Trật khuỷu tay là tình trạng khớp khuỷu tay bị kéo lệch và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Nó làm hạn chế khả năng duỗi gấp tay của bệnh nhân, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày. Vậy khi bị chấn thương bệnh nhân có những triệu chứng gì? Phương pháp điều trị nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương

Trật khuỷu tay chiếm tỷ lệ lớn trong số các chấn thương về khớp. Đây là loại chấn thương xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em từ 5-14 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao theo cơ chế ngã chống tay, khuỷu duỗi tối đa, cẳng tay ngửa ra làm cho xương khuỷu tay trật khỏi khớp khuỷu. Đối với trẻ em trên 5 tuổi, các dây chằng bao quanh khuỷu còn lỏng lẻo, dễ dẫn đến tình trạng chấn thương khi có áp lực đè lên cánh tay đang duỗi ra.

Bạn đang xem: Cách chữa trật khớp khuỷu tay

*

Trật khuỷu tay dễ gặp ở trẻ em do bị kéo mạnh đột ngột

Phân loại chấn thương

Căn cứ vào tình trạng của chấn thương mà trật khuỷu tay có thể được chia thành 2 dạng sau:

- Trật ra sau: Chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Đây là tình trạng đầu trên 2 xương cẳng tay trượt ra khỏi khớp khuỷu bị kéo lên trên ở mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Khi 2 xương bị nghiêng sang một bên thay vì bị kéo thẳng lên trên sẽ tạo nên dạng trật ra sau.

- Trật ra trước: So với kiểu trật khớp ra sau, thì trật ra trước ít xảy ra hơn. Dạng này thường đi kèm chấn thương gãy mỏm khuỷu, lúc này các dây chằng bị đứt (trừ dây chằng vòng), các cơ bám ở mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.

Nhận biết các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân trật khuỷu tay

- Đau nhức ở vùng khuỷu tay.

- Cẳng tay không duỗi, gấp được hoặc có thể gấp chừng 45-50 độ, nhưng cẳng tay trông như ngắn lại, trái lại cánh tay trông như dài ra.

- Dùng tay sờ nhẹ sẽ thấy bờ xương tròn của đầu xương dưới cánh tay, mỏm khuỷu nhô ra sau và lên trên.

- Khớp khuỷu dấu hiệu cử động đàn hồi.

- Có thể xuất hiện dấu hiệu sưng nề xung quanh vùng chấn thương.

*

Bệnh nhân cảm thấy đau nhói tại chỗ khớp khuỷu bị trật

Phương pháp chữa trị hiệu quả khi trật khuỷu tay

Khi bị trật khớp, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định mức độ thương tổn. Tùy thuộc vào mức độ trật mà các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

- Điều trị nắn lại khớp: Trường hợp trật khuỷu tay mới (3 tuần) hoặc trật khớp mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân bó bột và kéo nắn khớp. Thời gian bó bột khoảng 10 ngày, sau đó bệnh nhân có thể tập các bài vận động duỗi gấp khuỷu. Những bệnh nhân đã được nắn khớp nhưng chỗ nắn kém vững do rách phần mềm thì thời gian bất động phải kéo dài từ 3 – 4 tuần rồi mới bắt đầu tập vận động.

- Điều trị phẫu thuật: Áp dụng với những trường hợp trật khớp khuỷu nhưng không nắn được do bị kẹt khớp hoặc do bị gãy xương nội khớp gây chèn dây thần kinh; trật khuỷu tay cũ trên 3 tuần. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để đưa khớp trở về vị trí ban đầu.

Xem thêm: Những Cách Chữa Nấc Cụt Nhanh Nhất, Bị Nấc Cụt Liên Tục, Làm Sao Cho Hết

- Kết hợp sử dụng thuốc điều trị: Khi bị trật khớp khuỷu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội từ cơn ngay tại vùng chấn thương. Do đó, trước khi tiến hành nắn khớp, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và thuốc giúp cơ bắp thư giãn để làm giảm nhanh tình trạng đau nhức cho bệnh nhân.

*

Trật khuỷu tay cần phải được tiến hành điều trị sớm