Cách chữa bệnh lười học mùa thi rất hiệu quả. Đây là căn bệnh mà rất nhiều teen mắc phải, giờ thì hãy nghiêm túc điều trị căn bệnh nan ý này nhé.

Bạn đang xem: Cách chữa bệnh lười học

CÁCH CHỮA BỆNH LƯỜI HỌC

Cứ đến mùa thi là sĩ tử nhà ta lại ỉ ôi thở than đủ kiểu, nào là gật gù không thể nào tập trung được, nào là cứ ngồi vào màn hình hết mó cái nọ lại nghịch ngợm cái kia, thôi thì đủ bệnh. Điểm lại mấy chứng bệnh của teen mình để cứu chữa kịp thời xem thế nào nhá:

Mỗi ngày 24 tiếng/ quản lý hiệu quả như nào?

Thời gian là vàng. Ảnh minh họa.

Ai thì cũng chỉ có 24 tiếng để giải quyết mọi việc. Nhưng có bạn lại học rất tốt, có bạn lại ì ạch mãi chẳng làm được gì. Rõ ràng, cách chúng ta sử dụng tài sản quý giá này là khác nhau. Bí quyết đơn giản là học cách nói “không” với những việc ngoài “luồng”.

Thời gian là vàng. Nghĩa là nếu biết tận dụng nó, bạn có thể biến thời gian thành tiền bạc, khi hoàn thành sớm công việc, bạn có thể nghỉ xả hơi. Lên kế hoạch cho mình và đừng để bất cứ việc gì lấn át bạn.

Có kế hoạch to, những cũng có những nhiệm vụ nhỏ. Hoàn thành từng cái nhỏ bạn sẽ tiến lên cái lớn đó.

Tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn nếu bạn tận dụng tối đa 1 tiếng đồng hồ để làm một việc nào đó, thay vì mất 2-3 tiếng liền tù tì mà không nghỉ ngơi. Học ngoại ngữ áp dụng phương pháp này thì tuyệt cú mèo, chỉ cần 1 tiếng bạn tập trung học sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn “ôm sách” cả ngày mà tư tưởng cứ lửng lửng lơ lơ.

Không nên nóng vội, đặc biệt khi giải quyết các công việc khó khăn, đi tìm mấu chốt đơn giản nhất có thể để hoàn thành công việc của mình.

Khích lệ mình bằng phần thưởng

Việc học hiệu quả nhất khi tinh thần cảm thấy thoải mái. Vậy để duy trì trạng thái này thì tại sao chúng mình không tự thưởng cho bản thân mình nhưng món quà ý nghĩ sau những sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.Trong quá trình học tập, việc tự treo giải thưởng ở cuối đoạn đường sẽ giúp bạn có “động lực” học tập.

Một chiếc áo xinh, một chuyến đi chơi cùng bạn bè... là những món quà vô cùng ý nghĩa đối với bản thân. Nó sẽ khiến bạn thích thúc và yêu bản thân mình hơn và sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thành việc học một cách ngon ơ. Còn gì thú vị hơn khi vừa học giỏi, vừa có quà các bạn nhỉ!.

Học và hành sóng đôi

Bạn có thể nhớ rất nhanh, thuộc cả một bài thơ dài nhưng bạn có biết rằng, không thực hành thì nhưng gì bạn “thuộc lòng” nhanh chóng biến mất.

Đó là lý do mà có những sĩ tử bước vào phòng thi là... choáng váng vì không hiểu làm sao mà mình nhớ câu trước nhưng quên câu sau. Gắn các bài học với thực tế cũng là một cách quan trọng và cốt lõi để chúng mình không quên kiến thức đấy.

Việc gắn kiến thức sách vở với thực tiễn tùy cách bạn áp dụng. Ví dụ môn Văn, bạn chịu khó quan sát ở bên ngoài, môn Sử học qua các phương pháp khác nhau, Hóa và Vật Lý gắn với các hiện tượng tự nhiên chẳng hạn. Kết hợp hài hòa, bạn sẽ tự tin khi bước vào phòng thi đấy nhá!

Ố ố: Học vì ngày mai lập nghiệp!

Câu này quá quen thuộc rồi. Nhưng không phải bạn nào cũng hiểu tại sao phải học, học để ngày mai lập nghiệp để làm gì?

Bạn muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, hay một ca sĩ nổi tiếng? Tất cả đều phụ thuộc vào bạn có được có một nền kiến thức tốt, một kết quả học tập tốt và sự say mê trong học tập hay không. Nếu không có những yếu tố trên thì giấc mơ của bạn vẫn mãi ngủ yên trong tiềm thức. Cho dù nghề nghiệp tương lai của bạn không đòi hỏi phải có bằng cấp, nhưng nó được đánh giá qua hiệu quả công việc cũng như khả năng ứng biến của bạn trong công việc. Bạn sẽ xử lý sao khi được giao cho một công việc mà kiến thức chuyên ngành, nền tảng tri thức không có. Cũng có thể nhiều teen ỷ lại cha mẹ. Nhưng những suy nghĩ như vậy khiến cho căn bệnh lười học càng nặng hơn.

Muốn xây nhà cho tương lai, thì phải xây cho mình một nền móng tri thức vững chắc trước đã. Dù bạn đam mê bất cứ môn học gì, cũng đều có ý nghĩa nhất định cả đấy!

Đôi bạn cùng tiến - Để cho trí tưởng tượng bay xa

friendship forever... Ảnh minh họa: Internet.

"Học thầy không tày học bạn" hay "Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li". Vì thế, thật vui khi bên bạn luôn có những đối thủ xứng đáng để bạn phải suy nghĩ, tìm cách "trừng trị", sự ganh đua, không để cho ai vượt mình và không ai được phép vượt mình là tố chất giúp bạn thành công đấy.

