Thời tiết nắng nóng là thời điểm trẻ rất dễ bị rôm sảy. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, gây khó chịu, ngứa ngáy cho bé. Các mẹ hãy cùng bacsitructuyen.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách trị rôm sảy ở trẻ em sao cho an toàn, hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh

1. Rôm sảy ở trẻ em do những nguyên nhân nào?

Ở trẻ em, Rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở những vị trí như cổ, vai, ngực, da đầu, lưng hoặc ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là nổi các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ và có cảm giác gai, ngứa cho trẻ. Bệnh có thể tự khỏi, không gây tác hại gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do quá ngứa, trẻ gãi nhiều khiến da bị xây xát, nếu không vệ sinh cẩn thận có thể gây nhiễm khuẩn, tụ mủ.

*

Rôm sảy tuy không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thường xuyên quấy khóc

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến rôm sảy là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Một vài yếu tố gây bệnh bao gồm:

- Ống tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi khó thoát ra ngoài. Ngoài ra, nhiều khi do trẻ mặc quần áo quá dày, nóng hoặc bị sốt.

- Bé hoạt động với cường độ cao (chạy, nhảy, làm việc nặng,…) hoặc mặc tã lót bằng một số loại vải pha nilon gây bí cũng có thể khiến các ống mồ hôi bị tắc nghẽn, dẫn đến rôm sảy.

2. Phương pháp điều trị rôm sảy ở trẻ an toàn, hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng

Mẹ hoàn toàn có thể điều trị rôm sảy cho trẻ bằng cách lưu ý và áp dụng 3 phương pháp sau:

- Thoáng mát là tiêu chí hàng đầu trị rôm sảy ở trẻ, giúp hạn chế tiết mồ hôi hiệu quả:

Mẹ nên lưu ý rằng, thời tiết nắng nóng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị rôm sảy nên khi phát hiện con có dấu hiệu mọc rôm sảy ở cổ, lưng, tay,… mẹ cần cho bé ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế cho con đến nơi đông đúc, ngột ngạt, bí gió. Đồng thời, không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, gây hại cho da. Nếu cần ra ngoài thì che chắn cẩn thận cho bé.

Cha mẹ cần tắm cho bé thường xuyên, giữ da thông thoáng để không bị bít tắc lỗ chân lông, mao mạch,... Ngoài ra, khi thay quần áo cho con, mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, tã lót mỏng, thấm hút mồ hôi.

*

Để điều trị rôm sảy thì việc đầu tiên mẹ nên làm là cho trẻ ở nơi thoáng mát, mặc đồ dễ chịu

- Trị rôm sảy an toàn bằng các mẹo dân gian:

+ Lá khế:

Dùng một nắm lá khế, tuốt bỏ phần gân cứng, ngâm rửa thật sạch, sau đó mẹ đem xay hoặc giã nát cùng một chút muối. Mẹ hãy chắt lấy nước rồi hòa vào chậu nước ấm rồi tắm cho bé. Kiên trì thực hiện mẹo dân gian này từ 3 - 4 ngày, vùng da chi chít rôm của bé sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

+ Lá dâu tằm:

Bên cạnh lá khế, lá dâu tằm cũng có công dụng trong trị rôm sảy ở trẻ ít ai biết đến. Cách thực hiện khá đơn giản: lấy một nắm lá dâu tằm đem rửa sạch. Sau đó cho nước vào nồi, đun sôi, chờ nước nguội thì bỏ lá ra và sử dụng nước này tắm cho trẻ. Lưu ý, mẹ không nên pha thêm nước lạnh để có hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, sau khi tắm với nước lá dâu tằm, các mẹ có thể lấy hạt đậu xanh vẫn còn nguyên vỏ, nghiền cho mịn rồi rắc lên vùng da đang bị rôm sảy của con. Thực hiện đều trong vòng vài ngày sẽ thấy hiệu quả, những nốt rôm cũ sẽ dịu đi nhanh chóng.

+ Gừng tươi:

Mẹ chuẩn bị vài củ gừng tươi, rửa thật sạch rồi giã nát. Đun gừng với nước sôi, chờ nước nguội thì tắm cho bé. Cách này mẹ nên áp dụng vào buổi sáng, kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Mướp đắng:

Mẹ có biết, mướp đắng không chỉ là món ăn vừa lành vừa bổ mà còn giúp đánh bay rôm sảy nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại. Mỗi lần tắm, mẹ chỉ cần mua hai quả mướp đắng, rửa sạch rồi xay nát, lọc lấy nước để tắm cho con.

*

Mướp đắng là bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho bé cực kỳ hiệu nghiệm

+ Chanh tươi:

Nhờ chứa lượng axit dồi dào, chanh có tác dụng chữa rôm sảy cho trẻ cực kì hiệu quả. Mẹ hãy vắt lấy nước cốt, pha loãng với nước rồi cho bé tắm.

+ Cây sài đất:

Sài đất là loại cây rất thân thuộc ở các vùng nông thôn. Các mẹ ở thành phố có thể tìm mua sài đất ở chợ. Dùng sài đất tươi nấu với nước để tắm cho bé hằng ngày. Sau một khoảng thời gian ngắn, da bé sẽ dịu mát trở lại, tình trạng rôm sảy thuyên giảm đáng kể đấy!

- Bôi kem trị rôm:

Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở những dạng nặng hơn, nốt rôm mọc thành mảng lớn, dày đặc, tấy đỏ, mẹ nên bôi kem trị rôm cho trẻ giúp con đỡ ngứa ngáy, khó chịu, ngăn ngừa biến chứng về sau. Một số loại thuốc bôi trị rôm sảy cho bé phổ biến là dung dịch Calamine làm dịu ngứa; Anhydrous lanolin giúp ngăn ngừa tình trạng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các nốt rôm mới,...

Tuy nhiên, mẹ cần cẩn trọng trong việc sử dụng kem bôi trị rôm cho con vì làn da bé còn non nớt, khá nhạy cảm. Khi bôi chỉ sử dụng một lượng vừa đủ, tốt nhất nên có sự tư vấn từ bác sỹ chuyên môn.

Xem thêm: Thực Hư Cách Chữa Đau Lưng Bằng Cây Xương Rồng, 4 Cách Chữa Đau Lưng Bằng Cây Xương Rồng

*

Khi mua kem trị rôm sảy cho bé, mẹ nên chọn sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Bên cạnh những cách điều trị rôm sảy như đã chia sẻ, mẹ cũng cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé: cho con uống đủ nước, bổ sung nước thanh nhiệt từ cam, bột sắn dây, rau má,… và hạn chế đồ ăn có đường. Một lưu ý nữa là, nếu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp trên nhưng tình trạng bệnh của con không thuyên giảm, có dấu hiệu bội nhiễm như rôm sảy có mủ chảy ra, da sưng, sốt, nóng đỏ,… thì nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.