1. Khái niệm và dấu hiệu nhận biết bệnh gai gót chân

Gai gót chân còn có những tên gọi khác là đau cựa gót chân hay viêm cân gan bàn chân. Cân gan bàn chân là một nhóm mô có tác dụng liên kết cấu trúc lòng bàn chân. Đây là bộ phận phải chịu áp lực lớn của toàn bộ cơ thể nhưng lại rất dễ bị tổn thương dẫn tới triệu chứng viêm đau. Khi nhận được tín hiệu viêm này, cơ thể sẽ phản ứng lại thông qua việc hình thành nên các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của khớp. Hay nói cách khác là bệnh gai gót chân.

Bạn đang xem: Cách chữa bệnh gai gót chân

Đặc điểm nhận dạng bệnh gai gót chân:

Bệnh nhân bị đau nhức toàn bộ mặt dưới của gót chân, nhất là ở chỗ cách gót chân 4cm về phía trước;

Đau nhiều nhất khi vừa thức dậy vào buổi sáng, đặc biệt khi bước chân xuống đất hay cất những bước đi đầu tiên sau một khoảng thời gian dài ngồi lâu một chỗ không đi lại;

Sau khi vận động nhanh, mạnh, đột ngột sẽ khiến gót chân bị đau. Cảm giác này càng tăng nặng khi mang vác đồ vật nặng hoặc di chuyển trên bề mặt cứng.

2. Nguyên nhân hình thành gai gót chân và những đối tượng dễ mắc phải

Nguyên nhân chính khiến gai nhọn mọc ở xương gót chân là do hiện tượng căng cơ và dây chằng xảy ra khi chạy nhảy, đi bộ lâu ngày trên địa hình cứng gây viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan bàn chân.

Cơ thể đã tự hình thành một cơ chế phản vệ với tình trạng này đó là tăng sinh các tổ chức canxi vùng xương gót chân tạo ra các gai xương nhọn.

Những yếu tố khác thúc đẩy phát triển bệnh gai gót chân bao gồm:

Thừa cân làm gia tăng áp lực lên phần gót chân;

Gặp phải một số chấn thương như rách, bầm gót chân;

Giày dép chật, hay đi giày cao gót hoặc không sử dụng miếng lót đệm gót chân để hỗ trợ.

*

Đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ bị bệnh gai gót chân

Có thể nói bàn chân chính là nền móng vững chắc giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, đồng thời đây cũng là bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh nên nếu gặp chấn thương bao gồm cả bệnh gai gót chân thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển của người bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể bị thay đổi dáng đi, tổn thương khớp gối, mắt cá chân và thắt lưng.

3. Phương pháp điều trị bệnh gai gót chân

Khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bị bệnh gai gót chân, tốt nhất bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh và áp dụng phương án điều trị hợp lý. bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định những biện pháp sau tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh đang gặp phải:

Sử dụng thuốc: biện pháp này giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng. Một số thuốc được dùng trong trường hợp bị gai gót chân bao gồm: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen hay Acetaminophen,... Khi điều trị bằng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ chuyên gia;

Biện pháp phẫu thuật: phần lớn bệnh gai gót chân không cần phẫu thuật. Chỉ chỉ định phương pháp này khi những biện pháp nội khoa không đạt hiệu quả (thường áp dụng trong vòng 9 - 12 tháng). Tuy nhiên đây là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ gây nên biến chứng như tê vùng vĩnh viễn, đau dây thần kinh, nhiễm trùng, đau tái phát và để lại sẹo. Phẫu thuật xong người bệnh cần được nghỉ ngơi, nâng cao bàn chân, chườm đá để giảm đau và sớm khôi phục lại khả năng vận động.

*

Viêm cân gan chân là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gai gót chân

bệnh gai gót chân về cơ bản là do tích tụ canxi khi gặp chấn thương hay căng thẳng tái phát nhiều lần ở chân. Phần lớn các trường hợp bị gai gót chân chỉ bị tổn thương gân nhẹ, đau ít và có thể khắc phục được bằng thuốc sau ít tuần, nặng hơn thì vài tháng. Tuy nhiên bệnh lại dễ tái phát và khó điều trị được triệt để. Vì vậy, bên cạnh tuân theo các phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, bệnh nhân cần chọn lựa giày phù hợp (đúng kích cỡ, đi êm chân) cho từng hoàn cảnh khác nhau, kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn.

Lưu ý trong khi điều trị bệnh gai gót chân:

Thư giãn và thả lỏng bàn chân: bạn không nên đứng hoặc di chuyển nhiều nhưng cũng đừng nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu bởi vì sẽ khiến cho bạn càng đau đớn hơn khi bạn vận động trở lại;

Như đã đề cập, cần lựa chọn loại giày dép phù hợp: nên đi những đôi dép hoặc giày có tựa gót chân, đệm đỡ gót êm;

Tập luyện và xoa bóp gót chân.

4. Biện pháp ngăn ngừa bệnh gai gót chân

Để phòng tránh mắc phải bệnh gai gót chân, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Khởi động kỹ lưỡng trước khi chơi thể thao bằng cách thực hiện các bài tập giãn cơ;

Không nên mang vác vật nặng quá sức chịu đựng, tránh đứng lâu một chỗ trong thời gian dài;

Có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng giữa vitamin và các khoáng chất cần thiết;

Mang giày có kích cỡ vừa vặn với bàn chân, đế giày không nên quá cứng hoặc quá mềm;

Trọng lượng cơ thể nên được duy trì ở mức ổn định, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để giúp củng cố sự dẻo dai của bàn chân, nhất là vùng gót chân và gan bàn chân.

Xem thêm: Cách Chữa Thiếu Máu Lên Não, 3 Bước Đưa Máu Lên Não Cho Người Bị Thiếu Máu Não

*

Chăm sóc và thư giãn đôi bàn chân là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ bị gai gót chân

Tóm lại, bệnh gai gót chân mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu để lâu không điều trị thì rất khó chữa dứt điểm và có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính. Do đó bệnh nhân nên sớm tìm đến bác sĩ để điều trị khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh.

Bệnh viện Đa khoa bacsitructuyen.edu.vn hiện vẫn đang triển khai các dịch vụ thăm khám chuyên khoa Xương khớp và các vấn đề bệnh lý thuộc chuyên khoa khác. Để được tư vấn về các dịch vụ tại Bệnh viện, bạn hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay!