*

Đau bắp chân là triệu chứng thường gặp trong thể thao hay các hoạt động thể lực khác. Việc có cái nhìn cụ thể về triệu chứng đau bắp chân sẽ giúp cho bạn biết cách phải xử lý như thế nào khi gặp phải triệu chứng này.

Bạn đang xem: Cách chữa đau nhức bắp chân

1. Đau bắp chân là gì

2. Biểu hiện của đau bắp chân

3. Nguyên nhân gây đau bắp chân

4. Biến chứng đau bắp chân

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

6. Chẩn đoán đau bắp chân

7. Điều trị đau bắp chân

8. Phòng chống đau bắp chân

9. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặcngười thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor

GọiBác sĩ

유Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Đau bắp chân là gì

Đau bắp chân thường xuất hiện khi hoạt động chân quá mức, lực tác dụng lên chân bị lệch tâm hay các cơ ở bắp chân bị mỏi.

Nhưng để hiểu rõ hơn về đau bắp chân, trước hết cần xem qua cấu trúc của nó. Bắp chân là phần phía sau của cẳng chân và ở dưới đầu gối. Khối cơ vùng bắp chân được chia thành hai nhóm chính là cơ nhị đầu (cơ sinh đôi) và cơ dép. Ngoài ra, còn có một cơ nhỏ hơn nằm dưới cơ nhị đầu là cơ gan bàn chân. Xương ở bắp chân gồm hai loại là xương chày và xương mác. Bên cạnh đó, tại đây còn có các dây chằng, mạch máu và dây thần kinh. Bất kì thành phần nào kể trên bị tổn thương đều gây đau bắp chân.

2. Biểu hiện của đau bắp chân

Đau bắp chân nghĩ là bất kì cảm giác khó chịu nào ở vùng bắp chân. Cơn đau có thể ngắn hoặc dai dẳng, xuất hiện ở toàn bộ bắp chân hoặc khu trú một chỗ trên bắp chân. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ, đau theo nhịp đập, đau mơ hồ sâu bên trong, đau nhói hoặc đau châm chích. Các cảm giác tương tự đau thường được người bệnh miêu tả là cảm giác như kim chích, cảm giác kiến bò hay cảm giác nóng rát; tất cả các dấu hiệu đó được gọi chung là dị cảm chân. Đau bắp chân có nhiều mức độ, từ cảm giác kích thích nhẹ cho đến hạn chế vận động và không thể chịu được sức nặng của cơ thể.

Tùy thuộc nguyên nhân mà có thể kèm theo các triệu chứng khác. Ví dụ như viêm hay nhiễm trùng mô mềm bắp chân sẽ xuất hiện thêm các dấu hiệu như nóng và đỏ da nơi tổn thương. Hay đau do các cơ bị kéo căng có thể ảnh hưởng đến hồi lưu máu ở chân gây phù. Một số dấu hiệu kèm theo có thể kể đến như:

Cảm giác nóng rát.Co thắt cơ bắp chân.Tê chân.Giảm cử động chân.Bề mặt da sưng lên.Thay đổi màu sắc da, như bầm da.Giảm cân không mong muốn.

Trong một số trường hợp, đau bắp chân có thể được kèm theo các dấu hiệu nặng, đe dọa sự sống, cần được cấp cứu kịp thời. Những triệu chứng đó bao gồm:

Cảm giác lạnh và tím tái ở một chân.Sốt cao (trên 38.5oC).Không thể đi lại, chân không còn chịu được sức nặng của cơ thể.Đau sau khi đi hoặc dùng sức nhẹ mà không giảm sau đó.Bầm da, tím tái da.Nghe thấy âm thanh khác thường ở bắp chân khi chấn thương.Vệt đỏ xung quanh vùng tổn thương.Sưng, nóng, đỏ bắp chân.

3. Nguyên nhân gây đau bắp chân

Hầu hết trường hợp, đau bắp chân bắt nguồn từ sử dụng quá mức, chấn thương, hao mòn theo tuổi hay rách cơ hoặc dây chằng ở bắp chân. Thường các nguyên nhân đó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng; bạn có thể phòng ngừa, giảm sử dụng, giảm nhẹ tổn thương bằng các biện pháp tự chăm sóc bản thân và thay đổi lối sống. Ví dụ như nghỉ ngơi hợp lý khi làm việc quá sức và tránh các môn thể thao dễ tổn thương là phương pháp thiết thực nhất để phòng chấn thương bắp chân.