Trong học tập, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một không gian học tập thoáng đãng. Sự thoáng đãng không đơn giản là một góc học tập chẳng bị ai làm phiền, quan trọng hơn là sự thoáng đãng trong chính tâm hồn mình cơ, loại bỏ ra khỏi đầu những tiếng ồn ã xung quanh làm bạn mất tập trung, đảm bảo độ sáng cho nơi học của bạn. Sắp xếp mọi thứ gọn gàng nhất có thể, tiện đâu là lấy đấy. Chúc các teen thành công mùa thi tới nhé!

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TEEN LƯỜI HỌC

Dấu hiệu nhận biết những teen “ghét học” là bộ dạng ỉu xìu khi vào tiết, đặc biệt là gương mặt biểu cảm kiểu “dị ứng” với các câu hỏi giáo viên đặt ra. Hầu hết các bạn đều “nói không với phát biểu trong giờ học”. Để khắc phục tình trạng này, một số thầy cô đã đưa ra kế sách: “Trong buổi học, nếu phát biểu ít hơn 2 lần, teen bị phạt”. Hình thức “nộp phạt” là xung vào quỹ lớp với mức vừa phải, thường là từ 5k-10k, không quá nhiều nhưng đủ để những teen lười học mất đi bữa ăn sáng được nhiều thầy cô sử dụng.

*

Ai phát biểu ít sẽ bị nộp phạt xung quỹ lớp

Minh Cường (teen trường THPT Sào Nam, Quảng Nam) mếu máo: “Tóc có sợi dài, sợi ngắn. Lớp có bạn học tệ, bạn học tốt. Thầy giáo cứ bắt bọn mình phải phát biểu đều đặn nếu không sẽ phải… nuôi em lợn 5k. Hic”.

Ngược lại, bạn cùng lớp với Cường, Tuyết Nhung hớn hở nói: “Hầu như những bạn nào trước đây chưa từng phát biểu mới sợ hình phạt này thôi, riêng thủ quỹ lớp thì có vẻ rất hào hứng. Bọn mình cũng hơi bị thích sáng kiến này của thầy giáo để lớp chăm phát biểu hơn”.

Nói chuyện trong giờ: Tập cuốc cỏ dại

Mỗi trường THPT đều có một sân bóng khá rộng rãi để phục vụ cho giờ thể dục hoặc các bồn hoa xung quanh văn phòng trường. Với những teen chẳng may mắc bệnh “buôn dưa lê, bán dưa chuột” trong giờ học thì việc làm bạn với các bãi cỏ trống này là chuyện bình thường ở huyện. Đặc biệt, một số trường còn thiết kế hẳn một sân cỏ dại dành riêng cho các học sinh cá biệt “tập cuốc cỏ” – hình phạt sau khi các bạn bị phát hiện đang “buôn bán các loại dưa” trong lớp.

*

Sân cỏ trở thành “điểm đến” cho những teen mắc bệnh “buôn dưa” trong giờ học

Thu Hằng (cựu học sinh THPT Nguyễn Khuyến, HN) chia sẻ: “Nhớ ngày đấy mình thường xuyên có mặt ở khu cỏ dại sau trường để lao động công ích vì trong giờ nói chuyện quá nhiều. Có tuần, phải đi lao động 3-4 hôm. Mình để ý thấy các trường khác cũng phạt như thế này”.

Trung Quân (THPT Phan Chu Trinh, Đà Nẵng) hồn nhiên cho rằng: “Hình phạt này chỉ hợp với mấy bạn gái thôi, tụi con trai ít nói hiếm có khi bị phạt. Mà nếu có bị phạt thì cũng nhẹ nhàng mà”. Tuy vậy, Quân cho biết cậu bạn rất “sợ” bị phạt “tập cuốc cỏ” vì từ nhỏ đến lớn chưa biết cái cuốc là gì?

Không làm bài tập, có tên trong sổ đầu bài: Một thân một bàn

Hạn chế tối đa teen ỉ lại bạn bè và chểnh mảng việc làm bài tập về nhà, các thầy cô cũng đã có cách “chuyên trị” đặc hiệu: dành cho các bạn một bàn riêng, được đặt ở vị trí nổi bật nhất lớp (thường là trên cùng). Ngoài ra, chép phạt cũng là nỗi ám ảnh quen thuộc của những teen lười nhác, tuy nhiên hình thức này đang dần được hạn chế vì “tính sát thương” không cao.

Xem thêm: Điều Trị Viêm Lỗ Chân Lông Ở Bắp Tay Và Cách Trị Tận Gốc Bằng Thảo Dược

*

Chẳng ai muốn phải ngồi một bàn như lúc đi thi cả nhỉ?

Một thân một bàn, teen không thể copy bài, không có ai để nhao nhao làm mất trật tự trong giờ học. Nhưng hiệu quả có lẽ nằm ở việc thầy cô đã biết cách đánh vào tâm lí của trò lười, từ việc xấu hổ với các bạn trong lớp, teen sẽ tự giác học hành chăm chỉ hơn. Thu Hằng (THPT Chu Văn An, HN) thừa nhận: “Các bạn lớn cả rồi, ai bị thầy cô phạt như vậy không thay đổi mới lạ. Hình phạt này tưởng nhỏ như con thỏ nhưng lại hiệu nghiệm phết”.

Những hình phạt không chỉ giúp teen trưởng thành, tự giác học tập hơn mà còn là “thước đo” ý thức của mỗi teen. Thời học sinh sẽ rất đáng nhớ nếu chúng ta biết cách để lại dấu ấn và kỉ niệm đẹp với thầy, cô. Và tất nhiên, con đường ấy sẽ không có chỗ cho những hình phạt, đúng không nào?