Tổng quan
Định nghĩa
Suy tim là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bởi các triệu chứng cơ năng (khó thở, phù mắt cá chân, mệt mỏi) và thực thể (nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại vi, sung huyết phổi) gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim dẫn đến giảm cung lượng tim và/hoặc tăng áp lực trong buồng tim lúc nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức.
Bạn đang xem: Phác đồ điều trị suy tim
Định nghĩa hiện tại của suy tim giới hạn ở giai đoạn khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện rõ ràng. Trước khi triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân có thể có bất thường về cấu trúc và/hoặc chức năng tim (rối loạn chức năng tâm thu hoặc tâm trương) là tiền đề cho suy tim tiến triển. Nhận thức được nguy cơ này là rất quan trọng vì nó liên quan tới tiên lượng xấu và việc bắt đầu điều trị ở giai đoạn này có thể làm giảm nguy cơ tử vong.
Dịch tễ và tiên lượng
Suy tim là bệnh lý tim mạch có tốc độ gia tăng nhanh nhất, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, chiếm khoảng 2 – 3% dân số nói chung và lên đến 10 – 20% ở nhóm trên 70 tuổi. Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ gần đây chỉ ra việc điều trị tích cực giúp cải thiện tỷ lệ sống còn, tuy nhiên tiên lượng chung vẫn rất nặng nề với tỷ lệ tử vong trong 5 năm lên đến 50%. Nguyên nhân tử vong có thể do suy tim tiến triển hoặc thứ phát do các rối loạn nhịp thất. Tỷ lệ tái nhập viện hàng năm lên đến 50% và đưa đến gánh nặng bệnh tật cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia.
Sinh lý bệnh
Nguồn gốc dẫn đến các triệu chứng của suy tim vẫn chưa được rõ ràng. Có thể từ một biến cố ban đầu (nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, quá tải thể tích hoặc áp lực) gây tổn thương cơ tim, dẫn đến tăng áp lực lên thành tim. Theo sau là sự hoạt hóa nhiều hệ thống thần kinh – nội tiết bao gồm hệ renin-angiotensin-aldosterone, hệ thần kinh giao cảm và giải phóng các cytokine như yếu tố hoại tử u (TNF). Hoạt hóa hệ thần kinh – nội tiết cũng kéo theo sự thay đổi cấu trúc và chuyển hóa của hệ cơ xương ngoại vi và bất thường các phản xạ chức năng của hệ thống tim phổi như phản xạ giảm nhịp tim và phản xạ giảm áp. Những rối loạn trên làm gia tăng áp lực lên thành tim kéo theo một vòng xoắn bệnh lý.
Hình 10.8: Phác đồ xử trí suy tim cấp (theo ESC – 2016)
(Thuốc tăng co bóp cơ tim: Dobutamine, dopamin; Thuốc co mạch: Norepinephrine)
Chú thích: HATT: Huyết áp tâm thu; ESC: Hội Tim mạch châu Âu
Một số nhóm thuốc được sử dụng trong bệnh cảnh suy tim cấp
Bảng 10.13: Các thuốc dùng trong suy tim cấp
Thuốc | Liều lượng – Đường dùng |
Dobutamine | 2 – 20 µg/kg/min. |
Dopamine | 3 – 5 µg/kg/min (Tác dụng tăng co bóp cơ tim) > 5 Iig/kg/min (Tác dụng co mạch). |
Norepinephrine | 0,2 – 1 µg/kg/min. |
Epinephrine | 0,05 – 0,5 µg/kg/min. |
Milrinone | Khởi đầu: 25 – 75 µg/kg trong 10 – 20 phút. Duy trì 0,375 – 0,75µg/kg/min. |
Nitroglycerine | Khởi đầu 10 – 20 µg/min. có thể nâng liều tới 200µg/min. |
Furosemide | Khởi đầu: 20 – 40 mg, tăng liều phụ thuộc đáp ứng. |
Suy tim cung lượng tim cao
Khi nhu cầu tăng cao, cách duy nhất để đáp ứng nhu cầu oxy của mô ngoại vi là tăng cung lượng tim. Nếu có một bệnh tim nào đó, quả tim sẽ không đủ khả năng để tăng cung lượng trong một thời gian dài và hậu quả dẫn đến suy tim.
Các nguyên nhân của suy tim cung lượng tim cao:
Thiếu máu
Thông động tĩnh mạch
Bệnh mạch máu
Giãn mao mạch xuất huyết di truyền (còn gọi là hội chứng Osler-Weber-Rendu)
U nội mạch máu ở gan
Mang thai
Bệnh tế bào khổng lồ
Nhiễm độc giáp
Bệnh tim Beri-beri
Bệnh Paget xương
Loạn sản xơ
Tăng sinh hồng cầu
Hội chứng carcinoid
Đa u tủy xương
Thiếu máu
Khi mức hemoglobin dưới 80 g/L, tình trạng thiếu máu dẫn đến cung lượng tim cao. Tuy nhiên, thiếu máu nặng hiếm khi gây ra suy tim hoặc đau ngực ở bệnh nhân với tim bình thường. Cần cố gắng xác định nguyên nhân của thiếu máu.
Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi tại giường và truyền khối hồng cầu, dùng kèm với thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch khi truyền máu. Hemoglobin nên duy trì trên mức 90 100 g/L.