Tuy nhiên, nhiễm trùng, vấn đề tuần hoàn máu hay một số bệnh khác đều có khả năng dẫn đến đau bắp chân. Một số trường hợp, đau bắp chân còn là dấu hiệu của bệnh đe dọa sức khỏe. Cụ thể, đau phần trên bắp chân, gần đầu gối là triệu chứng của thuyên tắc tĩnh mạch sâu, khi đó, cục máu đông ở chân có thể di chuyển và gây thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Bên cạnh đó, đau bắp chân còn là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên, và gây ra đau liên tục ở chân. Các nguyên nhân của đau bắp chân được chia thành các nhóm lớn sau:

Nguyên nhân đau bắp chân liên quan chấn thương:

- Rách cơ hoặc dây chằng.

- Đụng dập: nguyên nhân do chấn thương, gây đứt vỡ các mạch máu nhỏ ở trong mô cơ, màng cơ, hoặc tại nơi khác. Ngoài ra, khi bị đụng giập, ngoài đau, người bệnh còn thấy sưng bắp chân do hiện tượng viêm, từ đó dẫn đến xuất hiện vết bầm. Đụng giập xương và các mô cơ sâu sẽ đau hơn nhiều so với đụng giập các mô cơ nông và da. Nguy hiểm nhất là kèm đụng giập cơ quan quan trọng trong cơ thể như não, thận, lách, gan, phổi, tim và có thể đe dọa tính mạng. Nguyên nhân thường là chấn thương nghiêm trọng như té từ độ cao nhất định, bị tông xe, chấn thương do xô đẩy, chen chúc hoặc tai nạn giao thông, đặc biệt khi không đội mũ bảo hiểm hay không thắt dây an toàn.

- Chuột rút cơ: thường gặp do sử dụng quá mức vùng bắp chân hay mất nước.

*

Chuột rút - nguyên nhân gây đau bắp chân

- Kéo căng cơ hoặc dây chằng.

- Bong gân

Nguyên nhân đau bắp chân liên quan nhiễm trùng:

Nhiễm trùng da: tác nhân thường là các vi khuẩn. Chúng xâm nhập qua vết xước, vết động vật cắn hoặc các chấn thương bất kì gây mất liên tục da như rạn da, bong da. Chúng dễ dàng dẫn đến viêm và nhiễm trùng. Đôi khi triệu chứng rất nặng nề và cần nhập viện. Tuy nhiên, đa số đáp ứng tốt với kháng sinh. Ngoài ra, triệu chứng sẽ rất khó kiểm soát trên những người có các bệnh mạn tính hoặc suy giảm miễn dịch.

*

Vết thương ở bắp chân bị nhiễm trùng

Nguyên nhân đau bắp chân liên quan hiện tượng thoái hóa, viêm và vấn đề về thần kinh:

- Chèn ép dây thần kinh.

- Bệnh thần kinh ngoại biên: đây là bệnh thường gặp. Hệ thần kinh ngoại biên bắt nguồn từ não thông qua tủy sống. Chúng dẫn các xung điện và thông tin từ cơ thể về tủy sống rồi đưa đến não xử lý. Ngoài ra, nó còn mang thông tin đã được xử lý bởi não và cột sống đến các nơi trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm cảm giác bất thường, đặc biệt xuất hiện ở chân. Ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác tùy thuộc loại tổn thương thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân đa số là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh chuyển hóa, viêm, nhiễm trùng, thiếu hụt vitamin, độc chất,...

- Viêm khớp dạng thấp: đây là tình trạng viêm tiến triển tại các khớp do nguyên nhân tự miễn và gây tổn thương mạch máu cũng như nhiều cơ quan khác. Bệnh thường gặp ở nữ; ở người trẻ, bệnh thường tiến triển nhanh hơn ở người lớn tuổi. Độ trầm trọng phụ thuộc từng người. Thậm chí, bệnh còn có thể gây tàn phế. Tuổi thọ trung bình ở người bệnh giảm đi ba đến bảy năm; còn đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể chết trước dự kiến 10 đến 15 năm. Biến chứng bệnh rất trầm trọng, phá hủy khớp, tàn phế; trường hợp nguy hiểm hơn, có thể đe doạ các cơ quan và mạch máu. Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng bao gồm cứng, đau, sưng khớp. Điều trị sớm có thể giúp giảm nguy cơ tàn phế và các biến chứng nặng nề khác.

- Viêm dây chằng.

- Giãn tĩnh mạch.

*

Các nguyên nhân đau bắp chân khác bao gồm:

- Ung thư: đây là nhóm bệnh nặng, đặc trưng bởi sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn cầu. Biến chứng của ung thư cực kì nặng nề nếu không được chẩn đoán sớm. Triệu chứng và tiên lượng bệnh tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn, cũng như các yếu tố khác gồm tuổi, tiền căn bệnh trước đó, các bệnh đồng phối hợp,... Dấu hiệu bệnh bắt nguồn từ áp lực của khối u lên mô và rối loạn chức năng các cơ quan có liên quan. Nên đi khám để được can thiệp sớm giúp giảm biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Huyết khối tĩnh mạch sâu: cục máu đông ở chân có khả năng thoát ra và đi đến các cơ quan khác, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Bệnh động mạch ngoại biên: nguyên nhân do tăng hình thành các mảng mỡ ở thành động mạch gây hẹp lòng mạch dẫn đến cản trở lưu thông dòng máu.

