1. Định nghĩa về bệnh tràn dịch màng tinh hoàn?Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng tụ dịch ở một hoặc cả hai bìu. Bị tràn dịch tinh hoàn hầu như sẽ chỉ xảy ra tại một bên, thế nhưng có đôi khi xảy ra ở cả 2 bên của tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng lên hoặc bị to bất thường.

Bạn đang xem: Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

*

2. Phân loại bệnh trần dịch màng tinh hoàn như thế nào?Có hai loại tràn dịch màng tinh hoàn thường gặp đó là tràn dịch tinh hoàn không thông thương và tràn dịch tinh hoàn thông thương.– Tràn dịch tinh hoàn không thông thường: Túi chứa tinh hoàn vẫn đóng như bình thường, nhưng cơ thể không thu chất dinh dưỡng bên trong và khiến kích thước túi dịch không giảm dần.– Tràn dịch tinh hoàn thông thường: Túi chứa tinh hoàn không đóng lại dẫn đến chất lỏng có thể đi vào hoặc đi ra. Có thể nhận thấy trẻ bị sưng bìu vào ban ngày khi bé đứng hoặc ngồi nhưng có thể giảm sưng khi bé nằm ngủ vào ban đêm.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng tinh hoànĐa phần hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn thường xảy ra ở độ tuổi nam trưởng thành, thấy nhiều nhất ở nam giới ngoài 40 tuổi.– Phần lớn trường hợp đều không rõ nguyên nhân.– Một số nhỏ bệnh nhân tràn dịch màng tinh hoàn gặp phải bởi các vấn đề như:+ Do viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, u tinh hoàn…+ Do ký sinh trùng giun chỉ.+ Sau mổ thoát vị bẹn, thắt giãn tĩnh mạch tinh.+ Một số trẻ sơ sinh nam gặp tình trạng dịch trong màng tinh hoàn . Nguyên nhân hay gặp do còn ống phúc tinh mạc, hay có thoát vị bẹn kèm theo.

4. Triệu chứng nhận biết bệnh tràn dịch màng tinh hoàn?– Khu vực vùng bẹn bị căng tức.– Một hoặc hai bên bìu bị sưng, phình to và sa xuống.– Phần đầu da bìu căng bóng, phần tinh hoàn bị đẩy xuống dưới.

*

5. Chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào lâm sàng, siêu âm tinh hoàn có giá trị chẩn đoán đặc hiệu.5.1. Lâm sàng: (có thể thấy 1 hoặc cả 2 bên bìu có dấu hiệu sau).– Bìu to tăng dần, căng tức, không đau.– Khó sờ nắn được tinh hoàn, mào tinh.– Không kẹp được màng tinh hoàn.– Soi đèn vào bìu: phần dịch sáng hơn và phân biệt được với tinh hoàn, mào tinh có màu tối.– Khám ống bẹn, lỗ bẹn bình thường.

*

5.2. Cận lâm sàng:Siêu âm tinh hoàn và mào tinh bình thường, được bao quanh là khối dịch đồng nhất, di động. Có giá trị cao để chẩn đoán phân biệt với:– Thoát vị bẹn.– Nang mào tinh, nang thừng tinh.– U tinh hoàn, u mào tinh hoàn.– Xoắn thừng tinh, thoát vị bẹn nghẹt, viêm tinh hoàn…

6. Phương pháp điều trị:– Nhóm 1: Theo dõi và không cần điều trị đối với Trẻ sơ sinh, bệnh có thể tự khỏi trong thời gian khoảng gần 1 năm. Nếu sau 6 tháng tuổi khối tràn dịch không thuyên giảm hoặc lớn hơn thì có thể phải phẫu thuật.– Nhóm 2: Phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn áp dụng đối với:+ Trẻ nhỏ theo dõi trên 6 tháng bệnh vẫn không cải thiện mà nặng hơn.+ Người trưởng thành bị tràn dịch màng tinh hoàn thứ phát.

7. Phẫu thuật điều trị tràn dịch màng tinh hoàn được thực hiện như thế nào?– Bước 1: Trong quá trình phẫu thuật sẽ được gây tê tủy sống đối với người lớn. Gây mê đối với trẻ em.– Bước 2: Bác sỹ sẽ rạch da vùng bìu với đường mổ dài khoảng 2-3 cm tại vùng bìu bị bệnh, bộc lộ cửa sổ màng tinh hoàn, giải quyết nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn và sau đó khâu lại vết mổ.

