Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Đối với một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, bệnh mới khởi phát có thể lựa chọn cách chữa đơn giản này tại nhà.

Bạn đang xem: Điều trị viêm loét dạ dày

Thay đổi chế độ ăn uống hỗ trợ chữa bệnh viêm dạ dày

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh để chữa viêm dạ dày là một trong những cách đơn giản và cần thiết. Dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, việc ăn uống khoa học cũng sẽ hỗ trợ rất tốt quá trình chữa bệnh của bạn.

*
Cải thiện chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Dưới đây là những lời khuyên bạn nên thực hiện theo nếu muốn nhanh khỏi bệnh viêm đau dạ dày:

- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói, chế biến công nghiệp vì chúng có nhiều thành phần tổng hợp và hóa chất. Thay vào đó là thực phẩm chế biến từ thực phẩm tươi.

- Tránh đồ uống có ga, đường, có chất kích thích và nên uống 1,5 lít nước trở lên mỗi ngày.

- Chia các bữa ăn thành số lượng nhỏ hơn, nhưng không bỏ bữa sáng, và ăn tối hơn ba giờ trước khi đi ngủ.

- Hạn chế dùng các thực phẩm gây kích ứng: rượu bia, cafein, trà, cà chua và một số loại trái cây họ cam, bạc hà, sữa và tiêu đen, đỏ…

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ cây xanh (súp lơ, bí, cải thìa, cải ngọt, bắp cải,...) và hoa quả (lựu, dưa hấu, táo, lê, ổi, kiwi…), thực phẩm dễ tiêu hóa (thịt lợn nạc, ức gà, cá, tôm,...).

Cách chữa viêm dạ dày bằng dân gian

Từ xưa đến nay, ông cha ta để lại khá nhiều những công thức chữa bệnh dạ dày bằng dược liệu, cây thuốc thiên nhiên, giá thành hợp lý và dễ kiếm. Cách chữa bệnh viêm loét dạ dày này khá an toàn, bạn có thể tham khảo:

Chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng nghệ và mật ong:

Nghệ có khả năng làm lành vết thương ở da, liền sẹo khá hiệu quả, trong khi đó mật ong có khả năng giảm viêm, tăng chất nhầy, kích thích hoạt động của dạ dày. Khi kết hợp với nhau chúng mang lại công dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày. Công thức đơn giản nhất cần thực hiện như sau:

*
Nghệ và mật ong có công dụng vượt trội với người bệnh dạ dày

- Chuẩn bị: 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong.

- Cách thực hiện: Trộn đều hỗn hợp với nhau sao cho thật nhuyễn.

- Cách dùng: Dùng trực tiếp hỗn hợp trên hoặc pha với nước ấm để uống, mỗi ngày dùng 2 - 3 lần như vậy trước ăn 30 phút để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng dạ cẩm chữa bệnh viêm đau dạ dày:

Cây dạ cẩm chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe của dạ dày như: Tanin, Alcaloid, Anthraglycosid, Saponin,… chúng không chỉ hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày bằng cách trung hòa axit, giảm ợ chua mà còn có khả năng trị viêm lưỡi, viêm họng…

Một trong những cách thực hiện tại nhà đơn giản nhất mà bạn nên biết:

- Chuẩn bị: 10 - 25g lá và ngọn khô đem đun với nước để lấy nước uống.

- Cách dùng: Chia lượng nước thu được thành 3 phần để uống trong ngày, nên uống vào trước khi ăn hoặc khi cơn đau dạ dày kéo đến.

Trị viêm loét dạ dày bằng nha đam (lô hội)

Thành phần glycoprotein có trong nha đam, là chất kháng viêm tự nhiên có công dụng chống giảm sưng, kích thích thu nhỏ vết loét và làm lành các thương tổn trong dạ dày hiệu quả. Đặc biệt với chất gel có trong nha đam chứa nhiều hoạt chất và axit amin, các vitamin B, C, E… rất tốt cho sự phục hồi và cải thiện chức năng của dạ dày. Từ đó, giúp bệnh nhân loại bỏ cảm giác đau rát trong dạ dày.

*
Nha đam được dùng để khắc phục triệu chứng viêm đau dạ dày

- Chuẩn bị: 1 Nhanh nha đam tươi, gọt sạch vỏ.

- Cách dùng: Lấy phần thịt của nha đam xay nhuyễn hoặc ép lấy nước uống là đơn giản nhất. Nếu không, bạn có thể sắt nhỏ phần thịt nha đam thành hạt lựu và nấu với đường phèn dùng từ 3 - 4 lần/ ngày.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng cây nhọ nồi

Đây là vị thuốc không còn xa lạ với người dân Việt, chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian trong đó bao gồm cả viêm loét dạ dày.

Tác dụng chủ yếu của nhọ nồi là tiêu độc, cầm máu và cải thiện các chức năng của nội tạng nhờ vào các hoạt chất có trong nhọ nồi như: Vitamin K (thúc đẩy quá trình làm lành và phục hồi vết thương, ngăn chặn xuất huyết), Flavonozit và carotene (trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, cảm giác ợ chua, buồn nôn), Tanin (chống viêm, làm se lành vết loét), Ecliptin (tiêu viêm, kháng khuẩn)...

*
Nhọ nồi có khả năng kháng khuẩn hiệu quả

Công thức cần thực hiện rất ngắn gọn, bạn có thể tham khảo:

- Chuẩn bị: 1 nắm lá nhọ nồi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.

- Thực hiện: Rửa sạch và ngâm lá nhọ nồi trong nước muối loãng 15 phút và để ráo nước. Sau đó xay nhuyễn và lấy nước cốt.

- Cách dùng: Chia lượng nước cốt thu được thành 2 phần để uống trong ngày.

