Viêm amidan không phải là bệnh lý hiếm gặp, nếu không điều trị tích cực và hiệu quả, bệnh tái phát nhiều lần, tiến triển thành viêm amidan mạn tính. Lúc này không những điều trị khó khăn mà bệnh còn dễ gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết.

Bạn đang xem: Điều trị viêm amidan mãn tính

1. Viêm amidan mạn tính - triệu chứng điển hình và nguyên nhân gây bệnh

Amidan nằm ở ngay đầu hầu họng, chúng ta có thể quan sát ngay khi há miệng to. Do nằm ở vị trí này nên amidan dễ bị nhiễm trùng từ vi khuẩn trong thức ăn, răng miệng hay thực quản dẫn tới viêm. Viêm amidan cấp tính do nhiễm trùng rất hay gặp, nếu điều trị và chăm sóc tốt sẽ giúp đẩy lùi bệnh.

*

Amidan là một cơ quan nhỏ nằm ngay cổ họng

Tuy nhiên ở nhiều người, do điều trị không tốt hoặc không loại bỏ được nguyên nhân gây viêm nhiễm khiến bệnh tái phát nhiều lần. Lúc này bệnh nhân không chỉ bị viêm đơn thuần mà còn hình thành các hốc trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Dần dần các hốc này ngày càng xuất hiện nhiều, chứa sỏi amidan với mủ sulfa.

Viêm amidan thông thường thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên viêm amidan mạn tính lại thường gặp hơn ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Do nhiều nang hình thành và mở rộng nên có thể cản trở cổ họng gây vướng họng, nuốt đau, khó nuốt,…

1.1. Triệu chứng viêm amidan mạn tính

Triệu chứng của bệnh viêm amidan mạn tính khá giống với viêm amidan thông thường, tuy nhiên bệnh tái phát nhiều lần, triệu chứng dai dẳng và khó điều trị hơn. Cụ thể, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện sau:

Phì đại Amidan.

Đau họng.

*

Amidan có thể bị sưng và xuất hiện dịch mủ

Đợt viêm cấp có thể có những hốc mủ.

Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.

Hay sốt, đây là triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng, nhất là đợt viêm cấp của amidan mạn tính.

Ngủ ngáy.

Triệu chứng của viêm amidan mạn tính thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, cần chẩn đoán cẩn thận xác định bệnh chính xác, phân biệt với các bệnh lý gây triệu chứng tương tự.

1.2. Nguyên nhân gây viêm amidan mạn tính

Nguyên nhân tiến triển gây viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm amidan, nhiễm trùng không được điều trị tốt nên tái phát nhiều lần. Nguyên nhân trực tiếp gây viêm là nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, trong đó virus là phổ biến hơn.

Các nhóm vi khuẩn, virus thường gây viêm amidan bao gồm:

Enterovirus.

Epstein Barr.

Herpes Simplex.

Virus cúm.

Vi khuẩn Streptococcus.

Ngoài ra, bênh viêm amidan dễ tiến triển thành mạn tính hơn ở các đối tượng: nhiễm khuẩn có khả năng kháng thuốc, người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc bệnh, sử dụng thuốc làm suy giảm khả năng miễn dịch, gia đình có tiền sử dị ứng hoặc viêm amidan, thường xuyên tiếp xúc với bức xạ,…

*

Viêm amidan mạn tính khó điều trị hơn viêm amidan thông thường

Cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, nhất là nhiễm trùng ở thể kháng thuốc hoặc điều trị chưa tốt khiến vi khuẩn, virus không bị tiêu diệt hoàn toàn. Từ đó mới có thể loại bỏ nguyên nhân, điều trị khắc phục tránh bệnh tái phát nhiều lần gây bệnh mạn tính hoặc bệnh tiến triển nặng hơn.

2. Viêm amidan mạn tính - cách điều trị hiệu quả

Thông thường, dựa vào triệu chứng và thăm khám cổ họng, bác sĩ có thể chẩn đoán được viêm amidan. Song để xác định chính xác vi khuẩn hay virus nào là tác nhân gây bệnh, cần thực hiện xét nghiệm dịch amidan, nang vi khuẩn hoặc nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm. Chẩn đoán bệnh viêm amidan mạn tính nhìn chung không quá khó khăn, song để điều trị triệt để thì không dễ dàng.

Để điều trị tình trạng viêm và triệu chứng bệnh, chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc điều trị được ưu tiên. Bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà bằng vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ nước, nghỉ ngơi,… cũng giúp triệu chứng bệnh được kiểm soát.

Tuy nhiên đặc trưng bệnh là kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần thành đợt với tình trạng viêm khác nhau và không đáp ứng với thuốc điều trị. Lúc này biện pháp điều trị được đề xuất là cắt amidan để loại bỏ viêm nhiễm, loại bỏ tốt ổ vi khuẩn, virus gây bệnh có thể tiến triển sang các cơ quan bên cạnh.

*

Điều trị viêm amidan mạn tính cần kiên trì

Lựa chọn phương pháp điều trị nào thì cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, tránh tự ý mua thuốc sử dụng khiến viêm amidan không được điều trị tốt, bệnh nhân dễ bị tái phát trở lại.

3. Có thể phòng ngừa viêm amidan mạn tính được không?

Chăm sóc tốt hơn sức khỏe răng miệng và vùng họng, thay đổi thói quen xấu sẽ giúp mỗi chúng ta phòng ngừa được viêm amidan nói chung và viêm amidan mạn tính nói riêng. Dưới đây là những cách để cải thiện và phòng ngừa bệnh:

Uống nhiều nước

Nước sẽ giúp làm dịu cổ họng, giúp amidan không bị khô, đau rát khó chịu. Bổ sung nước càng quan trọng hơn để thân nhiệt ổn định, tránh sốt cao. Nước lọc hoặc nước ép rau củ quả tươi được ưu tiên, bệnh nhân nên hạn chế rượu bia, chất kích thích tới amidan như: caffeine, rượu, bia,…

Nghỉ ngơi

Cơ thể khi bị nhiễm trùng dù ở amidan hãy bất cứ cơ quan nào cũng cần dồn năng lượng để chống lại bệnh, cơ thể dễ bị mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

Súc miệng nước muối

Nước muối NaCl có tác dụng sát khuẩn rất tốt, đặc biệt vùng amidan dễ bị nhiễm trùng. Đừng quên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, cả khi bệnh viêm amidan đã được chữa khỏi hoặc đang mắc phải.

Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Vi khuẩn, virus gây viêm amidan hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc gần, tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, cốc uống nước,…

*

Dùng máy tạo ẩm giúp không khí bớt khô và bớt gây kích thích cho amidan

Dùng máy tạo ẩm

Khi thời tiết hanh khô hoặc trong môi trường điều hòa, độ ẩm quá thấp dễ kích thích amidan khô hơn, nấm mốc và vi khuẩn dễ phát triển gây viêm amidan. Dùng máy tạo ẩm không khí sẽ giúp giải quyết được vấn đề này.

Xem thêm: Cách Điều Trị Rối Loạn Nội Tiết, 14 Tố Nữ Hiệu Quả Đơn Giản Ngay

Như vậy, viêm amidan mạn tính dù không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh. Cần điều trị kiên trì, tích cực để bệnh không tái phát dai dẳng nhiều lần.