Để kiểm soát bệnh mạch vành, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, dùng thuốc trị mạch vành và phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể. Quá trình theo dõi bệnh đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với chuyên gia tim mạch. Vậy người bệnh mạch vành uống thuốc gì và còn có những lựa chọn nào khác?


Trả lời cho câu hỏi bệnh mạch vành uống thuốc gì, các bác sĩ cho biết có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị mạch vành, bao gồm:

Thuốc điều chỉnh cholesterol: Những loại thuốc này làm giảm (hoặc sửa đổi) chất lắng đọng trên động mạch vành. Kết quả là mức cholesterol sẽ giảm, đặc biệt là lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay còn gọi là cholesterol “xấu”. Bác sĩ có thể chọn nhiều loại thuốc điều trị mạch vành nhóm này, bao gồm statin, niacin, fibrat và chất cô lập axit mật.Thuốc chặn canxi: Những loại thuốc chữa bệnh mạch vành này có thể được sử dụng kết hợp cùng với thuốc chẹn beta khi dùng đơn lẻ không hiệu quả, hoặc dùng thay thế nếu chống chỉ định thuốc chẹn beta. Nhóm thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng đau ngực.Nitroglycerin: Nitroglycerin dạng viên nén, thuốc xịt và miếng dán có thể kiểm soát cơn đau ngực bằng cách tạm thời làm giãn động mạch vành và giảm nhu cầu máu của tim.

Bạn đang xem: Thuốc điều trị bệnh mạch vành


2. Các lựa chọn thay thế thuốc trong điều trị bệnh mạch vành


Nhìn chung, điều trị bệnh động mạch vành thường bao gồm thay đổi lối sống, chỉ dùng thuốc và một số thủ thuật y tế khi thực sự cần thiết.


2.1. Thay đổi lối sống


Thực hiện những thay đổi lối sống lành mạnh sau đây có thể thúc đẩy các động mạch khỏe mạnh hơn:

Chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt. Tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, đồng thời giảm muối và đường. Ăn 1 - 2 phần cá mỗi tuần cũng có thể giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Thậm chí dù chỉ giảm một ít trọng lượng dư thừa cũng có thể giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành.Giảm căng thẳng: Hạn chế stress, thực hành các kỹ thuật lành mạnh để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như thư giãn cơ và thở sâu.
thuốc điều trị bệnh mạch vành
Sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành

2.2. Quy trình phục hồi và cải thiện lưu lượng máu


Quy trình phục hồi và cải thiện lưu lượng máu, đôi khi cần điều trị tích cực hơn bằng kỹ thuật:

Bác sĩ sẽ chèn một ống thông dài và mỏng (catheter) vào phần động mạch bị thu hẹp. Một sợi dây với một quả bóng hơi được đưa qua ống thông đến vùng bị hẹp. Sau đó, quả bóng sẽ được bơm căng, nén các cặn bẩn vào thành động mạch. Một stent thường được để lại bên trong và giải phóng thuốc từ từ để giữ cho động mạch mở.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một mạch từ bộ phận khác của cơ thể để bắc qua các động mạch vành bị tắc. Kỹ thuật này cho phép máu chảy xung quanh động mạch vành bị tắc hoặc hẹp, thường được chỉ định cho những bệnh nhân có nhiều động mạch vành bị hẹp.


2.3. Biện pháp khắc phục tại nhà


Để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngoài dùng thuốc điều trị mạch vành, bạn cũng nên:

Kiểm soát huyết áp: Yêu cầu bác sĩ đo huyết áp cho bạn ít nhất 2 năm một lần. Bạn nên đo thường xuyên hơn nếu huyết áp cao hơn bình thường hoặc có tiền sử bệnh tim. Huyết áp tối ưu là dưới 120 mmHg tâm trương và 80 mmHg tâm thu.Kiểm soát bệnh tiểu đường: Nếu bạn bị tiểu đường, quản lý chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.Tránh hoặc hạn chế rượu: Nếu không thể tránh hoàn toàn, hãy uống rượu có chừng mực. Người lớn khỏe mạnh chỉ được uống tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.Phục hồi chức năng tim: Nếu đã phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bạn tham gia phục hồi chức năng tim - một chương trình giáo dục, tư vấn và đào tạo tập thể dục được thiết kế nhằm cải thiện sức khỏe của người bệnh.Khám sức khỏe định kỳ: Một số yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành như cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn.