Thông động tĩnh mạch hệ thống
Sự gia tăng cung lượng tim phụ thuộc vào kích thước của lỗ thông. Dấu hiệu Branham là dấu hiệu nhịp tim chậm đi sau khi ép tay lên chỗ thông. Phẫu thuật sửa hoặc cắt bỏ là điều trị lý tưởng.
Thai sản
(Xem Chương XV: Bệnh tim và thai nghén)
Nhiễm độc giáp
Tăng nồng độ thyroxin làm tăng nhịp tim và độ co bóp cơ tim, giảm sức cản mạch hệ thống, và tăng hoạt động giao cảm. Nhiễm độc giáp thường không khởi phát suy tim trừ khi có sự giảm nặng dự trữ tim. Rung nhĩ xảy ra ở khoảng 10% số bệnh nhân, làm khởi phát suy tim. Yếu cơ hô hấp có thể là nguyên nhân của khó thở.
Bệnh beri-beri
(Xem Chương XVII: Một số bệnh tim mạch khác do nhiễm trùng hoặc rối loạn dinh dưỡng, Mục 6. Bệnh Beri-Beri)
Bệnh paget
Bệnh Paget xương hay còn gọi là viêm xương biến dạng, là do quá trình chuyển hóa xương bị rối loạn gây ra các triệu chứng đau, biến dạng, thậm chí là gãy xương. Có mối liên quan mật thiết giữa phạm vi các tổn thương xương và s ự gia tăng cung lư ợ ng tim , ít nhất khoảng 15% hệ xương trước khi xu ất hiện sự gia tăng cung lượng tim được nh ận thấy và bệnh nhân có thể dung nạp tốt ở giai đoạn đầu trong vài năm.
Những bệnh van tim đồng mắc hoặc thiếu máu cơ tim dẫn đến tình trạng mất bù. Điều trị thành công bệnh Paget với b iphosphon at có thể gi úp khôi phục cung lượng tim trong một vài tháng.
Mã ICD – 10: Suy tim
I50.20 | Suy tim tâm thu không đặc hiệu |
I50.21 | Suy tim tâm thu cấp tính |
I50.22 | Suy tim tâm thu mạn tính |
I50.23 | Đợt cấp suy tim tâm thu mạn tính |
I50.30 | Suy tim tâm trương không đặc hiệu |
I50.31 | Suy tim tâm trương cấp tính |
I50.32 | Suy tim tâm trương mạn tính |
I50.33 | Đợt cấp suy tim tâm trương mạn tính |
I50.40 | Suy tim tâm trương và tâm thu kết hợp không đặc hiệu |
I50.41 | Suy tim tâm trương và tâm thu kết hợp cấp tính |
I50.42 | Suy tim tâm trương và tâm thu kết hợp mạn tính |
I50.43 | Đợt cấp suy tim tâm trương và tâm thu kết hợp mạn tính |
I50.9 | Suy tim, không đặc hiệu |
Tài liệu tham khảo
Khan M.I.G. (2015), Cardiac drug therapy, Humana Press, New York.
Opie L, Gersh B (2013). Drugs for the Heart. 8th edn. Philadelphia: Elsevier Saunders. Mann, D. L., Zipes, D. P., Libby, P., Bonow, R. O., & Braunwald, E. (2015). Braunwald’s heart disease: A textbook of cardiovascular medicine (10th edition.). Philadelphia, PA:
Elsevier/Saunders.
Kasper, D. L., Fauci, A. S., Hauser, S. L., Longo, D. L. 1., Jameson, J. L., & Loscalzo, J. (2015).
Harrison’s principles of internal medicine (19th edition.). New York: McGraw Hill Education.
Foster, C. (2016). The Washington manual of medical therapeutics . 35th edn. Philadelphia,
Pa, Wolters Kluwer/Lippincott Williams & Wilkins
Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim 2015.
Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam.
Authors/Task Force Members, Dickstein K., Vardas P.E., et al. (2010). 2010 Focused Update of ESC Guidelines on device therapy in heart failure: An update of the 2008 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure and the 2007 ESC guidelines for cardiac and resynchronization therapy Developed with the special contribution of the Heart Failure Association and the European Heart Rhythm Association.
European Heart Journal, 31(21), 2677-2687.
Yancy C.W., Jessup M., Bozkurt B., et al. (2013). 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure. Journal of the American College of Cardiology, 62(16), e147e239.
2013 ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy: The Task
Force on cardiac pacing and resynchronization therapy of the European Society of Cardiology (ESC). Developed in collaboration with the European Heart Rhythm Association (EHRA). European Heart Journal, 34(29), 2281-2329.
Ponikowski P., Voors A.A., Anker S.D., et al. (2016). 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal, 37(27), 2129-2200.
Yancy C.W., Januzzi J.L., Allen L.A., et al. (2018). 2017 ACC Expert Consensus Decision
Pathway for Optimization of Heart Failure Treatment: Answers to 10 Pivotal Issues About Heart Failure With Reduced Ejection Fraction. Journal of the American College of Cardiology, 71(2), 201-230.
Xem thêm: Cách Chữa Đái Dầm Ở Trẻ Em, Cách Điều Trị Bệnh Đái Dầm Ở Trẻ Em
Yancy C.W., Jessup M., Bozkurt B., et al. (2017). 2017 ACC/AHA/HFSA Focused Update of the 2013 ACCF/AHA Guideline for the Management of Heart Failure. Journal of the American College of Cardiology, 70(6), 776-803.