Nếu không được điều trị sớm, bệnh trĩ có thể gây ra những hậu quả khó lường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Bác sĩ Bệnh viện bacsitructuyen.edu.vn sẽ cung cấp thông tin về các phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh khó chịu này.

Bạn đang xem: Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả


Lưu ý nguyên tắc điều trị trĩ:

Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.Chỉ điều trị trĩ khi có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ độ I và đa số là trĩ độ II.

Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì, ngũ cốc) và các chất làm mềm phân, uống thêm nước.Tránh rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ.Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.

Tiêm xơ chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu. Thủ thuật tiêm xơ sẽ thực hiện bằng cách bơm 1 - 2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.Quang đông hồng ngoại chỉ định cho trĩ độ I, II.Đốt lase búi trĩ chỉ định cho trĩ độ II.

Lưu ý: Các can thiệp thủ thuật này cần được thực hiện tại các bác sĩ chuyên khoa và cần được thực hiện tại các bệnh viện.


Chữa bệnh trĩ hiệu quả thế nào
Các can thiệp thủ thuật cần được thực hiện tại các bác sĩ chuyên khoa và cần được thực hiện tại các bệnh viện.

2.2. Các can thiệp phẫu thuật


Cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Miliant Morgan, Feguson hay White heat dành cho các trĩ nội độ III và độ IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng.Việc cắt trực tiếp các búi trĩ sẽ làm mất lớp đệm ống hậu môn nên gây ra cho người bệnh bị són phân. Thêm vào đó là việc can thiệp trực tiếp vào búi trĩ sẽ làm tổn thương các đầu mút thần kinh vùng ống hậu môn sẽ làm cho bệnh nhân đau đớn kéo dài.

Trong 10 - 20 năm trở lại đây, các bác sĩ thực hiện các phẫu thuật không can thiệp trực tiếp vào búi trĩ mà chỉ can thiệp vào phía trên đường lược và không nhằm mục đích cắt bỏ các búi trĩ. Nguyên tắc của các phương pháp này là giảm lượng cấp máu đến búi trĩ và cố định búi trĩ trở lại vị trí giải phẫu bằng dụng cụ hay những đường khâu.

Ưu điểm: Rất ít đau (vì phía trên đường lược có rất ít các cơ quan cảm thụ cảm giác), bệnh nhân có thể ra viện sớm 1-2 ngày sau mổ, và sớm trở lại với sinh hoạt bình thường.

Nhược điểm: Khó giải quyết các trường hợp trĩ hỗn hợp kèm sa niêm mạc trực tràng quá nhiều; giá máy bấm nối chuyên dụng còn cao.


Chữa bệnh trĩ hiệu quả thế nào
Phẫu thuật Longo rất ít đau bệnh nhân có thể ra viện sớm 1-2 ngày sau mổ, và sớm trở lại với sinh hoạt bình thường

3. Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ


Bệnh trĩ cần được khám sớm với bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng.Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh trĩ mà có hướng điều trị thích hợp.Không nên vì tự ti là bệnh ở vùng kín nên ngại ngùng khi đi khám.

3.1. Khi bị bệnh trĩ nên ăn gì?


Bệnh trĩ rất phổ biến, nhưng mỗi chúng ta có thể tự phòng ngừa bằng cách có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học: Uống thêm nước, đại tiện đúng giờ tránh ngồi lâu , không nên lạm dụng rượu bia và đồ cay nóng,... Việc này cũng áp dụng để giảm triệu chứng trĩ, hỗ trợ điều trị bệnh.


3.2. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ


Những thực phẩm được khuyên dùng gồm: Ngũ cốc nguyên cám (lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch,...), trái cây, rau củ,... giúp tăng khối lượng phân, mềm phân.


3.3. Uống nhiều nước


Nên uống 2 lít nước mỗi ngày cùng các chất lỏng khác, trừ rượu bia để hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân.


3.4. Bệnh trĩ ăn trái cây, hoa quả gì phù hợp?


Hàng ngày mọi người nên ăn đủ lượng chất xơ được khuyến cáo là 25gr mỗi ngày với nữ và 40gr mỗi ngày với nam. Bổ sung thêm hoa quả như chuối đu đủ, bưởi,... sẽ giúp cải thiện triệu chứng, giảm chảy máu búi trĩ hiệu quả.


Chữa bệnh trĩ hiệu quả thế nào
Sản phẩm bổ sung chất xơ.

Có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ giúp phân mềm và đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày hơn.


3.5. Cố gắng đi vệ sinh đều đặn & không rặn mạnh khi đi vệ sinh


Việc tạo thói quen khi đi vệ sinh là cần thiết, nên đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc, bởi việc nhịn khiến phân giữ lại lâu trong trực tràng và hậu môn, trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân khiến phân khô cứng, ứ đọng và khó đi hơn.

Việc càng cố gắng rặn mạnh khi đi vệ sinh sẽ tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới, khiến búi trĩ càng dễ chảy máu và phình to. Cần tránh việc đọc báo xem máy tính điện thoại di động khi đi đại tiện

Tập thể dục mỗi ngày là cần thiết để tăng cường sức khỏe, ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, đặc biệt là những người phải thường xuyên đứng hay ngồi lâu


3.6. Hạn chế ngồi quá lâu


Ngồi quá lâu, đặc biệt trên bồn cầu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch ở hậu môn, khiến bệnh trĩ nặng thêm. Nếu do tính chất công việc, hãy cố gắng thường xuyên vận động, vừa hạn chế bệnh trĩ vừa tốt cho xương cột sống.

Triệu chứng của bệnh trĩ không quá khó để nhận biết. Nhưng hầu hết đều bị người bệnh chủ quan bỏ qua hay chủ quan nghĩ có thể tự điều trị ở nhà. Những triệu chứng đặc thù là chảy máu hậu môn ngoài trĩ có thể từ nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cần đề phòng như polyp đại trực tràng, ung thư ống hậu môn, ung thư đại trực tràng,...

Xem thêm: Trị Dứt Điểm Bệnh Trĩ Với Phác Đồ Điều Trị Bệnh Trĩ Và Các Phương Pháp Điều Trị

Khi gặp những vấn đề về bệnh trĩ, bạn có thể liên với bệnh viện Đa khoa Quốc tế bacsitructuyen.edu.vn để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm về lĩnh vực này hỗ trợ.