Mùa đông khô lạnh rất dễ khiến làn da mỏng manh của bé bị tổn thương. Da quá khô hoặc mất cân bằng ẩm có thể khiến bé gặp phải chứng nẻ mặt hoặc kích ứng rất khó chịu. Cùng Momo Rabbit tìm hiểu bí quyết chữa nẻ mặt cho trẻ sơ sinh để làn da luôn khoẻ mạnh, mịn màng mẹ nhé.

Bạn đang xem: Cách chữa nẻ mặt cho bé

Chứng nẻ mặt ở trẻ sơ sinh

*

Da bé mỏng lắm mẹ ơi, lạnh khô là nẻ ngay, tội bé lắm

Làn da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng ⅕ so với người trưởng thành nên bố mẹ dễ dàng nhìn thấy những mạch máu li ti dưới da bé. Chính vì làn da còn mỏng như vậy nên bé rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố thời tiết, quần áo, hoá chất, thực phẩm …

Nứt nẻ trên da bé là hiện tượng khi da bé bị mất đi độ ẩm nên bị khô, đóng vảy, bong tróc. Nứt nẻ thường thấy trên các vùng da mặt của bé, khiến bé chịu nhiều khó chịu, đau đớn.

Nẻ mặt ở trẻ sơ sinh thường xảy ra vào mùa đông khi nhiệt độ thấp, trời khô làm giảm độ ẩm tự nhiên trên da bé. Sở dĩ da bé thường bị nẻ nhiều hơn người lớn còn vì da bé chưa có tuyến bã nhờn cung cấp độ ẩm thường xuyên cho da. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác cũng khiến bé bị nẻ mặt như tắm nước nóng, tiếp xúc với ánh mặt trời, môi trường nhiều khói bụi, da bé được vệ sinh kém, do tác nhân của dầu tắm gội hoặc do thực phẩm gây dị ứng.

Cách ngăn ngừa nẻ mặt ở trẻ sơ sinh

*

Ngừa nẻ mặt không khó nhưng mẹ cần để ý ngay từ những việc nhỏ nhất

Để hạn chế hiện tượng nẻ mặt và bảo vệ làn da bé mẹ cần lưu ý chăm sóc da bé thường xuyên, cung cấp độ ẩm cho da, giảm tiếp xúc với các tác nhân có thể gây ra khô da, nẻ da, hăm tã.

Khi vệ sinh cho bé và khi tắm, Momo Rabbit lưu ý mẹ không nên sử dụng nước quá nóng bởi nước nóng gây khô da, mất độ ẩm tự nhiên trên da gây nứt nẻ. Mẹ chi nên sử dụng nước ấm nhỉnh hơn nhiệt độ cơ thể một chút là đủ để không làm bé lạnh.

Thoa kem dưỡng ẩm cho bé hàng ngày vào buổi sáng và sau khi tắm xong nếu thời tiết quá khô. Mẹ nhớ chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp với độ tuổi của bé, thoa một lớp mỏng để không gây bít lỗ chân lông. Nếu da bé có dấu hiệu mẫn cảm với kem, nổi mụn, mẩn đỏ mẹ cần dừng sử dụng ngay và rửa sạch da cho bé.

Mẹ không nên chọn mua những loại dầu tắm có chất làm sạch quá mạnh, sẽ gây tổn hại cho làn da mỏng của bé. Mẹ chỉ nên chọn những loại dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên, cung cấp ẩm vừa phải. Những loại sữa tắm gội quá nhiều chất dưỡng ẩm cũng không nên sử dụng bởi khiến da bé nhờn, thời gian tắm lâu bé dễ nhiễm lạnh hơn.

Dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe làn da bé. Mẹ nên bổ sung cho bé đầy đủ vitamin và dưỡng chất cân bằng qua các bữa ăn hoặc sữa mẹ. Tuyệt đối nên tránh những thứ có khả năng gây nóng trong cho mẹ (nếu bé bú sữa mẹ) và trong thực phẩm của bé (nếu bé đã bắt đầu ăn dặm).

Ngoài nẻ mặt, mùa đông mẹ còn thấy bé dễ bị hăm tã hơn bình thường bởi nhiều khi mẹ ngại thay bỉm, rửa ráy cho bé vì sợ bé lạnh, cộng với việc quần áo quá dày, bỉm dày cũng khiến bé tăng nguy cơ hăm tã. Vì vậy, mùa đông mẹ nên chọn bỉm mỏng như Momo Rabbit, chăm thay bỉm cho bé đúng giờ, vệ sinh cẩn thận các khe kẽ và bôi kem ngừa hăm cho bé thường xuyên.

Chữa nẻ mặt cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc

Khi bé bị nẻ mặt mẹ có thể không cần vội vàng dùng thuốc Tây y ngay cho bé mà có thể tham khảo sử dụng một số dưỡng chất từ thiên nhiên khác.

Dầu dừa

*

Dầu dừa là phương thuốc dưỡng ẩmthiên nhiên tốt nhất

Dầu dừa là loại thuốc trị da khô nẻ tuyệt vời từ thiên nhiên. Không chỉ làm dịu làn da đang bị kích ứng, dầu dừa còn ngăn ngừa da bị nhiễm vi khuẩn. Dầu dừa cũng không gây bít, tắc lỗ chân lông, thẩm thấu nhanh qua da và rất dễ lau rửa. Chấm một chút dầu dừa lên đầu tăm bông hoặc ngón tay rồi xoa nhẹ lên da bé, massage nhẹ nhàng là cách hữu hiệu để chữa nẻ mặt ở trẻ sơ sinh vào mùa đông.

Mật ong

*

Sử dụng mật ong đúng cách giúp chữa nẻ hiệu quả

Thuộc tính dưỡng ẩm của mật ong khiến cho sản vật tự nhiên này thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Mật ong có khả năng hấp thu nước, giữ lại trên da, cung cấp độ ẩm, giúp làn da khỏe mạnh, mềm mại. Mẹ có thể hoà mật ong cùng sữa tươi để thoa lên da cho bé giúp bé khỏi bệnh nẻ mặt, đồng thời dưỡng ẩm cho da. Mẹ nhớ lau sạch da bé bằng khăn ấm sau 15 phút để loại bỏ phần bám dư thừa trên da.

Xem thêm: Cách Chữa Ra Mồ Hôi Tay Chân ? Cách Chữa Trị Bệnh Ra Mồ Hôi Tay Chân

Dầu olive

*

Sử dụng dầu olive cũng rất hiệu quả để dưỡng ẩm và chữa nẻ cho bé

Cũng giống như dầu dừa và mật ong, dầu olive hoàn toàn có nguồn gốc thiên nhiên, có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu làn da tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy mẹ cũng có thể sử dụng dầu olive pha loãng để thoa nhẹ lên da của bé và lau sạch sau 15 phút.

Để làn da bé yêu luôn mịn màng, hồng hào và nói không với nẻ hay kích ứng trong mùa đông lạnh mẹ hãy chịu khó chăm sóc da cho bé thường xuyên. Với những thông tin về chứng nẻ mặt ở trẻ sơ sinh nêu trong bài viết, Momo Rabbit mang tới cho mẹ những kiến thức hữu ích để chăm sóc da bé đúng cách mỗi ngày và sử dụng các phương pháp gần gũi, tự nhiên nhất cho da bé. Chúc các bé luôn có làn da khỏe mạnh và luôn xinh xắn, đáng yêu nhé!