4. Biến chứng đau bắp chân

Cơn đau nhẹ thường giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc uống các loại thuốc kháng viêm không cần kê toa. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng nếu không đi khám kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Một số biến chứng có thể kể đến như:

Đau mạn tính.Giảm cử động.Mất sức cơ.Thuyên tắc phổi.Tổn thương thần kinh.Nhiễm trùng lan rộng.Đoạn chi.Đột quỵ.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Hãy đến bác sĩ đễ được tư vấn cách điều trị cụ thể nếu bạn không rõ nguyên nhân đau bắp chân và do dự về cách điều trị. Một số dấu hiệu nên đến khám Bác sĩ bao gồm:

Không thể đi lại một cách thoải mái ở chân tổn thương.Tổn thương gây biến dạng chân.Đau bắp chân vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.Đau bắp chân kéo dài vài ngày.Sưng bắp chân hoặc khu vực mắt cá gần đó.Dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, nóng và đỏ vùng da tổn thương.Hoặc bất kì các dấu hiệu bất thường khác.

6. Chẩn đoán đau bắp chân

Để chẩn đoán nguyên nhân, Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi sau:

Vị trí cơn đau.Miêu tả cơn đau: thời điểm bắt đầu, tiến triển cơn đau, đau từng cơn hay dai dẳng...Có sưng phù không?Một số triệu chứng khác.

Hãy cung cấp đầy đủ thông tin để Bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.

7. Điều trị đau bắp chân

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc nguyên nhân đau. Nếu bạn không rõ nguyên nhân và độ nặng của tình trạng đau, hãy đến khám Bác sĩ để được gợi ý các phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là một số cách, tuy không khả thi cho tất cả các trường hợp nhưng có thể hữu ích đối với bạn:

Nghỉ ngơi: đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi, cơn đau sẽ tự thuyên giảm. Trong một số trường hợp nặng, chống nạng có thể sẽ có ích.Chườm đá hoặc sử dụng thuốc dán: thường hữu ích trong điều trị giảm đau.Co duỗi chân: co duỗi cơ và dây chằng đôi khi giúp giảm đau.Vật lý trị liệu: đây là một bước quan trọng trong điều trị. Vật lý trị liệu gồm nhiều phương pháp khác nhau làm tăng sức cơ và khả năng cử động, giúp người bệnh quay trở lại tình trạng trước khi bệnh.Sử dụng kháng viêm: các loại kháng viêm non-steroid (NSAIDs) là một trong các phương pháp thường được áp dụng, đặc biệt đối với các trường hợp đau bắp chân với triệu chứng viêm trầm trọng.

*

8. Phòng chống đau bắp chân

Một số bài tập giúp thư giãn bắp chân, tăng lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa đau bắp chân:

Bài tập 1: Duỗi thẳng bắp chân: đứng đối diện tường, cách tường khoảng 50 mét. Chống tay lên tường, lần lượt đặt sức nặng cơ thể lên mỗi chân đến khi thấy thật sự duỗi thẳng chân. Giữ nguyên tư thế ở mỗi chân khoảng 30 giây. Nên làm khoảng hai đến ba lần mỗi chân, và thực hiện bài tập này khoảng ba lần một ngày.

Bài tập 2: tương tự bài tập 1. Chỉ đưa một chân lên trước, khụy gối, giữ nguyên tư thế đến khi thấy chân thật sự duỗi thẳng. Làm khoảng 30 giây cho mỗi chân. Số lần thực hiện tương tự bài tập 1.

Bài tập 3: đặt vật tròn dưới bắp chân, duỗi thẳng chân, bắt chéo một chân sang chân kia. Sau đó nâng người lên xuống sao cho vật tròn lăn xuống mắt cá và ngược lại. Lặp lại tương tự với chân còn lại. Tuy nhiên, bài tập này hơi khó đối với một số người.

Bài tập 4: cầm vật nặng trên hai tay sao cho cân bằng hai bên, nhón chân và đi qua lại, hãy chắc chắn bạn nhón lên hết cỡ. Ngoài công dụng giúp thư giãn bắp chân, bài tập này còn có ích trên hệ tim mạch.

Nếu tình trạng đau bắp chân diễn ra trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có phương án điều trị bệnh thích hợp. Để được khám và điều trị đau bắp chân, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ.

Xem thêm: 9+ Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Bé, Chữa Ngạt Mũi Cho Trẻ Nhanh Chóng Và Hiệu Quả

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lònggửi thông tin tại đây.