Chân vòng kiềng là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ và có thể tự khỏi khi trẻ lớn. Bệnh lý này hiếm khi nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của người bệnh nếu như không được điều trị phù hợp. Vậy chân vòng kiềng là gì? Cách chữa chân vòng kiềng ở trẻ em được thực hiện như thế nào?.

Bạn đang xem: Cách chữa chân vòng kiềng cho bé


1. Chân vòng kiềng là gì?

Đối với cấu tạo của một người bình thường, khi đứng thẳng thì hai chân sẽ song song với nhau, đầu gối hướng ra phía ngoài và thẳng hàng với hai chân. Hiện tượng hai đầu gối quay vào trong, cẳng chân cong hướng ra ngoài và hai mắt cá chân có xu hướng chạm vào nhau được gọi là chân vòng kiềng.


*
Chân vòng kiềng ở trẻ em

Chân vòng kiềng là tình trạng tương đối phổ biến. Chúng ảnh hưởng đến hơn 20% trẻ em dưới 3 tuổi. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này thường nhẹ có thể tự điều chỉnh một cách tự nhiên mà không cần điều trị y tế. Bên cạnh đó có khoảng 1% trẻ em từ 7 tuổi vẫn bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.

Ngoài ra trong một số trường hợp ít khi xảy ra, tình trạng chân vòng kiềng có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Hiện tượng chân vòng kiềng thường liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

– Chấn thương hoặc nhiễm trùng đầu gối

– Chấn thương hoặc nhiễm trùng ở chân

– Thiếu vitamin D và canxi nghiêm trọng

– Béo phì

– Viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối

Trong hầu hết các trường hợp, chân vòng kiềng không thể phòng ngừa được. Có nhiều biện pháp khác nhau có thể cải thiện các triệu chứng cũng như hạn chế các rủi ro biến chứng liên quan đến chân vòng kiềng.


2. Nguyên nhân gây chân vòng kiềng ở trẻ em

Chân vòng kiềng có thể là bẩm sinh hoặc phát triển do nhiều yếu tố tác động. Tùy thuộc vào loại bệnh, các nguyên nhân có thể bao gồm:

2.1 Chân vòng kiềng sinh lý

Trong trường hợp bẩm sinh, vị trí xương và khớp của trẻ có thể bị thay đổi bên trong bụng mẹ để thích nghi với không gian phát triển nhỏ. Tình trạng này được gọi là chân vòng kiềng sinh lý. Đây là một phần bình thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của một đứa trẻ.

Khi trẻ đến tuổi tập đi, tình trạng vòng kiềng có thể nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên bệnh có thể cải thiện theo thời gian. Ở trẻ biết đi, biểu hiện chân vòng kiềng có thể trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn.

Ở hầu hết trẻ em, hiện tượng chân cong ra ngoài sẽ được cải thiện khi trẻ được 3-4 tuổi. Ngoài ra, chân có thể trở nên thẳng khi trẻ được 7 – 8 tuổi.


*

2.2 Chân vòng kiềng bệnh lý

Rất hiếm các trường hợp chân vòng kiềng là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên có một số điều kiện và bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt là ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.

Một số nguyên nhân và điều kiện sức khỏe liên quan bao gồm:

Bệnh còi xương

Còi xương là một trong những nguyên nhân bệnh lý phổ biến có thể gây ra chân vòng kiềng. Còi xương xảy ra do chế độ dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ canxi và không tiếp xúc đầy đủ với ánh nắng mặt trời (nguồn cung cấp chính của vitamin D).

Còi xương có thể gây biến dạng ở cả tứ chi, bao gồm dị tật chân vòng kiềng. Đôi khi các dị tật này có thể tự điều chỉnh hoặc sau khi được điều trị y tế. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng.

Bệnh Blount

Bệnh Blount là một dị tật ở chân, thường gây ảnh hưởng từ đầu gối đến mắt cá chân. Đặc trưng của tình trạng này là khiến xương bị ảnh hưởng cong vào trong hoặc cong ra ngoài.

Có hai loại bệnh Blount là bệnh Blount ở trẻ sơ sinh (bệnh lý được chẩn đoán ở trẻ dưới 4 tuổi) và bệnh Blount ở thanh thiếu niên.


Bệnh Blount ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện. Điều này dẫn tới bệnh không được điều trị kịp thời và có thể dẫn đến nhiều biến chứng liên quan.

Bệnh Osteochondrodysplasia

Osteochondrodysplasia là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý xương khớp di truyền hoặc loạn sản xương di truyền. Đặc trưng phổ biến của tình trạng này là gây biến dạng xương liên quan đến các chi và cột sống. Chân vòng kiềng là một trong những dị tật phổ biến của tình trạng này.

Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến dị tật chân vòng kiềng:

– Béo phì

– Chấn thương hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến đầu gối

– Viêm khớp, đặc biệt là ở đầu gối

– Thiếu canxi và vitamin D

Ở người trưởng thành, đôi khi tình trạng chân vòng kiềng có thể phát triển sau các chấn thương đầu gối hoặc các vấn đề về khớp như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

3. Làm cách nào để biết trẻ bị chân vòng kiềng?

3.1 Dấu hiệu đặc trưng của chân vòng kiềng

Đặc trưng phổ biến của tình trạng chân vòng kiềng là hiện tượng hai đầu gối cách xa nhau và mắt cá chân gần như chạm vào nhau. Ngoài ra, đầu gối cách xa nhau có thể khiến người bệnh có dáng đi kỳ lạ.

Thay đổi dáng đi có thể gây ra một số triệu chứng, chẳng hạn như:

– Đau đầu gối

– Dáng đi khập khiễng

– Đau bàn chân, hông và mắt cá chân

– Cứng khớp

– Thiếu khả năng thăng bằng khi đứng

– Căng dây chằng và cơ ở hông, ở mắt cá chân và bàn chân


*
Chân chữ X và Chân chữ O (Chấn vòng kiềng)

3.2 Cách kiểm tra xem trẻ có bị chân vòng kiềng hay không

Hiện nay bên cạnh câu hỏi chân vòng kiềng là gì? Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng không biết liệu con mình có đang bị chân vòng kiềng không?

Bố mẹ hoàn toàn có thể tự tiến hành việc kiểm tra chân của bé bằng cách vô cùng đơn giản như sau:

Bước 1: Đầu tiên các mẹ cần đặt bé nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng hướng về trước sao cho phần hai mắt cá trong chạm khít vào nhau.

Bước 2: Dùng một cây thước hoặc thước dây để đo khoảng cách tại vị trí giữa hai đầu gối của bé.

Bước 3: Xác định chân bé có phải bị vòng kiềng không bằng sách so sánh: Nếu khoảng cách vừa đo 10cm tức là chân bé là chân vòng kiềng.


*
Kiểm tra chân vòng kiềng ở trẻ em

3.3 Chẩn đoán chân vòng kiềng ở trẻ em khi đến bác sĩ

Để chẩn đoán xác định tình trạng chân vòng kiềng, bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về tiền sử bệnh lý gia đình hoặc các tình trạng gây ảnh hưởng đến đầu gối.

Nếu người bệnh bị đau, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xác định vị trí đau chính xác và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra một số vấn đề như:

– Căn chỉnh đầu gối khi đứng

– Dáng đi của người bệnh

– Sự chênh lệch chiều dài của hai chân

– Độ mòn của đế giày và miếng lót giày

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X – quang hoặc chụp MRI để quan sát cấu trúc xương của người bệnh.


*
Chân vòng kiềng ở trẻ em trên phim X quang

4. Bị chân vòng kiềng ở trẻ em có cần can thiệp gì không?

Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Khi bị chân vòng kiềng (tức chân vòng kiềng sinh lý) sẽ tự khỏi trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ xương của bé mà không cần can thiệp bên ngoài. Ở giai đoạn này, các phương pháp can thiệp như nắn bóp thường không mang lại tác dụng nhiều. Thậm chí nếu làm sai có thể gây nhiều biến chứng như long khớp, viêm cơ, xô lệch cấu trúc xương.

Với trẻ trên 5 tuổi

Nếu đến giai đoạn trên 5 tuổi chân bé vẫn bị vòng kiềng. Lúc này các mẹ cần có những biện pháp can thiệp thích hợp bằng vật lý trị liệu, nẹp chân, phẫu thuật…vv. Điều này tùy theo từng mức độ khác nhau dưới sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để khắc phục chân vòng kiềng cho bé.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Dù chân vòng kiềng có thể cải thiện theo thời gian nhưng bạn cũng nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp:

– Khi bé tỏ ra khó chịu về cơn đau với cường độ từ vừa phải đến nặng

– Bé bắt đầu đi khập khiễng

– Chỉ có một chân bị vòng kiềng

– Chân con trở nên cong hơn trong một thời gian ngắn

– Chân vòng kiềng bắt đầu phát triển sau 5 – 7 tuổi.

5. Cách chữa chân vòng kiềng ở trẻ em

Chữa chân vòng kiềng thường chỉ được chỉ định ở trẻ trên 5 tuổi. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Một số biện pháp bao gồm:

5.1 Giảm cân

Trọng lượng cơ thể quá mức có thể góp phần gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Điều này tăng áp lực lên đầu gối, gây căng thẳng cho chân và khiến các triệu chứng ở đầu gối trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh giảm cân. Cách thực hiện bằng kết hợp chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên.

5.2 Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là thực hiện các bài tập kéo dài đơn giản có thể tăng cường cơ bắp ở chân, chỉnh hình và phục hồi chức năng ở đầu gối.

Bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu có thể đề nghị các biện pháp chữa trị dựa trên dáng đi của người bệnh để cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Thói quen tập thể dục thường xuyên cũng có thể hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt ở đầu gối.

Một số bài tập có thể áp dụng cho bé:

Bài tập chữa chân vòng kiềng số 1:

Bước 1: Các mẹ cần bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng, 2 chân duỗi thẳng và đặt song song gần nhau.

Bước 2: Tiếp theo các mẹ dùng tay cùng lúc nâng 2 chân của bé lên cao khoảng 30-40 cm. Lưu ý trong lúc nâng chân bé lên không được tách rời 2 chân bé ra.

Bước 3: Thực hiện thao tác này từ 15-20 lần cho mỗi lần tập.

Bài tập chữa chân vòng kiềng số 2:

Bước 1: Tư thế chuẩn bị giống như bài tập 1 nhưng khác ở chỗ đặt bé nằm sấp khoảng 30s sau đó đặt bé nằm ngửa.

Bước 2: Đặt một số đồ chơi ở xung quanh vị trí bé nằm ngửa. Như vậy nhằm giúp bé có thể vương chân ra chạm vào các đồ chơi. Để bài tập đạt hiệu quả cao, có thể thu hút sự tập trung của bé bằng một số loại đồ chơi nhiều màu sắc hoặc phát ra âm thanh khi chạm vào để bé “hợp tác” hơn.

Bước 3: Để bé hoạt động khoảng 15-20 phút thì ngừng lại.

Bài tập chữa chân vòng kiềng số 3:

Bước 1: Tư thế chuẩn bị giống như bài tập 2, đặt bé nằm sấp.

Bước 2: Các mẹ dùng tay gập chân bé lại một cách nhẹ nhàng và từ từ để gót chân của bé chạm vào mông thì kéo chân ra nhẹ nhàng.

Bước 3: Lặp lại động tác này từ 15 – 20 lần trong mỗi lần tập để đảm bảo hiệu quả.

Bạn phải hết sức cẩn thận và đừng gây áp lực cho bé. Những hoạt động vui nhộn này có thể giúp tăng cường sự khỏe mạnh cho các cơ ở chân.

5.3 Sử dụng dụng cụ chỉnh hình

Nếu người bệnh có sự chênh lệch chiều dài ở chân; các dụng cụ chỉnh hình, chẳng hạn như lót giày có thể điều chỉnh chiều dài chân và điều chỉnh dáng đi. Ngoài ra, sử dụng lót giày khi đi cũng có thể cải thiện cơn đau khi di chuyển.

Đối với trẻ em dưới 8 tuổi, bác sĩ có thể đề nghị nẹp chỉnh hình để hỗ trợ sự phát triển cân bằng của xương.

5.4 Phẫu thuật chữa chân vòng kiềng trẻ em

Phẫu thuật chữa trị chân vòng kiềng thường hiếm khi cần thiết. Mắc dù vậy phẫu thuật vẫn có thể được đề nghị cho các trường hợp nghiêm trọng. Ngoài ra phẫu thuật cũng thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng chân vòng kiềng dai dẳng ở người lớn.

Có hai loại phẫu thuật chính, bao gồm:

– Chèn tấm kim loại nhỏ vào bên trong đầu gối để điều chỉnh sự phát triển của đầu gối trong 12 tháng. Các tấm kim loại này có thể được loại bỏ khi quá trình chữa trị kết thúc.

– Phẫu thuật cắt xương để sắp xếp các khớp lại đúng vị trí. Bác sĩ sẽ sử dụng đinh, vít và các tấm kim loại để cố định xương mới.


*
Phẫu thuật điều trị chân vòng kiềng ở trẻ em

Người bệnh có thể bắt đầu đi lại sau một vài ngày phẫu thuật. Tuy nhiên có thể cần vài tuần để bắt đầu chơi thể dục. Sau khoảng vài tháng, có thể trở lại các hoạt động thông thường.

5.5 Chữa trị các bệnh và tình trạng kèm theo

Bệnh còi xương

Một số dị tật do bệnh còi xương, bao gồm chân vòng kiềng có thể tự cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống hoặc sau khi điều trị y tế. Tuy nhiên một số dị tật có thể không chữa trị được và cần được phẫu thuật. Đặc biệt là khi các triệu chứng nghiêm trọng.

Bệnh Blount

Các biện pháp chữa trị bệnh Blount thường là nẹp cố định. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Ở trẻ em, phẫu thuật thường được thực hiện để chèn một miếng kim loại vào khớp để điều chỉnh hình dạng xương. Ở thanh thiếu niên, phẫu thuật thường nhằm mục đích loại bỏ một mảnh xương chày để điều chỉnh xương.

Nếu không được điều trị sớm bệnh Blount có thể nên nghiêm trọng một cách nhanh chóng.

Bệnh Osteochondrodysplasia

Tình trạng này thường được điều trị bằng cách phẫu thuật chèn miếng kim loại vào đầu gối để điều chỉnh các biến dạng. Tuy nhiên bệnh Osteochondrodysplasia có tỷ lệ tái phát cao. Người bệnh có thể cần phẫu thuật nhiều lần để duy trì sự liên kết của xương.

6. Tiên lượng cho trẻ bị chân vòng kiềng

Trong hầu hết các trường hợp, chân vòng kiềng có thể tự cải thiện khi trẻ được 7 – 8 tuổi. Đối với trẻ lớn hơn và người lớn bị chân vòng kiềng, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu và các bài tập để điều chỉnh đầu gối. Các bài tập cũng có thể tăng cường các cơ xung quanh và tránh căng thẳng gây ảnh hưởng đến các khớp khác.

Xem thêm: Điều Trị Mụn Thịt Quanh Mắt An Toàn, Hiệu Quả Nhanh, Cách Trị Mụn Thịt Xung Quanh Mắt

Nếu các phương pháp chữa trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.