Trong dân gian, ngải cứu được xem là một loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt, chữa đau đầu bằng ngải cứu được rất nhiều người tin tưởng, truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Nếu bạn đang tìm cách trị đau đầu bằng các loại thảo dược thiên nhiên, có thể tham khảo 7 cách chữa đau đầu bằng ngải cứu dưới đây!

Ngải cứu chữa đau đầu như thế nào?

Ngải cứu có tên khoa học là Asterimisia vulgaris, thuộc họ hoa cúc Asteraceae. Trong dân gian, ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu,... thường mọc hoang hoặc được trồng để ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh.

Bạn đang xem: Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu

Theo nghiên cứu khoa học, hợp chất Thujone có trong ngải cứu được cho là có tác dụng kích thích não bộ bằng cách ngăn chặn axit gamma aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, ngải cứu có đặc tính chống oxy hóa, giảm đau và chống viêm, nhờ đó có thể giúp làm dịu cơn đau đầu hiệu quả.

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, cầm máu, tăng cường sức khỏe sau sinh… Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng trừ hàn thấp, hỗ trợ lưu thông khí huyết nên nhiều người thường sử dụng ngải cứu chữa đau đầu tại nhà.

*

Theo dân gian, ngải cứu là một loại thảo dược có thể giúp chữa chứng đau đầu

Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

7 cách chữa đau đầu bằng ngải cứu tại nhà

Cách chữa đau đầu bằng lá ngải cứu trong dân gian có rất nhiều nhưng dưới đây là những cách phổ biến hơn cả, các bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.

1. Chữa trị đau đầu bằng hơ ngải cứu

Với cách trị đau đầu bằng ngải cứu này, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào nồi sao nóng. Sau đó, cuộn ngải cứu đã làm nóng thành từng cuộn nhỏ rồi hơ giữa trán và hai lông mày. Thực hiện khoảng 6 - 7 lần để thấy hiệu quả.

2. Cách điều trị đau đầu bằng đắp lá ngải cứu

Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, khăn hoặc túi vải mỏng

Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi sao vàng. Sau đó, cho ngải cứu vào trong túi vải đắp lên vùng đầu đến khi hết nóng, lặp lại 3 - 4 lần.

3. Cách trị đau đầu bằng chườm lá ngải cứu

Chuẩn bị: Một nắm lá ngải cứu, ½ chén (bát) muối, khăn mỏng

Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch cho vào nồi (nên dùng nồi đất) cho muối vào rang cho đến khi ngải cứu chuyển sang màu vàng. Bọc hỗn hợp này trong khăn mỏng rồi chườm nhẹ lên vùng đầu, trán và thái dương cho đến khi hết nóng thì thôi.

4. Cách chữa đau đầu bằng xông lá ngải cứu

Chuẩn bị: 3 nắm lá ngải cứu, 1 nắm lá khuynh diệp, 1 nắm lá bưởi, 1 nắm lá sả.

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, đun thêm 5 phút. Lấy một cái khăn lớn hoặc chăn trùm kín người và tiến hành xông trong khoảng 15 - 20 phút.

5. Chữa bệnh đau đầu bằng trứng rán ngải cứu

Trứng rán ngải cứu không chỉ là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, nó còn được biết đến như một bài thuốc hỗ trợ cải thiện đau đầu hiệu quả.

Chuẩn bị: 150g lá ngải cứu non, 2 quả trứng gà

Cách thực hiện: Lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào bát rồi đập trứng gà vào khuấy đều, thêm gia vị vừa ăn rồi đem rán như thông thường. Ngoài rán, bạn cũng có thể đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút để sử dụng.

*

Không chỉ là món ăn ngon, trứng rán ngải cứu còn giúp giảm đau đầu

6. Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu, trứng gà và đậu đen

Ngoài món trứng rán ngải cứu, ngải cứu kết hợp với trứng gà và đậu đen cũng là một trong những món ăn giúp chữa đau đầu, chóng mặt hiệu quả được nhiều người tin tưởng, áp dụng.

Chuẩn bị: 50g lá ngải cứu, 30g đậu đen, 2 quả trứng gà

Cách thực hiện: Hầm đậu đen với nước cho đến khi đậu chín mềm. Tiếp tục cho trứng và ngải cứu vào nấu chung. Khi trứng gà chín, bạn lấy trứng ra bóc bỏ vỏ, rồi lại cho trứng vào, nấu thêm năm phút là có thể dùng được.

7. Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu và mật ong

Chuẩn bị: 300gr lá ngải cứu, 1-2 muỗng mật ong nguyên chất

Cách thực hiện: Lá ngải cứu sau khi rửa sạch thì giã nát, vắt lấy nước cốt. Cho mật ong vào trong nước cốt đã vắt, khuấy đều rồi uống. Với cách trị đau đầu bằng ngải cứu này bạn nên thực hiện liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu chữa bệnh đau đầu

Mặc dù ngải cứu là thảo dược tự nhiên tương đối lành tính, nhưng nếu dùng sai cách, ngải cứu có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, khi quyết định sử dụng ngải cứu chữa đau đầu bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Sử dụng với liều lượng vừa phải:

Hợp chất tên là Thujone có trong ngải cứu có khả năng gây ức chế thần kinh. Do đó, khi sử dụng ngải cứu với liều lượng vừa phải có thể giúp giảm đau hiệu quả; ngược lại, khi sử dụng quá nhiều có thể khiến thần kinh bị phấn khích quá mức dẫn đến co giật, run tay chân, thậm chí tê liệt, tổn thương tế bào não,... Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng lá ngải cứu để nấu ăn chữa đau đầu, tốt nhất chỉ nên dùng 30g/lần và không dùng quá 2 lần/tuần.

Không nên sử dụng ngải cứu trong những trường hợp sau:

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu mang thai chị em nên tránh sử dụng các loại dược liệu, trong đó có ngải cứu.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: Ngải cứu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Do đó, người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên ăn ngải cứu để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Người bị viêm gan: Tinh dầu trong cây ngải có độc tính có thể làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây viêm gan cấp tính do trúng độc, gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.

Ngoài các đối tượng trên, người bị sỏi thận, xơ vữa động mạch cũng nên tránh sử dụng ngải cứu.

*

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người có sức khỏe yếu nên tránh sử dụng ngải cứu

Cần lưu ý, cách chữa đau đầu bằng ngải cứu chỉ là giải pháp điều trị triệu chứng tạm thời, không có khả năng tác động vào nguyên nhân gây đau đầu. Do đó, người bệnh không nên quá kỳ vọng vào các cách trị đau đầu bằng ngải cứu tại nhà.

Theo các chuyên gia, muốn điều trị dứt điểm đau đầu, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để biết nguyên nhân gây tổn thương thực thể. Kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh và bổ sung một số dưỡng chất đã được nghiên cứu, chứng minh có khả năng chống lại tình trạng gốc tự do tăng sinh quá mức - một trong những tác nhân gây đau đầu và nuôi dưỡng tế bào não khỏe mạnh như Blueberry và Ginkgo Biloba (thành phần chính của bacsitructuyen.edu.vn).

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, trong quả Blueberry (việt quất) có chứa hai hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene có kết cấu phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, nuôi dưỡng và phục hồi các mạch máu não đã bị tổn thương, kích thích tăng cường tuần hoàn máu lên não. Từ đó, cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu, đau nửa đầu và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

Trong khi đó, hoạt chất Bilobalide trong Ginkgo Biloba (bạch quả) được chứng minh khả năng làm tăng tính thấm hàng rào máu não, giúp các dưỡng chất đặc hiệu từ Blueberry tiến vào não nhanh hơn. Sự kết hợp giữa Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não bacsitructuyen.edu.vn) giúp nhân đôi hiệu quả chống gốc tự do, hoạt huyết não, phòng ngừa và cải thiện đau đầu một cách an toàn và hiệu quả từ gốc.

Xem thêm: Thuốc Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt, Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt

*

bacsitructuyen.edu.vn với thành phần chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba giúp chống gốc tự do, cải thiện đau đầu an toàn, hiệu quả từ gốc

Tóm lại, hiệu quả của các cách chữa đau đầu bằng ngải cứu phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh và rất nhiều yếu tố khác. Và để đạt được hiệu quả tốt nhất khi điều trị đau đầu, ngoài sử dụng ngải cứu, đừng quên bổ sung dưỡng chất thiên nhiên cho não bộ để chống gốc tự do, bảo vệ thành mạch máu và chăm sóc não tốt hơn.