LƯU Ý:

Các cách chữa dạ dày tại nhà kể trên chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, vì phương pháp này không mang tính đặc trị, chỉ có công dụng hỗ trợ và hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Khi áp dụng, tình trạng bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn cần tìm đến chuyên gia để sớm có phác đồ điều trị phù hợp.

Cách chữa bệnh viêm dạ dày theo YHCT

Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử từ hàng nghìn năm trước, chữa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau, đến nay khi nền y học hiện đại phát triển thì những cách đó vẫn được áp dụng một cách triệt để nhờ vào sự an toàn, lành tính.

Trong YHCT, bệnh dạ dày là chứng vị quản thống, có biểu hiện là các cơn đau xuất hiện ở vùng bụng trên, do mất cân bằng âm dương, đàm ẩm, can khí không thư và khí bất hòa. Do vậy việc điều trị chỉ cần tác động vào những yếu tố đó sẽ khỏi bệnh.

Đặc trị bệnh viêm loét dạ dày với các bài thuốc YHCT

Với cơ chế điều trị tác động trực tiếp vào nguyên nhân gốc rễ và giải quyết triệu chứng thì đa phần các bài thuốc Đông y sẽ có công dụng điều trị bệnh từ nguyên nhân và cải thiện chứng trạng bên ngoài. Cụ thể là những bài thuốc phổ biến được sử dụng dưới đây.

Bài thuốc đặc trị viêm loét dạ dày tá tràng do Thể hỏa uất

- Đối tượng: Bệnh nhân đang gặp phải các triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày như đau vùng thượng vị thường xuyên, miệng khô đắng nhất là sau khi ngủ dậy, hay rêu lưỡi vàng, ợ hơi, ợ chua nhiều sau khi ăn.

- Thành phần: Mạch đông - Sa sâm - Đương quy - Câu kỷ tử mỗi loại khoảng 12g, Sinh địa 14g, Xuyên luyện tử 6g.

- Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ ngày, không để qua đêm và nên uống khi nước thuốc còn ấm, tuy nhiên cũng không hâm nóng nhiều lần vì nó sẽ làm giảm công dụng của thuốc.

Bài thuốc chữa viêm dạ dày tá tràngdo Thể huyết ứ

- Đối tượng: Bệnh nhân gặp phải một số triệu chứng như đau dữ dội vùng thượng vị, buồn và nôn sau khi dùng bữa, đi đại tiện ra máu (phân đen), lưỡi có màu đỏ,...

- Thành phần: Chỉ sử dụng đúng 2 vị thuốc đó là Ngũ linh chi và Bồ hoàng mỗi loại 12g.

- Cách dùng: Sao vàng 2 vị thuốc trên rồi tán thành bột và để vào lọ bảo quản, mỗi lần chỉ lấy một thìa khoảng 5g và pha với nước ấm, ngày dùng 2 lần (ngày 10g).

*

Viêm loét dạ dày - tá tràng có thể chữa tận gốc bằng bài thuốc từ YHCT

Bài thuốc trị loét dạ dày tá tràng do Can khí phạm vị

- Đối tượng: Bệnh nhân gặp một số triệu chứng khó chịu như đau bụng vùng thượng vị, có lúc đau dữ dội, đầy bụng, khó tiêu mỗi khi ăn xong dù ăn không nhiều, thường xuyên ợ hơi và bị táo bón,...

- Thành phần: Xuyên khung - Sài hồ - Chỉ xác mỗi loại 8g, Cam thảo 4g, Bạch thược 12g.

- Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ ngày, không để qua đêm và nên uống khi nước thuốc còn ấm, tuy nhiên cũng không hâm nóng nhiều lần vì nó sẽ làm giảm công dụng của thuốc.

Bài thuốc viêm loét dạ dày tá tràng do Tỳ vị hư hàn

- Đối tượng: Bệnh nhân gặp các triệu chứng phổ biến như đau vùng thượng vị, trướng/ đầy bụng dù ăn ít, chậm tiêu, thi thoảng buồn nôn và nôn, rối loạn đại tiện, phân lỏng nát, tay chân lạnh,…

- Thành phần: Hoàng kỳ - Cao lương khương mỗi loại 8g, Hương thụ - Quế chi mỗi loại 12g, 5 lát gừng tươi, Đại táo 16g, Bạch thược 10g và Cam thảo 4g.

- Cách dùng: Sắc uống 1 thang/ ngày, không để qua đêm và nên uống khi nước thuốc còn ấm, tuy nhiên cũng không hâm nóng nhiều lần vì nó sẽ làm giảm công dụng của thuốc.

Xem thêm: Báo Pháp Luật 24H, Đọc Báo Pháp Luật Hình Sự Mới Nhất Hôm Nay

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày Sơ can Bình vị tán

- Đối tượng: Dành cho mọi bệnh nhân gặp vấn đề về dạ dày: đau, nóng rát vùng thượng vị, dữ dội hơn về đêm và rạng sáng, liên tục ợ hơi ợ chua, buồn nôn và nôn,... Hoặc bệnh nhân viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, trào ngược dạ dày thực quản, viêm trợt niêm mạc dạ dày, viêm hang vị dạ dày…

- Thành phần 100% từ thiên nhiên, đạt chuẩn GACP - WHO: Chè dây, Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Bạch thược,... cùng 30 dược liệu quý thiên nhiên khác. Đảm bảo an toàn, lành tính và phù hợp với cả trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi.

Để hiểu rõ hơn về bài thuốc tham khảo ngay: Sơ can Bình vị tán

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia về cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, dễ thực hiện. Chúc các bạn đã tìm ra phương thuốc phù hợp, giúp loại bỏ tận gốc bệnh!