2.4. Liều thuốc thay thế


Axit béo omega-3 là một loại axit béo không bão hòa, có tác dụng giảm viêm khắp cơ thể, yếu tố góp phần gây ra bệnh mạch vành. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chứng minh điều này.

Hạt lanh và dầu hạt lanh: Hạt lanh và dầu hạt lanh cũng chứa các axit béo omega-3 có lợi, mặc dù không hiệu quả như cá. Vỏ hạt lanh cũng chứa chất xơ hòa tan, có thể tránh táo bón. Cần nghiên cứu thêm để xác định xem hạt lanh có thể giúp giảm cholesterol trong máu hay không.Các nguồn axit béo omega-3 khác trong chế độ ăn uống (dầu hạt cải, đậu nành và dầu đậu nành): Những loại thực phẩm này chứa một lượng nhỏ axit béo omega-3, có lợi ích đối với sức khỏe tim mạch nhưng không mạnh bằng cá và dầu cá.

Xung quanh vấn đề bệnh mạch vành uống thuốc gì, các chất bổ sung dưới đây cũng có thể giúp giảm huyết áp hoặc mức cholesterol - hai yếu tố góp phần gây ra bệnh:

Axit alpha-linolenicLúa mạchCa caoCoenzyme Q10Chất xơ, bao gồm cám yến mạch có trong bột yến mạch và yến mạch nguyên hạtTỏiStanols và sterol thực vật (có trong thực phẩm bổ sung và một số loại bơ thực vật),
thuốc điều trị bệnh mạch vành
Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy các động mạch khỏe mạnh hơn

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành


Khi chống cơn đau thắt ngực - triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành bằng các thuốc giãn mạch, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, như chóng mặt, đau đầu, ho khan, táo bón... Khi có các triệu chứng này, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh thuốc trị mạch vành và tìm biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, như đã đề cập, tăng huyết áp và tiểu đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa. Khi mắc những tình trạng này cùng với bệnh mạch vành sẽ khiến bệnh diễn tiến xấu hơn. Do đó, người bệnh cần dùng đồng thời thuốc điều trị các bệnh mắc kèm, kiểm soát cả huyết áp và đường máu. Bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các loại thuốc khác nhau và liều lượng cụ thể tùy vào sức khỏe của mỗi người.

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm một loại thuốc chữa bệnh mạch vành không kê đơn mới hoặc chất bổ sung vào kế hoạch điều trị. Một số loại thuốc và chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc khác, gây ra tác dụng phụ hoặc làm cho thuốc kém hiệu quả hơn. Để nhanh chóng kiểm soát bệnh và phòng tránh biến chứng, bạn cần thăm khám và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

Khoa Tim mạch của bacsitructuyen.edu.vn luôn nhận được nhiều sự tán dương, hài lòng từ khách hàng trong nước & quốc tế, là những người tiên phong ứng dụng thành công những kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới trong điều trị các bệnh lý tim mạch.

Ứng dụng các kỹ thuật tim mạch chuyên sâu tiên tiến nhất trên thế giới trong điều trị: Mổ tim hở không đau; Can thiệp động mạch chủ qua da không gây mê toàn thân; Điều trị hở van 2 lá qua đường ống thông có tỉ lệ thành công 95%; Cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối kéo dài cuộc sống chất lượng trên 7 năm.Hợp tác với các Trung tâm tim mạch hàng đầu Việt Nam và thế giới như: Viện Tim mạch quốc gia, Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội, Đại học Paris Descartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ)... với mục đích cập nhật các phương pháp điều trị tim mạch hiện đại nhất trên thế giới.

Xem thêm: 10+ Cách Chữa Rạn Da Ở Bắp Chân Tại Nhà Hiệu Quả Cho Người Mới Bị Rạn

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ hàng đầu của khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế bacsitructuyen.edu.vn, Quý Khách vui lòng nhấn vào nút “Liên hệ” trên website, hoặc đăng ký khám trực tuyến.