8. Biến chứng nếu không phẫu thuật?– Tràn dịch trong màng của tinh hoàn nếu chậm phát hiện sẽ gây nên biến chứng ảnh hưởng đến bộ phận cơ thể khác.– Ảnh hưởng khả năng sinh sản.– Gây trở ngại trong quan hệ tình dục.– Tạo áp lực cho tinh hoàn làm tinh hoàn teo nhỏ dần và mất chức năng sinh tinh.– Nếu tràn dịch màng tinh hoàn có kèm theo thoát vị bẹn:Biến chứng của thoát vị bẹn có thể gây tắc ruột do nghẹt ruột, nếu không được xử trí kịp thời gây nguy hiểm tính mạng.

*

9. Những nguy cơ chiếm tỷ lệ thấp có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật :– Nguy cơ của thuốc gây tê/gây mê lên hệ thống tuần hoàn và hô hấp như: suy hô hấp, rối loạn nhịp tim. Có thể xử trí được bằng cấp cứu với từng trường hợp cụ thể.– Tổn thương mạch máu và ống dẫn tinh. Bác sỹ sẽ phòng ngừa bằng cách bóc tách kỹ càng tỷ mỉ để hạn chến tối đa tai biến.– Tái phát sau mổ nếu phẫu thuật viên không giải quyết hết nguyên nhân gây tràn dịch màng tinh hoàn. Bác sỹ sẽ phòng ngừa bằng cách khám kỹ lưỡng trước mổ và trong quá trình phẫu thuật sẽ thám sát và thực hiện kỹ càng.– Nhiễm trùng vết mổ, bệnh nhân sẽ được chăm sóc vết thương và dùng kháng sinh sau mổ.

10. Thời gian phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn:– Bệnh nhân được nhập viện và thực hiện phẫu thuật ngay trong ngày ( nếu tình trạng bệnh ổn định).– Thời gian phẫu thuật mất khoảng 1-2 giờ, sau phẫu thuật bệnh nhân nằm hậu phẫu tối đa 4 giờ.– Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nằm lại điều trị thuốc, chăm sóc vết thương và theo dõi thêm 3-5 ngày sẽ được xuất viện (nếu tình trạng ổn định)

11. Những điều cần biết trước mổ:11.1. Bệnh nhân cần cung cấp thông tin cho nhân viên y tế:– Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong quá trình điều trị.– Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống.– Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: Tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi).– Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng: Thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn, các thuốc khác nếu có.

11.2. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước mổ để đảm bảo an toàn cho cuộc mổ:– Có người nhà chăm sóc trong quá trình nằm viện.– Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các lọai thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ.– Phải làm đầy đủ các xét nghiệm trước mổ như: Công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp phim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim.– Phải nhịn ăn uống hoàn toàn trước mổ (kể cả uống nước, sữa, café, kẹo cao su) ít nhất 6h, để tránh biến chứng trào ngược thức ăn gây sặc, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình mổ. Nếu đã lỡ ăn uống cần phải báo lại nhân viên y tế.– Cởi bỏ tư trang cá nhân, răng giả (nếu có) giao cho người nhà giữ hoặc nếu không có người nhà có thể ký gửi tại phòng hành chính khoa.– Cạo sạch lông bộ phận sinh dục và tắm toàn thân trước mổ.– Mặc quần áo bệnh nhân vô trùng sau khi tắm (không mặc quần áo lót)– Đi tiểu trước khi chuyển mổ.– Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ

11.3. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ làm cho bệnh nhân trước mổ:– Bệnh nhân hoặc người nhà >18 tuổi (gồm ba/mẹ/vợ/chồng) cần phải ký cam kết trước mổ.– Truyền dịch nuôi dưỡng giúp bệnh nhân đỡ đói và khát trong thời gian nhịn ăn chờ mổ.– Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ.– Bơm thuốc vào hậu môn để làm sạch trực tràng.– Được nhân viên y tế vận chuyển xuống phòng mổ bằng xe lăn.

12. Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau mổ12.1. Những biểu hiện bình thường diễn ra sau mổ:– Đau vết mổ hoặc căng tức vùng vết mổ khi cử động mạnh, tình trạng đau sẽ giảm dần ở những ngày tiếp theo.– Ngày đầu tiên vết mổ sẽ có ít dịch và máu thấm băng sau đó giảm dần và khô.– Cảm giác sưng nề khó chịu tại vùng bìu.– Tê hai chân: còn tác dụng của thuốc tê, sẽ giảm dần sau 2-4 giờ.

12.2. Các biến chứng cần theo dõi và báo nhân viên y tế:– Đau nhiều vết mổ quá sức chịu đựng.– Vết mổ có máu tươi ướt thẫm toàn bộ băng.– Biểu hiện sưng, đau tại vị trí vết mổ, kèm theo sốt .– Bí tiểu, táo bón, khó đi cầu.

12.3. Chế độ ăn:– Sau mổ 6h, hết cảm giác buồn nôn và tê hai chân có thể ăn cháo uống sữa với số lượng ít và chia làm nhiều lần trong ngày.– Ngày thứ 2 sau mổ có thể ăn uống bình thường tăng cường dinh dưỡng.– Chế độ ăn tránh các chất kích thích như: Tiêu, cay, ớt, rượu, bia, không hút thuốc lá vì làm chậm lành vết mổ và hạn chế công dụng của thuốc điều trị.

12.4. Chế độ vận động:– Ngày đầu sau mổ: Nằm nghỉ, vận động xoay trở nhẹ nhàng tại giường.– Ngày thứ 2 sau mổ:+ Đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh hoặc sớm hơn khi hai chân hết tê hoàn toàn.+ Tránh vận động mạnh, chạy nhảy, khênh vác đồ nặng.

12.5. Chế độ sinh hoạt:– Mặc quần áo bệnh viện và thay hằng ngày để đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng vết mổ.– Cần vệ sinh thân thể bằng khăn ấm, không nên tắm vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương nếu nước dính vào vết thương.– Đi cầu tránh rặn nhiều dễ dẫn tới tăng nguy cơ chảy máu vết mổ.

12.6. Chăm sóc vết thương:– Vết thương sẽ được thay băng 1 lần/ ngày hoặc nhiều hơn nếu dịch thấm băng lượng nhiều.– Vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên không cần cắt chỉ.

13. Những điều cần biết sau khi ra viện– Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện. Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: Ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.– Cách chăm sóc vết mổ:+ Nên thay băng ngày 1 lần tại bệnh viện hoặc có thể đăng ký dịch vụ thay băng tại nhà của bệnh viện Gia Đình để được điều dưỡng và bác sỹ theo dõi tình trạng vết thương. Hoặc thay băng tại cơ sở y tế địa phương nếu bệnh nhân ở xa bệnh viện.+ Phải giữ vết mổ sạch và khô, nếu bị ướt phải thay băng ngay.+ Vết mổ được khâu bằng chỉ tiêu nên không cần cắt chỉ.– Chế độ dinh dưỡng:+ Ăn uống bình thường tăng cường dinh dưỡng và rau, củ, quả (rau mồng tơi, rau đay, rau lang, khoai lang, chuối, đu đủ…) để tránh tình trạng táo bón.+ Tránh các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá (vì các thực phẩm này làm chậm lành vết thương và giảm tác dụng của thuốc điều trị).– Chế độ sinh hoạt và tập luyện:+ Hằng ngày lau người bằng nước ấm, có thể tắm rửa sau khi vết mổ liền tốt và đã rụng chỉ tiêu.+ Để hạn chế nguy cơ tràn dịch màng tinh hoàn tái phát bệnh nhân cần:Đi lại nhẹ nhàng, không chạy nhảy lò cò, không mang vác đồ nặng trong vòng 1 tháng.Không nên đi xe đạp hoặc xe máy trên đường gập ghềnh nhiều ổ gà trong vòng 1 tháng sau mổ.Tránh táo bón, tránh rặn nhiều khi đi cầu.

Xem thêm: Cách Chữa Mụn Trứng Cá Bọc, Mụn Trứng Cá Bọc Là Gì Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: Táo bón, u xơ tiền liệt tuyến. Nếu có cần phải khám và điều trị ngay.– Tái khám: Tái khám sau 1 tuần kể từ khi ra viện hoặc phải khám ngay khi có các triệu chứng bất thường như: đau vết mổ nhiều, vết mổ sưng, đỏ, có dịch mủ chảy ra, tinh hoàn sưng phồng, sốt…