắn hoặc lo ngại về bệnh ác tính, hoặc các triệu chứng nặng hoặc khó chữa.- Vệ sinh mi mắt là phương pháp điều trị chính cho tất cả các dạng viêm bờ mi. Ngoài ra, bệnh nhân nên được khuyên loại bỏ hoặc hạn chế các yếu tố làm bệnh trầm trọng thêm (ví dụ: chất gây dị ứng, hút thuốc lá, đeo kính áp tròng). Mục đích là để giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Viêm bờ mi là một bệnh lý mãn tính cần được theo dõi lâu dài.- Mức độ điều trị khác nhau dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân:+ Các triệu chứng nhẹ đến trung bình: xử trí bằng chườm ấm, mát xa và vệ sinh mi mắt. Có thể nhỏ mắt nhân tạo bổ sung để điều trị tình trạng khô mắt do viêm bờ mi.+ Đối với những bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị triệu chứng được mô tả ở trên và có các triệu chứng nghiêm trọng: sử dụng liệu pháp kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống. Do khả năng xảy ra các tác dụng phụ toàn thân với thuốc uống, điều trị tại chỗ thường được thử trước. Thuốc mỡ kháng sinh (ví dụ, bacitracin, erythromycin) được bôi trực tiếp lên bờ mi mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ. Khi các triệu chứng được cải thiện (thường từ 1 đến 2 tuần), có thể ngừng điều trị, nhưng nên tiếp tục các biện pháp vệ sinh mi mắt. Liệu pháp kháng sinh đường uống (ví dụ, doxycycline, tetracycline, azithromycin) có thể được xem xét nếu đáp ứng với điều trị tại chỗ không tốt. Bệnh nhân có các triệu chứng nặng hoặc khó chữa nên được chuyển đến bác sĩ nhãn khoa. Tùy tình trạng bệnh nhân còn có thể được chỉ định glucocorticoid tại chỗ hoặc cyclosporin. Các tác nhân này chỉ nên được kê đơn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa.