Đau mắt hàn là hiện tượng phổ biến và thường xuyên gặp phải của những người thợ làm trong nghề cơ khí cũng như những người xem hàn thường xuyên mắc phải. Bệnh đau mắt hàn gây ra khó chịu, đau rát mắt, chảy nước mắt và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến viêm giác mạc, giảm thị lực và có thể dẫn đến mùa lòa nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số cách chữa đau mắt hàn hiệu quả nhất.

Bạn đang xem: Cách chữa đau mắt hàn nhanh khỏi nhất

Đau mắt hàn là gì? Đau mắt hàn bao lâu thì khỏi?

Đau mắt hàn là hiện tượng đau mắt xuất hiện sau khi tiếp xúc trực tiếp với các tia lửa hàn và khói hàn phát ra trong quá trình gò hàn kim loại. Hầu hết hiện tượng này xảy ra không chỉ đối với người mới vào nghề mà đến cả người đã làm nghề lâu năm cũng không thể tránh khỏi.

Đau mắt hàn sẽ làm cho mắt bị sưng đỏ, gây khó chịu và cần được điều trị kịp thời nếu không muốn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thị lực.

*

Đau mắt hàn

Thông thường nếu bị đau mắt hàn ở mức độ nhẹ thì mất khoảng 1-2 ngày sẽ khỏi còn tùy theo cơ địa của mỗi người. Có rất nhiều trường hợp bị nặng hơn do tiếp xúc lâu hoặc không sử dụng đồ bảo hộ dẫn đến tổn thương nặng nề và kéo dài nhiều ngày.

Nguyên nhân dẫn đên đau mắt hàn

Đôi mắt là nơi rất nhạy cảm chỉ cần chịu một tác động nhỏ cũng có thể gây tổn thương đến mắt huống chi là tiếp xúc làm việc trực tiếp với công việc nhiều độc hại như hàn điện.

– Nguyên nhân chính dẫn đến đau mắt hàn đó là:

Do không không mang đồ bảo hộ khi hàn: Trong quá trình hàn sẽ sinh ra bụi kim loại, mạn sắt, khói hàn, và nếu đôi mất không được che chắn cẩn thận sẽ tiếp xúc trực tiếp với những bụi, khói độc hại này dẫn đến tổn thương giác mạc, đau mắt, sưng đỏ mắt, chảy nước mắt và giảm thị lực.Do tia hồ quang điệncó chứa bức xạ nhìn thấy và tia cực tím(bức xạ không nhìn thấy), tia tử ngoại hay tia UV. Bức xạ nhìn thấy có cường độ mạnh sẽ gây bỏng mắt và da bằng nhiệt độ của nó trong quá trình hàn sinh ra. Bức xạ không nhìn thấy, tia UV có thể đi xuyên qua giác mạc vào thủy tinh thể và võng mạc bên trong dẫn đến các tế bào bao bọc mắt bị tổn thương làm thoái hóa võng mạc, giảm thị lực thậm chí gây mù lòa.

*

Nguyên nhân đau mắt hàn

Các dấu hiệu của triệu chứng đau mắt hàn:

Mí mắt bị sưng đỏBị chảy nước mắt liên tụcMở mắt rất khó khănCó dấu hiệu mờ mắtTổn thương giác mạc, đau rát

Nếu như sau khi hàn, thợ hàn thấy các dấu hiệu đỏ, sưng, rát như trên thì nên dừng lại theo dõi chú ý để có những cách trị đau mắt hàn phù hợp.

Mẹo chữa đau mắt hàn hiệu quả nhanh nhất

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng do đau mắt hàn gây ra thì cần có những cách chữa trị kịp thời và dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những cách chữa trị đau mắt hàn nhanh nhất tại nhà.

1. Chườm mắt bằng đá lạnh

Khi bị bỏng mắt khi hàn người thợ sẽ cảm thấy rất rát và khó chịu, lúc này theo cảm tính rất nhiều người sẽ lấy tay rụi mắt, việc này sẽ làm cho mắt trở nên tổn thương hơn.

*

Cách chữa đau mắt hàn bằng đá lạnh

Thay vào đó hãy lấy vài viên đá cho vào một túi vải hoặc khăn sạch chườm nhẹ lên vùng xung quanh mắt sau vài phút sẽ làm dịu cơn đau rát mắt. Tuyệt đối không được chườm đá lạnh trược tiếp vào mắt vì có thể gây bỏng lạnh làm cho mắt bị nặng hơn.

2. Dùng thuốc nhỏ mắt

Cách chữa đau mắt hàn tại nhà nhanh chóng là dùng thuốc nhỏ mắt, bạn nên hỏi ý của bác sĩ để lựa chọn những loại thuốc nhỏ mắt tốt nhất. Nên lựa chọn những loại thuốc nhỏ mắt chứa dung dịch đệm, chất nhầy và chất hoạt tính sẽ làm dịu mắt ngay lập tức.

*

Cách trị đau mắt hàn bằng thuốc nhỏ mắt

Lưu ý không tự mua thuốc nhỏ mắt mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì trong thuốc nhỏ mắt có chất kháng sinh, nếu sử dụng không đúng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho mắt.

3. Đắp nha đam lên mắt

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội trong đó gel nha đam thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da. Đây cũng là một bài thuốc dân gian giúp chữa đau mắt hàn hiệu quả và rất đơn giản.

*

Chữa đau mắt hàn nhanh nhất bằng nha đam

Chỉ cần cắt bỏ vỏ lấy phần thịt trong suốt bên trong rồi đắp lên vùng mắt bị thổng thương từ 10 – 15 phút sẽ làm mắt dịu mát hơn rất nhiều. Hay bạn cũng có thể xay phần ruột nha đam thành nước rồi lấy khăn thấm nước đắp lên mắt khi đang nhắm.

Lưu ý: Vỏ nha đam có rất nhiều chất độc có thể gây ngứa hoặc gây kích ứng ra làm cho mắt trở nên đau hơn nên khi loại bỏ vỏ nha đam xong cần rửa thật sạch để nhựa phần vỏ không dính vào ruột nữa.

4. Dùng rau diếp cá

Rau diếp cá bạn nhặt lấy phần lá rửa sạch, chần qua nước sôi để ráo rồi giã nát sau đó bạn dùng khăn sạch hoặc gạc bọc lấy phần lá vừa xử lý rồi đắp lên mắt, đắp 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp làm giảm đau mắt khi hàn do tia lử điện hạn gây ra.

*

Cách chữa đau mắt hàn bằng rau diếp cá

Cần lưu ý rau diếp ca thường có vi khuẩn, bụi bẩn, nên cần rửa thật sạch sẽ rồi đem chần qua nước sôi loại bỏ chất độc hại gây nhiễm trùng mắt.

Các biện pháp bảo vệ mắt khỏi bị đau mắt khi hàn

Do mắt là bộ phận nhậy cảm, dễ bị tổn thương nên các tổn thương ở mắt rất khó điều trị do đó chúng ta cần phải có những phương án bảo vệ đôi mắt an toàn tránh làm tổn thương cho mắt nhất có thể.

Xem thêm: Điều Trị Viêm Đại Tràng Co Thắt, Viêm Đại Tràng Co Thắt: Nguyên Nhân

*

Đồ bảo hộ khi hàn

Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi hàn như mặt nạ, kính hàn, quần áo bảo hộ…Sử dụng tấm ngăn để ngăn khu vực hàn với khu vực khác xung quanh.Khi bị đau mắt không được cho tay dụi vào cùng bị tổn thương, điều này khiến bụi bẩn vào mắt nhiều hơn và có thể lây sang mắt còn lại.Khi vệ sinh mắt cần rửa tay bằng xà phòng sạc sẽ để hạn chế bụi bẩn tiếp xúc vào mắt làm tổn thương mắt nặng hơn.Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt hàng ngày kết hợp với thuốc đặc trị do bác sĩ tư vấn

Trên đây là những chia sẻ về các cách chữa đau mắt hàn nhanh nhất và hiệu quả nhất từ Vietchem, khi áp dụng những biện pháp trên mà không khuyên giảm bạn cần đến các cơ sở y tế chất lượng để thăm khám để chữa trị kịp thời, đúng cách. Vietchem chuyên cung cấp các loại hóa chất bảo trì, chất kiểm tra bề mặt để phát hiện những khuyết điểm nhỏ nhất của kết cấu hàn.Mọi thắc mắc xin liên hệ qua hotline 19002820 hoặc website bacsitructuyen.edu.vn để được tư vấn và nhận giá tốt.